Na Uy: Cơ quan Tình báo lập kế hoạch theo dõi hoạt động của Nga ở Bắc Cực

17:45 07/07/2014

Ngày 2/3/2014, một chiếc tàu bí ẩn có kích thước cỡ chiếc phà chở khách loại lớn rời khỏi cầu tàu Romania, lướt ngang qua eo biển hẹp Bosporus ngăn cách châu Âu và châu Á để thực hiện hải trình hướng đến khu vực Bắc Âu Scandinavia. Khoảng 1 tháng sau, lãnh đạo cơ quan tình báo Na Uy (NIS) Kjell Grandhagen tiết lộ danh tính của chiếc tàu trong một cuộc phỏng vấn của báo chí.

Thật ra, nó là con tàu gián điệp trị giá 250 triệu USD mang tên Marjata, được trang bị các thiết bị cảm biến và công nghệ hiện đại phục vụ nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Nga tại Bắc Cực bắt đầu vào năm 2016.

Trung tướng Giám đốc NIS Kjell Grandhagen, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn của báo chí tại trụ sở cơ quan tình báo Na Uy: "Trong tương lai gần, các nhà lãnh đạo của chúng tôi có nhu cầu nắm bắt mọi thông tin về những gì sẽ diễn ra ở Bắc Cực".

Ông Grandhagen cho biết, mối quan tâm đặc biệt của NIS là tham vọng phát triển dầu khí của Nga ở vùng Bắc Cực cùng với kế hoạch triển khai quân đội bảo vệ lợi ích ở đây. Ngay trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine làm đóng băng mối quan hệ hợp tác giữa Nga và phương Tây về vùng Bắc Cực - những cuộc tập trận bị ngưng lại và Canada không tham dự cuộc họp về việc ­ thành lập một lực lượng đặc nhiệm môi trường Bắc Cực ở Moskva tổ chức vào tháng 4 vừa qua - các quốc gia phương Tây trong khu vực đã lên tiếng buộc tội Nga và Trung Quốc tiến hành những cuộc tấn công mạng và các điệp vụ khác nhằm vào họ.

Trong Chiến tranh lạnh, Bắc Cực - được bao quanh bởi các quốc gia vùng Scandinavia, Mỹ, Canada và Nga -  được coi là "điểm nóng" khi các tàu ngầm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga thường xuyên theo dõi lẫn nhau. Sau khi Liên Xô tan rã, Bắc Cực trở lại là trung tâm chiến lược cực kỳ quan trọng. Vào mùa hè năm 2012, nhiệt độ biển băng xuống thấp kỷ lục và các nhà khoa học dự đoán nó sẽ tan chảy hoàn toàn trong thế kỷ này.

Hiện tượng tan chảy băng cũng mở ra một ranh giới năng lượng mới - Bắc Cực được tin chứa 13% trữ lượng dầu chưa được thăm dò, khai thác trên thế giới và 30% lượng khí đốt. Các chuyên gia an ninh lo ngại xung đột sẽ xảy ra khi băng tan chảy tại khu vực mà chủ quyền chưa thật sự rõ ràng thuộc về quốc gia nào.

Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Nga đã có những tuyên bố chồng lấn về chủ quyền vùng Bắc Cực. Và, trong báo cáo mới đây về biến đổi khí hậu, một nhóm tướng Mỹ về hưu nhận định, Mỹ đang chậm chạp trong nỗ lực khai thác Bắc Cực.

Trong báo cáo, Đô đốc Hải quân Mỹ cảnh báo "tình huống địa chính trị đang phức tạp hơn bao giờ hết" và an ninh quốc gia sẽ bị đe dọa trước những nguy cơ xung đột không dự đoán được.

Thậm chí giữa lúc đang tập trung mạnh vào cuộc khủng hoảng tồi tệ ở Ukraine, tổng thống Vladimir Putin cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì sự có mặt thường xuyên của Nga ở Bắc Cực.  Nga cũng có kế hoạch triển khai quân đội ở Bắc Cực để bảo vệ lợi ích chính trị - kinh tế của nước này. Năm 2007, Nga đã cho hồi phục lại những chuyến bay ném bom chiến lược tầm xa trên vùng Bắc Cực và cắm cờ Nga ở dưới đáy biển.

Mới đây Nga đã tuyên bố kiểm soát đường Biển Bắc (đường giao thông hàng hải bao quanh biên giới Nga trong vùng Bắc Cực) với sự triển khai hải quân và cho mở lại căn cứ quân sự trên quần đảo New Siberia.

Còn tại Na Uy, các quan chức an ninh cho biết các kế hoạch khai thác Bắc Cực của nước này - bao gồm công nghệ khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi giữa điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất cực kỳ hiện đại - đang thu hút sự chú ý từ các gián điệp nước ngoài. Lãnh đạo phản gián Na Uy Eirik Haugland nhấn mạnh gián điệp nước ngoài đang cố gắng để xác định những điểm then chốt trong cơ sở hạ tầng của Na Uy ở Bắc Cực.

Theo Haugland, cách đây vài năm một gián điệp nước ngoài đã tìm đến Na Uy để lập bản đồ địa điểm đường cáp liên lạc ngầm với Svalbard - quần đảo chiến lược nằm giữa lục địa Na Uy và Bắc Cực.

Trụ sở Cơ quan Tình báo Na Uy ở Oslo.

Haugland giải thích: "Nếu đường cáp này bị phá hoại, người dân ở Svalbard sẽ hoàn toàn mù tịt thông tin. Và chúng ta trên đất liền cũng hoàn toàn mù tịt về những gì đang diễn ra trên quần đảo Svalbard".

Theo tiết lộ của Edward Snowden, một tài liệu đề ngày 17/4/2013 của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) và được đăng tải trên tờ Dagbladet của Na Uy tháng 12 cùng năm nêu rõ, NIS đã giúp đỡ NSA gián điệp "các mục tiêu Nga trên bán đảo Kola" thuộc nước này - nơi hiện diện Hạm đội Phương Bắc của Nga - cũng như cung cấp các báo cáo về chính sách năng lượng của Nga. NSA muốn trao đổi thông tin tình báo sâu hơn với đồng minh NATO về "các vấn đề chính trị, năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga".

Ông Kjell Grandhagen từ chối bình luận nhưng cho biết, Na Uy luôn có sự hợp tác tình báo chặt chẽ với Mỹ. Grandhagen cũng cho biết, Nga đang nỗ lực hiện đại hóa các khả năng thu thập thông tin tình báo, bao gồm cả trong lĩnh vực không gian mạng. Tuy nhiên, ông từ chối bình luận về thông tin của giới truyền thông Nga cho rằng trong năm nay Moskva sẽ mở lại căn cứ quân sự có từ thời Chiến tranh lạnh ở Alakurtti, gần ranh giới đất liền với Phần Lan, cùng với đội ngũ chuyên gia tình báo để giám sát mọi hoạt động của NATO ở Bắc Cực.

Grandhagen tuyên bố: "Những gì mà tôi có thể nói là chúng tôi đang cảnh báo Nga có những nỗ lực gián điệp đáng kể hoạt động của Na Uy ở Bắc Cực".

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga và Cơ quan Tình báo hải ngoại SVR từ chối bình luận vấn đề với Hãng tin AP

Trang Thuần (tổng hợp)

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文