Nhà tù tra tấn bí mật trong căn cứ Mỹ ở Cameroon

08:25 05/08/2017
Theo hồ sơ điều tra của Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), căn cứ Salak, một trong những tiền đồn của Mỹ ở quốc gia Tây Phi Cameroon, là nơi được quân đội Mỹ cũng như các nhà thầu quân sự tư nhân sử dụng vào mục đích do thám bằng máy bay không người lái (drone) và huấn luyện quân sự đồng thời trở thành nơi giam giữ và tra tấn tàn bạo (thậm chí giết hại) tù nhân bất hợp pháp.

Một báo cáo của AI cũng tố cáo binh sĩ Cameroon "tùy tiện bắt giữ và tra tấn tù nhân" trong hơn 100 trường hợp từ năm 2013 đến 2017. Những hình ảnh và video thu được từ Salak tiết lộ cảnh những binh sĩ Mỹ có mặt gần những khu giam giữ và tra tấn tù nhân.

Chiến binh Boko Haram hay dân thường đều là một lứa!

Salak- gần thị trấn Maroua ở vùng cực bắc Cameroon- là nơi được quân đội Cameroon với sự hỗ trợ tích cực từ phía Mỹ sử dụng trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố Boko Haram của Nigeria.

Ngoài một số quốc gia như Afghanistan, Iraq, Syria, Yemen, Libya và Somalia; Cameroon là nơi được chính quyền Mỹ triển khai khoảng 300 quân nhân phụ trách hỗ trợ các chiến dịch do thám trên không và thu thập thông tin tình báo trong khu vực cho Lầu Năm Góc. Trong thập niên qua, Mỹ đã rót hàng trăm triệu USD cho chính quyền Cameroon giúp huấn luyện lực lượng quân sự đồng thời cung cấp mọi thứ từ vũ khí cho đến trợ giúp nhân đạo cho nước này.

Một hình ảnh rò rỉ tố cáo BIR tra tấn tù nhân ở Salak.

Đại sứ Mỹ Michael Hoza phát biểu: "Chúng tôi hãnh diện vì trách nhiệm bảo vệ công dân của các lực lượng an ninh Cameroon". Mùa xuân năm 2016, đại sứ Hoza từng tán dương hết lời hoạt động của Đội Phản ứng nhanh  Cameroon (BIR - lực lượng mà AI tố cáo là đội quân tra tấn tù nhân hết sức tàn bạo): "Với sự huấn luyện của chúng tôi, BIR đã thể hiện được mọi giá trị mà chúng tôi mong muốn ở lực lượng vũ trang - đó là tính chuyên nghiệp, hành vi bảo vệ công dân và sự tôn trọng đầy đủ những yêu cầu về nhân quyền".

Báo cáo từ AI tố cáo BIR giam giữ, tra tấn hay sát hại không qua xét xử khoảng 101 tù nhân với sự hỗ trợ từ phía người Mỹ. Một cựu tù nhân khai báo với giới chức AI: "Trong suốt cuộc tra tấn, họ nói bằng tiếng Pháp, buộc tôi phải thú nhận mình là thành viên của Boko Haram. Họ đánh đập chúng tôi bằng cây gỗ lẫn sợi xích sắt, ép tôi phải ăn thịt lợn. Vì là tín đồ Hồi giáo nên tôi từ chối ăn thịt lợn, thế là họ có cớ để tiếp tục tra tấn hết sức dã man. Họ đánh tôi nhừ tử, nhất là nhằm vào hai chân và đầu gối, cho đến khi tôi ngất xỉu mới thôi".

Trong suốt nhiều năm, quân đội Mỹ duy trì công khai một tiền đồn ở thành phố Douala miền nam Cameroon và một căn cứ drone tại thị trấn hẻo lánh Garoua nằm giáp giới với Cộng hòa Trung Phi.

Tuy nhiên, khu căn cứ phức hợp Salak hay Khu Team Maroua gần đó rất ít được biết đến. Khu sân bay và căn cứ quân sự Salak - nằm ở vùng biên giới phía bắc giữa Nigeria và Chad - được mở rộng sau khi Boko Haram gia tăng những cuộc tấn công nhằm vào dân thường gây thương vong cho hàng chục ngàn người và khiến cho hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa.

