New Orleans, thành phố nhiều tội phạm nhất nước Mỹ

08:30 26/10/2006

Tội phạm đã trở thành vấn đề bình thường tại New Orleans. Thậm chí, một nhân viên FBI còn so sánh tình hình tội phạm ở thành phố này như phong trào jihad: nhỏ, tổ chức lỏng lẻo và khó lùng bắt!

Phần đông các chuyên gia nghiên cứu tội phạm học ở New Orleans nhìn thấy một thực tế trong thành phố: hệ thống trường học xộc xệch, nền kinh tế không thích ứng với đời sống hiện đại và ai cũng mua được súng dễ dàng. Nhưng yếu tố quan trọng là hệ thống tư pháp mất tín nhiệm. Theo nghiên cứu năm 2005 của Ủy ban về tội phạm Metropolitan, so với các nơi khác thì tòa án ở New Orleans rất ít tống bọn tội phạm vào tù, dù rằng đó là tội phạm nguy hiểm. Trong tổng số những phạm nhân bị Cảnh sát New Orleans bắt giữ từ năm 2003 đến 2004, chỉ có 7% bị kết án tù!

Theo Chủ tịch Ủy ban Rafael Goyeneche, nguyên do của tình trạng này chính là nhân chứng và nạn nhân không tích cực tố giác tội phạm, vì họ sợ mạng sống bị đe dọa khi hung thủ mãn hạn tù. Năm 2004, không lâu sau khi làm nhân chứng trước tòa, Keisha Robinson 29 tuổi bị bắn gục trước cửa nhà giữa ban ngày ban mặt. Hai tháng trước đó, Ryan Smith cũng bị bắn chết vì dám làm chứng trước tòa trong một vụ án khác. Do thiếu nhân chứng nên tòa án không thể kết án tù những tên tội phạm nguy hiểm. Trong các vụ khác thì vấn đề thuộc về phía thẩm phán. Một số thẩm phán đặt ra khoản tiền bảo lãnh tại ngoại quá thấp thậm chí không có, đặc biệt trong các vụ án ma túy. Ngoài ra, tham nhũng cũng là một nguyên nhân đáng kể.

Người dân thành phố không còn tin tưởng hệ thống tòa án nữa. Trước thực trạng này thanh niên thường tự vũ trang để bảo vệ bản thân.  “Khi một cộng đồng cảm thấy hệ thống tư pháp bất lực, thì hệ thống thứ hai sẽ nổi lên. Và, những vụ giết chóc cứ nối tiếp nhau không ngừng”, Jim Bernazzani, nhân viên đặc biệt của FBI tại New Orleans, lên tiếng. Bernazzani từ Washington đến New Orleans vào mấy tháng trước đây và ông cũng từng kinh qua 4 năm giúp FBI xây dựng Trung tâm hợp nhất thông tin về mối đe dọa khủng bố.

Bernazzani nhận định: “Bạo lực đã ăn sâu vào giới trẻ thành phố. Và, điều cần làm là chia sẻ thông tin giữa mọi người với nhau - cảnh sát, nhân viên FBI, công tố viên. Cái thiếu không là thông tin tình báo mà là sự hợp nhất thông tin, cũng giống như đối với chủ nghĩa khủng bố. Bước đầu tiên là phải xác định danh tánh những tên tội phạm cộm cán nhất”.

Hai tuần trước khi bão Katrina ập đến, Bernazzani phối hợp với cảnh sát thành phố lập ra bản danh sách 112 thành phần bất hảo nhất. Kế hoạch của Bernazzani là tăng cường lùng sục bọn này để loại chúng khỏi cộng đồng một thời gian dài. Đây là chiến lược hay, song không dễ tiến hành trong thực tế. Bởi vì nó yêu cầu có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan - từ lực lượng cảnh sát, FBI đến DEA (Cơ quan phòng chống ma túy), ATF (Cơ quan phòng kiểm soát rượu, thuốc lá, súng ống và chất nổ v.v...

Khi trận bão Katrina đi qua, ngày 10/9 Bernazzani liền gửi danh sách 112 phần tử xấu đến tổng hành dinh FBI để từ đó phổ biến rộng ra các chi nhánh của FBI trên toàn nước Mỹ.

Sau bão Kartina chừng 2 tháng, tình hình tội phạm ở New Orleans dường như lắng xuống. Phải chăng bão tố đã tiêu diệt các băng nhóm tội phạm? Thật ra đó chỉ là kết thúc của sự bắt đầu khác.

Cuối năm 2005, khoảng 20 nhà lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật cấp địa phương và liên bang đã gặp nhau để bàn bạc về tình hình tội phạm lan tràn ở New Orleans, và họ đã lập ra website để cùng chia sẻ hình ảnh và thông tin về các băng nhóm tội phạm. Theo nhận định của Bernazzani, khi bão Katrina đi qua, những doanh nhân rời New Orleans lánh nạn đã không muốn quay lại thành phố nữa và chính điều này ảnh hưởng xấu đến kinh tế và tất nhiên càng làm cho bức tranh an ninh của thành phố càng tồi tệ hơn trước bão.

Theo ghi nhận của FBI, trong vài tháng gần đây bọn tội phạm đã lục tục kéo về New Orleans và hoạt động mạnh trong thị trường ma túy cũng như vũ khí. Tuy nhiên, cảnh sát cũng có những thành công nhất định: có 30 tên trong danh sách 112 tên đã bị bắt giữ trên toàn quốc. Tên tội phạm nguy hiểm nhất vào tù ra khám như cơm bữa là Ivory (B-Stupid) Harris cũng bị tóm cổ tại vùng ngoại ô New Orleans. Theo nhận xét của phần đông cảnh sát New Orleans thì lúc này là thời gian khó tấn công bọn tội phạm nhất, vì tình trạng hỗn độn do bão Katrina gây ra. Trong khi đó hệ thống tòa án càng tệ hại hơn trước kia: chỉ có 65 công tố viên xử lý 3.500 vụ án tội phạm (trước bão là 90 công tố viên)!

Trần Thanh Phong (theo Time)

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文