Nga – Ba Lan bất đồng quanh báo cáo điều tra vụ tai nạn máy bay

11:45 28/01/2011
Hơn 9 tháng sau khi chiếc máy bay Tu-154 bị rơi tại Smolensk, Nga, khiến 95 người, trong đó có Tổng thống và phần lớn các thành viên Chính phủ Ba Lan thiệt mạng, ngày 12/1 vừa qua Ủy ban Hàng không Nga đã công bố báo cáo kết luận về nguyên nhân của vụ tai nạn.

Theo Moskva thì trách nhiệm hoàn toàn thuộc về tổ lái vì họ đã cố hạ cánh trong điều kiện sương mù dày đặc. Kết luận này đã bị Ba Lan đánh giá là đơn phương và không đầy đủ, đồng thời đẩy quan hệ giữa Nga - Ba Lan trở nên căng thẳng.

Ngày 12/1 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Hàng không liên chính phủ Nga (IAC), bà Tatyana Anodina, đã công bố báo cáo điều tra cuối cùng về nguyên nhân vụ tai nạn máy bay ngày 10/4/2010 tại Smolensk, Nga, khiến Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski, cùng 95 người khác thiệt mạng.

Bà Anodina cho biết, các quan chức hàng đầu của Ba Lan gồm Tư lệnh Không quân và người đứng đầu cơ quan lễ tân, đã có mặt trong buồng lái máy bay, gây sức ép với tổ lái, phớt lờ khuyến cáo nên hạ cánh tại một sân bay khác. Những quan chức này yêu cầu phi hành đoàn phải hạ cánh trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. Mặc dù tổ lái đã liên tục nhận được thông tin về điều kiện thời tiết không thích hợp từ sân bay Severny ở Smolensk và từ tổ lái chiếc máy bay Yak-40 hạ cánh tại sân bay này trước đó, nhưng bất chấp tất cả, tổ lái chiếc Tu-154 vẫn quyết định hạ cánh tại sân bay Severny.

Kết quả điều tra còn cho thấy các chuyên gia đã phát hiện có cồn trong máu của Tư lệnh Không quân Ba Lan và cho rằng, những phi công thực hiện chuyến bay chở ông Kaczynski còn thiếu kinh nghiệm.

Kết luận trên được đưa ra sau khi kết quả giải mã phần ghi âm cuối cùng của các hộp đen trên máy bay Tu-154 lâm nạn xác nhận phi hành đoàn đã bị gây sức ép và buộc phải cho máy bay hạ cánh ngoài ý muốn. Ngoài ra, năm 2008, cố Tổng thống Kaczynski cũng đã có hành động tương tự buộc phi hành đoàn phải cho máy bay hạ cánh xuống một sân bay ở Gruzia, nhưng cơ trưởng khi đó đã bất tuân lệnh. Chính điều này là bằng chứng củng cố kết luận từ phía Nga.

Hiện trường vụ tai nạn máy bay chở Tổng thống Ba Lan, tháng 4/2010.

Tuy nhiên, ngay sau thông báo kết quả điều tra của IAC, phía Ba Lan đã có phản ứng mạnh mẽ. Thủ tướng Ba Lan, Donald Tusk đã bỏ dở chuyến nghỉ đông tại Italia trở về và tổ chức ngay cuộc họp báo. Ông khẳng định bản báo cáo của Nga không đầy đủ và đề nghị phải có một báo cáo chung giữa hai bên về nguyên nhân tai nạn, nếu không Ba Lan sẽ kêu gọi sự tham gia của Cơ quan Điều tra quốc tế. Ông Donald Tusk còn tuyên bố, tới đây Ba Lan sẽ công bố bản báo cáo kết quả điều tra về vấn đề này theo quan điểm của Warsaw.

Trước đó, tháng 12/2010, ông Donald Tusk đã lên tiếng bác bỏ bản dự thảo báo cáo cuối cùng của Nga về thảm họa hàng không này và yêu cầu có những chỉnh sửa theo đề xuất của Warsaw nhưng bản báo cáo mới nhất của IAC đã không đề cập tới những lưu ý trên.

Không chỉ có ông Jaroslaw Kaczynsky, người anh em song sinh với cố Tổng thống lâm nạn và là người đứng đầu đảng đối lập Pháp luật và Công lý phản đối gay gắt kết luận này, mà giới chính khách Ba Lan nói chung cũng rất bức xúc. Theo họ, báo cáo trên cần đưa thêm chi tiết về vai trò của các kiểm soát viên không lưu, những người có thể đưa ra những chỉ dẫn sai khiến máy bay gặp nạn khi hạ cánh.

Ông Jaroslaw Kaczynsky, cho rằng, Chính phủ của Thủ tướng Donald Tusk đã đưa ra những yêu sách cho phía Nga không hoàn toàn độc lập để lập ra một ủy ban điều tra nguyên nhân tai nạn máy bay. Cụ thể Ủy ban Điều tra IAC đã không tuân theo Công ước Chicago mà theo Công ước giữa Ba Lan và Nga trên cơ sở một hiệp định giữa Bộ Quốc phòng hai nước. Điều này phần nào xuất phát từ quan điểm bài Nga của ông Jaroslaw Kaczynsky. Ngoài ra, đảng Pháp luật và Công lý cũng luôn có ý kiến cho rằng, đây không chỉ là vụ tai nạn đơn thuần mà có thể là còn do khủng bố.

Khi xảy ra vụ tai nạn nói trên, phía Nga đã có nhiều động thái tích cực, đồng thời mới đây Quốc hội Nga cũng đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết thừa nhận vụ cảnh sát Nga sát hại 22.000 sĩ quan và công dân Ba Lan ở rừng Katyn, phía tây nước Nga, năm 1940. Tất cả những điều này đã làm dịu bớt những căng thẳng lâu dài giữa Nga và Ba Lan. Giờ đây khi bản báo cáo được đưa ra và vấp phải sự phản ứng từ phía Warsaw đã đẩy quan hệ Nga - Ba Lan căng thẳng trở lại.

Trước tình hình này, phát biểu trên Đài Phát thanh Tiếng vọng Moskva ngày 18/1, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nga, Igor Levitin, khẳng định Nga chưa có kết luận chính thức về vụ tai nạn máy bay chở Tổng thống Ba Lan lâm nạn hồi năm ngoái. Bộ trưởng Levitin cho biết hiện mới chỉ có kết luận điều tra của IAC, đơn vị mà cả hai phía Nga và Ban Lan đã lựa chọn để tiến hành cuộc điều tra độc lập.

Bộ trưởng Levitin nêu rõ, Nga sẽ chỉ công bố kết luận về vụ tai nạn nói trên sau khi kết thúc cuộc điều tra về vụ án hình sự này cùng với việc làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn. Ngoài ra, trước phản ứng từ phía Ba Lan, ngày 18/1, ban lãnh đạo IAC đã thông qua quyết định sẽ công bố toàn văn tất cả các cuộc trò chuyện của toàn bộ nhân viên kiểm soát không lưu Nga trước khi tai nạn xảy ra.

Về phần mình, Thủ tướng Donald Tusk, mặc dù không đồng tình với kết luận của IAC, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng, không được để những bất đồng về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn máy bay nói trên cản trở tiến trình cải thiện quan hệ với Moskva, vốn đang ở trong giai đoạn rất khó khăn

Nguyễn Bảo (tổng hợp)

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文