Vào giữa tháng 12-2013 và tháng 2-2015, 2 tòa nhà xuất hiện ở mạn phía tây căn cứ Salak (trái), và vài cơ sở nằm ở góc tây nam căn cứ được cho là dùng làm nhà chứa drone.

Vào các đêm 14 và 15-4-2014, phiến quân Boko Haram bắt cóc 276 nữ sinh một trường học ở Chibok (Nigeria) thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Salak được mở rộng đáng kể trong đó bao gồm hai tòa nhà được xây dựng giữa tháng 12-2013 và tháng 2-2015 mà về sau được giới chức AI mô tả là "các tòa nhà của người Mỹ".

Trong cùng thời gian này, Bộ Quốc phòng Mỹ hợp đồng với INSITU (công ty con sản xuất máy bay không người lái của Boeing) cung cấp cho quân đội Cameroon 6 chiếc drone ScanEagle trị giá 9,3 triệu USD. Hiện nay, Salak là tổng hành dinh của BIR tiến hành chiến dịch Alpha chống Boko Haram. Salak cũng được người Mỹ sử dụng để triển khai một số chiến dịch quân sự ở vùng Tây Phi.

Đại tá Jennifer Dyrcz, người phát ngôn cho Bộ Chỉ huy Quân sự châu Phi (AFRICOM), tuyên bố công khai: "Maroua và sân bay Salak gần đó là trung tâm quan trọng cho mọi nỗ lực hỗ trợ an ninh trong khu vực. Chúng tôi cũng thường xuyên duy trì số lượng nhỏ quân nhân tại đây để trợ giúp cho chính quyền Cameroon trong mọi lĩnh vực - hàng không, hậu cần, khả năng phòng vệ".

Trong khi đó, AI tố cáo Salak cũng được BIR sử dụng để giam giữ tù nhân bất hợp pháp. Số tù nhân này đa số là nam giới theo đạo Hồi hay thành viên sắc tộc Kanuri cùng phụ nữ và trẻ em (có em bị tống vào đây khi chỉ mới 7 tuổi).

Allegrozzi nhấn mạnh: "Chúng tôi không nói đến những chiến binh Boko Haram thực thụ mà muốn đề cập đến những người bị bắt giam vì nghi ngờ trợ giúp phiến quân khủng bố. Nhưng thực sự, họ chỉ là dân thường xuất hiện không đúng nơi và không đúng lúc. BIR thường bắt giữ bất cứ ai dù không có đủ bằng chứng và sau đó chuyển họ đến những nhà tù bất hợp pháp".

Những kỹ thuật tra tấn tàn bạo

Theo báo cáo từ các tổ chức nhân quyền, BIR sử dụng nhiều kỹ thuật tra tấn tàn bạo bao gồm: bắt đứng ở tư thế gây stress, treo người trên cao, không cho tù nhân ngủ, rút móng tay, gây bỏng cơ thể và sốc điện. Các cựu tù nhân cho biết họ bị đánh đập bằng đủ loại công cụ: dây xích, gậy gỗ v.v…

Bản đồ không ảnh về Salak được giới chức Forensic Architecture thu thập để phân tích.

Một cựu tù nhân nói với giới chức AI: "Ở nhà tù Salak, tôi thường xuyên bị treo người trên cao. Mỗi ngày chỉ được cho ăn một bữa ăn sơ sài và bị tra tấn ít nhất 3 lần. Trong 2 lần tra tấn đầu tiên, nhóm người mặc thường phục đánh đập tôi bằng dây cáp điện".

Theo ước tính từ AI, hàng chục tù nhân (hoặc cao hơn thế) đã chết do những đòn tra tấn khốc liệt và số khác ngã bệnh nặng trong các nhà tù nằm dưới sự quản lý của BIR từ năm 2013-2017. Xác những tù nhân bị tra tấn đến chết được bọc trong túi nylon và sau đó BIR chuyển đến nơi nào không rõ.

Nhiều tù nhân mô tả những người da trắng (đôi khi được xác định là người Mỹ) làm việc trong một "garage" lộ thiên ở phía nam những buồng giam trong Salak. Một cựu tù nhân kể lại: "Trong thời gian bị giam cầm ở Salak, tôi nhìn thấy qua ô cửa sổ buồng giam một số người da trắng xuất hiện vài lần. Tôi nhìn thấy họ chạy bộ vào mỗi sáng sớm.

