Người nữ thư ký của Richard Nixon có liên quan tới vụ Watergate

07:52 12/03/2005

Câu chuyện bắt đầu từ vụ “đánh cắp” tại một văn phòng của đảng Dân chủ ở khách sạn Watergate vào ngày 17/6/1972. Người ta cho rằng có 5 đối tượng đã tìm cách dò tìm làn sóng của các thiết bị tình báo.

Tuy vậy, theo giả thiết của phái Cộng hòa thì đó chính là các thành viên trong Ủy ban tranh cử của Nixon đã tìm kiếm trong bộ tham mưu của đối phương nội dung các cuộc nói chuyện điện thoại của những chính khách giàu có.

Để mong cứu vãn danh tiếng cho Nixon trong thời điểm gay cấn, Rozmari Vuds - nữ thư ký của Nixon đã giữ cuốn băng ghi lại một cuộc nói chuyện quan trọng. Bà cũng là người nổi đình đám bởi phải chịu trách nhiệm trong việc làm đứt đoạn 18 phút trong cuốn băng ghi âm trên về cuộc đối thoại của Nixon với người đứng đầu bộ máy hành chính của mình là Bob Haldeman.

 

Buổi nói chuyện tai tiếng này đã diễn ra chỉ 3 ngày sau cuộc đột nhập của “bọn cướp”. Chẳng ai biết được là Nixon đã nói những gì trong ngày hôm đó. Khi cần đến những cuốn băng từ Nhà Trắng để phục vụ cho việc điều tra thì lúc đó Tổng thống Nixon đã cương quyết từ chối đưa chúng ra và sau khi bị mất lòng tin của dân chúng, ông ta đã từ chức trước nguy cơ bị luận tội.

Trong phiên tòa diễn ra vào tháng 11/1973 xét xử về vụ đột nhập, Rozmari khẳng định là mình đã làm hỏng cuốn băng sau khi tình cờ cho sao lại. Tuy vậy, chính bà cũng thừa nhận rằng, điều này có thể giải thích cho việc đã bị mất đi 5 phút trong 18 phút của cuộc nói chuyện. Nhưng việc ai đã thủ tiêu nốt phần còn lại trong cuốn băng thì bà không đả động đến. Năm 2003 (nghĩa là mãi 30 năm sau), các chuyên viên chỉ tìm ra được phần đầu của cuộc nói chuyện đầy tai tiếng này-trong đó ông chủ Nhà Trắng đã chỉ thị cho Heldeman cần phải bắt tay vào thực hiện  những bước đi cụ thể nhằm bứt sự chú ý của dư luận ra khỏi “vụ đánh cắp” đó.

 

(Tuy vậy, thay vì 18 phút bí ẩn đã bị mất trong cuốn băng, người ta lại tìm ra nhiều điều khác. Chẳng hạn như những cuộc chuyện trò của các trợ lý mà từ đó còn biết được rằng, tổng thống vẫn thường thích uống rượu trong lúc làm việc).

Vào năm 1974, khi Nixon đã từ chức và trở về California thì Rozmari cũng đi theo ông ta. Bà đã làm việc cho sếp của mình trong suốt 20 năm và rất trung thành. Trong hồi ký của mình, Nixon đã coi Rozmari “như một thành viên của gia đình”.

Mới đây, bà Rozmari đã qua đời ở tuổi 87 tại một nhà dưỡng lão ở thành phố Alians (bang Ohio). Về nguyên nhân cái chết thì chỉ có người nhà của bà biết rõ, nhưng họ đã từ chối những cuộc nói chuyện với các nhà báo

Ngọc Bích (Theo Utro)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文