Những nạn nhân đầu tiên của bom nguyên tử là... người dân Mỹ

11:00 18/08/2015
70 năm sau khi 2 quả bom nguyên tử được ném xuống Nhật Bản năm 1945 để kết thúc Chiến tranh thế giới II, người dân bang New Mexico vẫn mòn mỏi chờ đợi Chính phủ Mỹ công nhận chính họ mới là những nạn nhân đầu tiên.

Hàng năm, vào các ngày từ 6 đến 9/8, trong khi nước Nhật làm lễ tưởng niệm những nạn nhân của 2 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki, chị Tina Cordovam cư dân bang New Mexico trong khi bày tỏ sự cảm thông với những người dân Nhật Bản, vẫn luôn lặp lại lời khẳng định: "Chúng tôi là những nạn nhân đầu tiên của bom nguyên tử".

70 năm sau khi 2 quả bom nguyên tử được ném xuống Nhật Bản năm 1945 để kết thúc Chiến tranh thế giới II, người dân bang New Mexico vẫn mòn mỏi chờ đợi Chính phủ Mỹ công nhận chính họ mới là những nạn nhân đầu tiên.

Bà Hinkle khóc cho thân nhân cùng những nạn nhân khác chết vì nhiễm xạ bom hạt nhân trên bãi thử Trinity.

Ông nội của chị Tina,  Reynaldo Cordova hy sinh ở rừng Hurtgen (Đức) vào tháng 12/1944, là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ tử trận khi chiến đấu chống quân phát xít Đức. Bố mẹ của chị nằm trong tổng số 40.000 dân New Mexico sống gần bãi thử Trinity, tận mắt thấy một quả bom được nổ thử nghiệm trên lãnh thổ Mỹ, chỉ cách hòn đảo có người ở vài chục kilômét vào ngày 16/7/1945. Những cư dân sống trong vùng gần bãi thử Trinity được chính quyền cảnh báo phải ở nhà cả ngày hôm đó, tránh ăn thịt gia súc, gia cầm và cả rau quả một thời gian sau đó mà không một lời giải thích cụ thể.

Điều đó làm chú của chị Tina, ông Ray Cordova tức giận. Ông hiện là thị trưởng thành phố Tularosa, cách hiện trường vụ nổ thử hạt nhân chưa đầy 100km. "Thứ bom đạn đó vẫn đang giết người - Ray Cordova nói giọng giận giữ, đồng thời chỉ  ra tỷ lệ dân chúng địa phương mắc ung thư cao, cái chết xảy đến với người dân ở mọi lứa tuổi.

Nhà sử học Alan Carr, từng có nhiều công trình nghiên cứu về Dự án Manhattan (Dự án chế tạo bom nguyên tử) cho biết, những người lập kế hoạch thử bom hạt  nhân trên đảo Trinity đã có nhiều nỗ lực để xác minh liệu người dân có bị ảnh hưởng tiêu cực. Việc giám sát phóng xạ lan rộng được thực hiện ngay trong ngày vụ nổ xảy ra và một kế hoạch sơ tán diễn ra nhanh chóng, nên mọi người dân được an toàn vào thời điểm đó.  Trong khi đó, Greg Mello, một cựu quan chức thanh tra môi trường, từng thanh tra Phòng thí nghiệm Los Alamos, không đồng tình với báo cáo của Carr, cho rằng người dân đã bị bỏ mặc khi vụ thử hạt nhân được tiến hành. "Họ biết có một số lượng lớn người dân nhiễm độc phóng xạ và tính độc hại của bom hạch tâm vào thời điểm đó".

Micheal Swickard, người từng nhiều năm sống trên nông trại gia đình chỉ cách hiện trường vụ nổ hơn 43km, tin rằng căn bệnh tuyến giáp của ông có thể do phơi nhiễm phóng xạ gây nên. Ông khẳng định nếu chính phủ muốn biết chuyện gì xảy ra với người dân, họ sẽ điều tra. Nhưng không. "Chính phủ không quan tâm. Họ chỉ quan tâm liệu tôi có ăn muối, đường, hoặc mỡ. Và chẳng bao giờ quan tâm, liệu tôi có ăn phải plutonium và tất cả những sản phẩm độc hại khác?", Swickard nói, giọng vừa mỉa mai vừa đau đớn.

Vụ thử hạt nhân trên đảo Trinity của Mỹ, năm 1945.

Bà Edna Hinkle cho biết, môi trường sống ở Tularosa đã bị nhiễm độc. Căn bệnh ung thư không tồn tại trong gia đình bà trước vụ thử bom hạt nhân trên đảo Trinity. Nhưng từ sau vụ nổ đó, các thế hệ lần lượt nhiễm bệnh và chết, đến nay có hơn  chục người của hai bên nội, ngoại của bà đã chết. Bản thân bà đã phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú 2 lần ".

Tiến sĩ Maureen Merrit đã lập ra Liên minh Những người ủng hộ nạn nhân hạt nhân New Mexico hiện đang tích cực vận động chiến dịch bồi thường cho người dân bị nhiễm phóng xạ. Chiến dịch được khởi động từ năm 1990, nhưng đến nay, thật đáng buồn, công lý vẫn chưa đứng về phía những nạn nhân.

Chị Tina và những người dân Tularosa đã thành lập một tổ chức có tên gọi Cộng đồng cư dân bị nhiễm độc phóng xạ ở khu vực lòng chảo Tularosa hướng đến mục đích Chính phủ Mỹ phải xin lỗi và bồi thường. Một số cơ quan hữu trách, bao gồm Viện Ung bướu New Mexico liên tục thảo luận về tỷ lệ cao các trường hợp chết vì bệnh ung thư ở địa phương. Viện Ung thư Quốc gia cuối cùng đã bắt tay vào nghiên cứu toàn diện giai đoạn đầu ảnh hưởng của vụ nổ Trinity đối với sức khỏe người dân, cố gắng tái tạo nồng độ phóng xạ mà người dân bị nhiễm sau năm 1945.  Tuy nhiên, kết quả dự kiến sớm nhất phải chờ đến năm 2017.

Phạm Anh Trúc (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文