Họ cũng thường đứng nói chuyện với nhau trước các ô cửa sổ buồng giam tù nhân đối diện với garage". Một tù nhân khác (bị giam tại Salak từ tháng 2 đến tháng 7-2016) cho biết: "Tôi nhiều lần nhìn thấy một số người da trắng ở Salak và nghe thấy họ nói chuyện bằng tiếng Anh. Tôi chắc họ là người Mỹ. Mọi người đều nói như thế. Chúng tôi biết binh sĩ Mỹ dự trữ vũ khí ở Salak. Một số người mặc thường phục trong khi số khác mặc quân phục hai màu xanh và nâu pha vàng hoặc hồng".

Binh sĩ BIR tại một trạm gác ở Cameroon.

Từ lâu, quân đội Mỹ bị buộc tội tiếp tay cho các lực lượng an ninh nước ngoài tra tấn tù nhân và có nhiều bằng chứng cho thấy sự việc bẩn thỉu vẫn còn tiếp tục. Tháng 6 -2017, hãng tin AFP của Pháp đưa tin quân đội Mỹ hợp tác với chính quyền Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) tra tấn tù nhân ở Yemen. Mới đây, một bằng chứng video tiết lộ Mỹ giúp phiến quân tra tấn tù nhân ở Syria.

Sau vụ tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11-9-2001, chính quyền Mỹ bắt đầu sử dụng những kỹ thuật tra tấn tàn bạo được mô tả là "tra tấn tăng cường", bao gồm dội nước (water boarding) và buộc đứng trong tư thế gây stress - theo báo cáo điều tra từ AI.

Thậm chí, trong mỗi báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 2010 cũng đều đề cập đến sự việc BIR tra tấn tù nhân ở Cameroon. Trong khi đó, người phát ngôn Robyn Mack đại diện cho AFRICOM, bình luận: "Cho đến nay, AFRICOM không hề nhận được bất cứ báo cáo nào về hành vi vi phạm nhân quyền liên quan đến lực lượng an ninh Cameroon".

Hồi tháng 4-2017, một cựu binh sĩ Không quân Mỹ (hiện đang làm việc ở INSITU) công khai một số hình ảnh về nhà tù tra tấn bí mật Salak trên mạng xã hội. Số hình ảnh quý giá này là bằng chứng chưa từng có về mọi hoạt động bất hợp pháp của Mỹ ở Salak cũng như trên khắp Cameroon.

Phiến quân Boko Haram ở Cameroon.

Ví dụ, một vài hình ảnh cho thấy một hệ thống gọi là "skyhook" dùng để thu hồi drone ScanEagle từ trên bầu trời cũng như thiết bị tiếp sóng điều khiển tín hiệu đặt trên một container hàng hóa được cựu binh sĩ không quân Mỹ mô tả là "The Office".

Trong vài bức ảnh, người ta có thể nhìn thấy những người đàn ông da trắng mang kính nhìn ban đêm đứng bên cạnh một số thành viên của Trung tâm Chống khủng bố - chương trình huấn luyện kết hợp với BIR.

Trong một video khác, những người đàn ông da trắng và binh sĩ Cameroon sử dụng kính nhìn ban đêm để chơi đá bóng trên một khu đất nằm về phía nam căn cứ Salak. Trong video này, ít nhất một người da trắng nói bằng giọng Mỹ. Nữ chuyên gia nghiên cứu điều tra AI, Ilaria Allegrozzi phát biểu: "Các bằng chứng mà chúng tôi thu thập được cho thấy người Mỹ có sự hiện diện ở Salak cũng như biết rõ tình hình (tù nhân bị tra tấn) ở đây".

Sau khi phân tích một số bức không ảnh cũng như tham khảo tài liệu điều tra từ AI, giới chức Forensic Architecture xác nhận được những khu vực thường được người Mỹ lui tới ở Salak, đồng thời cho rằng có khả năng các nhà thầu quân sự người Pháp và người Israel cũng tham gia hoạt động rất gần những buồng giam tù nhân bất hợp pháp trong căn cứ này.

Diên San (tổng hợp)

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文