Nam Phi từng bí mật phát triển vũ khí hạt nhân

17:15 31/07/2007

Ngày 30/7/1977, một vệ tinh do thám của Liên Xô khi bay ngoài quỹ đạo trái đất trên vùng trời sa mạc Kalahari ở phía bắc Nam Phi, đã phát hiện ra dấu vết của một căn cứ thử nghiệm vũ khí hạt nhân (VKHN).

Đến ngày 6/8/1977, thông tin này được kiểm chứng bởi nhiều chuyến bay liên tục của một vệ tinh do thám khác của Liên Xô trên vùng trời của địa điểm được xác định là căn cứ thử nghiệm VKHN tại sa mạc Kalahari.

Lập tức, Liên Xô liền cảnh báo cho Mỹ về khả năng xảy ra một cuộc thử nghiệm VKHN của Nam Phi. Và thế là guồng máy tình báo của Mỹ chuyển động để xác định có thật là Nam Phi đã chế tạo thành công VKHN và chuẩn bị thử nghiệm hay không?

Đến tháng 10/1977, các báo cáo của Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) và Cơ quan Tình báo thông tin quốc gia (NSA) gửi cho Nhà Trắng đều khẳng định việc Nam Phi chuẩn bị thử nghiệm VKHN là có thật và địa điểm thử nghiệm được xác định là căn cứ quân sự Vastrop trên sa mạc Kalahari.

Nhận định là Nam Phi đã bí mật chế tạo VKHN và chuẩn bị thử nghiệm nên Liên Xô, Mỹ và các quốc gia phương Tây gây áp lực buộc Nam Phi phải đình chỉ việc chế tạo và thử nghiệm này. Chính phủ Pháp đe dọa sẽ đình chỉ các hợp đồng cung cấp các lò phản ứng loại Koeberg cho chương trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân của Nam Phi, đồng thời cũng xét lại nhiều quan hệ khác.

Trước phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, chính quyền Aparthei ở Nam Phi vẫn giữ thái độ im lặng cho đến khi xảy ra sự kiện Vela. Vào ngày 22-9-1979, một vệ tinh do thám loại Vela của Mỹ đã phát hiện hai tia chớp xuất hiện cùng lúc tại một vùng biển phía nam Nam Phi.

Các phân tích dữ liệu do vệ tinh Vela thu nhận được cho biết hai ánh chớp trên phát xuất từ một vụ thử nghiệm VKHN nhỏ dưới biển sâu. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter lập tức cho thành lập một hội đồng cấp quốc gia để kiểm tra, thẩm định xem có thực đó là một vụ thử nghiệm VKHN hay không. Và kết luận được đưa ra sau đó khẳng định đúng đó là một vụ thử nghiệm VKHN do Nam Phi thực hiện. Từ đó bùng nổ vụ chính quyền Aparthei ở Nam Phi bí mật xây dựng chương trình chế tạo VKHN và đã tiến hành thử nghiệm.

Theo điều tra của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thì Nam Phi bắt đầu triển khai chương trình chế tạo VKHN vào năm 1973 dưới thời Thủ tướng John Vorster khi cho thành lập Cơ quan Năng lượng hạt nhân (AEB) có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng các cơ sở hạ tầng để Nam Phi có thể chế tạo được VKHN chậm nhất là trước năm 1980.

Đến năm 1974, AEB đã xây dựng được một trung tâm nghiên cứu chế tạo VKHN đặt tại thành phố Somchem thuộc tỉnh Cape để từ năm 1975 có thể đưa vào hoạt động. Năm 1976, trong một báo cáo gửi cho Thủ tướng Vorster, AEB cho biết đã sẵn sàng cho các công đoạn để có thể chế tạo được một VKHN có thể phóng đi bằng tên lửa hay thả từ máy bay. AEB cũng kiến nghị Thủ tướng Vorster cho xây dựng các cơ sở thử nghiệm tại căn cứ quân sự Vastrop trên sa mạc Kalahari.

