Nhiều tổ chức tình báo châu Âu dính đến vụ lừa đảo thông tin dẫn đến cuộc chiến Iraq

08:00 28/04/2006

Tờ Times của Anh số ra ngày 9/4  tiết lộ rằng, không chỉ có Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) mà còn có nhiều cơ quan tình báo châu Âu tham gia vào việc công bố một tài liệu giả mạo do Washington sử dụng nhằm tạo cớ cho Mỹ tiến hành cuộc chiến phi nghĩa tại Iraq tháng 3/2003.

Times mỉa mai rằng đây là một phát hiện mang tính phá hủy hàng loạt (cụm từ này được Mỹ sử dụng khi nói tới việc Iraq đang sử dụng vũ khí phá hủy hàng loạt). Trong số báo ra ngày 9/4/2006, tuần báo Times của Anh cho biết bộ hồ sơ giả mạo theo đó Saddam Hussein dự tính mua chất uranium của Niger đã được hai thành viên của Đại sứ quán của Niger ở Rome (Italia) phù phép tạo ra theo đơn đặt hàng của một nhân viên tình báo làm việc cho Cơ quan Tình báo Pháp (DGSE).

Times dựa trên các nguồn tin nặc danh tại NATO. Ngay từ năm 2003 và trước khi cuộc chiến tại Iraq nổ ra, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã cho rằng bộ hồ sơ trên là giả mạo. Tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn cản nổi việc Washington sử dụng nó như một trong những lý lẽ chính để tiến hành cuộc chiến chống lại chế độ Saddam Hussein.

Nguồn tin của Times khẳng định rằng bộ hồ sơ trên ngoài mặt cho thấy ý đồ của Iraq trong việc mua 500 kg uranium từ Niger nhưng thực chất nó được phù phép từ một nhà ngoại giao cấp cao và phụ tá của người này làm việc tại Đại sứ quán Niger ở Rome. Hai người này đã lập ra bộ hồ sơ giả mạo trên sau khi nhận thấy vụ việc có vẻ như sẽ thu hút được sự quan tâm của một cựu nhân viên tình báo Italia hiện đang làm việc cho Cơ quan tình báo Pháp. Người điệp viên này là một cựu cảnh sát sau đó chuyển qua hoạt động tình báo và từ năm 1996 làm cho DGSE tại Bruxelles. Chính hai người của Đại sứ quán Niger đã bán bộ hồ sơ giả mạo trên cho tay nhân viên tình báo này.

Báo Times còn chỉ rõ chính nữ phụ tá cho nhà ngoại giao cao cấp của Niger là một điệp viên của Cơ quan Tình báo Italia, Sismi. Bởi theo Times, hàng tháng, nữ phụ tá trên nhận được 500 euro từ một cựu đồng nghiệp làm việc trong Sismi, mà người này hiện đã chuyển sang làm điệp viên cho Pháp. Chính vì nguồn lợi trên mà nữ phụ tá kia đã tạo ra bộ hồ sơ giả mạo cho người đồng nghiệp cũ.

Người này từng úp mở rằng, một cơ quan tình báo không chuyên sẵn sàng trả giá cao để có được bằng chứng về việc chế độ Saddam Hussein dính dáng tới vũ khí nguyên tử. Tờ Times còn chỉ rõ rằng sau khi có được bộ hồ sơ giả mạo trên, tay cựu nhân viên tình báo Italia đã chuyển nó cho DGSE. Cơ quan này sau khi phân tích và nhận thấy dấu hiệu lừa đảo đã từ chối chi trả tiền cho thông tin trên.

Báo Times còn khẳng định rằng, các cơ quan tình báo của Pháp đã nhận được một bức thư khác liên quan tới chuyến thăm Niger của Đại sứ Iraq tới Vatican. Bức thư này sau đó đã được dùng làm cơ sở để Mỹ kết tội Saddam Hussein có liên quan tới vũ khí nguyên tử. DGSE đã chuyển thông tin trên tới Cơ quan tình báo Anh MI6 trước khi người Anh đưa lại chúng cho CIA.

London thì luôn khẳng định rằng, những cáo buộc nhằm vào chế độ Saddam Hussein do liên quan tới Niger không hề dựa trên bộ hồ sơ giả đề cập ở trên mà dựa vào một nguồn thông tin do cơ quan tình báo của một nước khác cung cấp và nguồn thông tin này không thể tiết lộ được

Quốc Hùng (tổng hợp)

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文