Cuối năm 1976, công việc xây dựng bãi thử nghiệm thứ nhất có hố sâu 385m trong lòng đất được hoàn thành. Đến giữa năm 1977, bãi thử thứ hai có hố sâu 216m cũng được hoàn thành nốt. Cũng vào thời điểm này, an ninh được thắt chặt tại thành phố Somchem nơi AEB có một trung tâm nghiên cứu hạt nhân.

Nhiều người cho rằng sở dĩ an ninh được thắt chặt tại thành phố Somchem là vì AEB đã chế tạo thành công một quả bom hạt nhân và chuẩn bị cho thử nghiệm tại căn cứ Vastrop. Thế nhưng, trong khi các bước chuẩn bị  cho vụ thử nghiệm VKHN đầu tiên được khẩn trương triển khai thì bị các vệ tinh do thám của Liên Xô và vệ tinh do thám Vela của Mỹ phát hiện.

Sau sự kiện Vela, Nam Phi tăng tốc chương trình chế tạo VKHN khi cho xây dựng tiếp Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân quốc gia Advena nằm cách thành phố Pretoria 20km, được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt. Chính tại đây, các nhà khoa học hạt nhân Nam Phi đã chế tạo được nhiều quả bom hạt nhân và một số đầu đạn hạt nhân có sức nổ từ 10 đến 18 kilotons.

Theo kế hoạch được Chính phủ Nam Phi phê duyệt thì Nam Phi sẽ giáng trả các cuộc tấn công quân sự bằng VKHN nhắm vào lãnh thổ Nam Phi bằng hai phương tiện, đó là sử dụng máy bay ném bom tầm xa loại B-12 Canberra để thả bom hạt nhân và sử dụng tên lửa loại Jericho II do Israel chế tạo có tầm bắn xa đến 2.000km để phóng đầu đạn hạt nhân.

Năm 1985, Renfrew Christie, một nhà khoa học hạt nhân làm việc tại Trung tâm hạt nhân Advena, đã bí mật chuyển giao nhiều tài liệu quan trọng về chương trình chế tạo VKHN của Nam Phi cho đảng Đại hội dân tộc người Phi (ANC) do Nelson Mandela lãnh đạo. Lập tức, ANC cảnh báo cho cộng đồng quốc tế. Thế nhưng, mặc cho chỉ trích, gây áp lực và cả cấm vận quốc tế, Nam Phi vẫn kiên trì với chương trình chế tạo VKHN của mình.

Mãi đến năm 1987, Tổng thống Nam Phi Botha mới chấp thuận đàm phán với nhiều quốc gia phương Tây về việc gỡ bỏ cấm vận để đổi lại việc Nam Phi đình chỉ chương trình chế tạo VKHN. Năm 1990, Nam Phi chính thức ký kết Hiệp ước không phổ biến VKHN (NPT).

Nhưng phải đợi đến năm 1993, Tổng thống Nam Phi De Klerk mới công khai thú nhận là Nam Phi có triển khai chương trình chế tạo VKHN, đã sản xuất và từng thử nghiệm VKHN vào giữa thập niên 80 thế kỷ XX.

Đến tháng 9/1993, Nam Phi chấp thuận để IAEA thanh sát chương trình hạt nhân của mình tại hai trung tâm nghiên cứu hạt nhân Somchem và Advena và căn cứ thử nghiệm Vastrop tại sa mạc Kalahari.

Năm 1995, các chuyên gia của IAEA tiến hành niêm phong các thiết bị chế tạo VKHN tại hai trung tâm Somchem và Advena và vô hiệu hóa các quả bom hạt nhân cùng các đầu đạn hạt nhân tại căn cứ thử nghiệm Kalahari.

Năm 1996, IAEA xác nhận Nam Phi đã hoàn thành việc gỡ bỏ chương trình chế tạo VKHN

Văn Hòa (Theo The Bulletin of IAEA)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa có kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam (gọi tắt Công ty IDP) có trụ sở đặt tại số 161-161A, đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Tàu cá mang số hiệu QB 92198 TS của ngư dân Quảng Bình đang đánh bắt trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Trên tàu có 7 ngư dân may mắn đã được cứu nạn an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文