Những vụ mất tích bí ẩn tại eo biển Bass

23:30 31/10/2009
Vào lúc 18h19 ngày 21/10/1987, Frederich Valentich, 21 tuổi, điều khiển chiếc máy bay hai chỗ ngồi loại Cessna 182-L rời sân bay Morrabbin của thành phố Melbourne, Australia, bay đến đảo King tại eo biển Bass, là nơi mà gia đình Valentich có một nhà nghỉ. Ở thời điểm đó, tầm nhìn rất tốt và có gió nhẹ.

Đến 19h, Valentich báo cho Đài không lưu sân bay Morrabbin biết rằng mình đang bay trên không phận Mũi Otway thuộc eo biển Bass. Đến 19h6, Valentich báo cho Đài không lưu Morrabbin biết là anh ta trông thấy một vật thể bay lạ, to lớn với đèn pha chiếu sáng rực cả một vùng biển.

Sau 30 giây ngừng liên lạc, Valentich thông báo tiếp cho Đài không lưu rằng vật thể bay lạ đang bay lòng vòng phía trên máy bay của anh và hình như viên phi công điều khiển vật thể bay lạ có ý định đùa giỡn với Valentich. Sau 28 giây gián đoạn liên lạc, Valentich lại báo tin cho Đài không lưu rằng vật thể bay lạ đã biến mất.

Đến 19h12’9’’, Valentich cấp báo với Đài không lưu rằng máy bay của mình đang gặp trục trặc kỹ thuật  và có thể không bay đến đảo King được. Sau đó Đài không lưu vẫn còn nghe nhiều tiếng động lạ giống như tiếng kim loại va chạm vào nhau trên chiếc máy bay của Valentich và 2 giây sau đó chiếc máy bay bỗng mất dấu trên màn hình radar.

Lập tức Đài không lưu Morrabbin liền phát lệnh báo động. Đến 19h33, Đài không lưu của sân bay đảo King thông báo với Đài không lưu Morrabbin là không có chiếc máy bay loại Cessna đáp xuống sân bay khẩn cấp.

Trước tình hình này, chính quyền bang Victoria quyết định điều động 2 chiếc máy bay tuần tra biển P-3 Orion của Hải quân Australia xuất phát từ sân bay Morrabbin bay đến eo biển Bass để truy tìm dấu vết của chiếc Cessna. Cuộc truy tìm kéo dài đến 7 ngày sau nhưng vẫn không có kết quả. Vì vậy, chính quyền bang Victoria thông báo rằng Valentich đã mất tích do máy bay của anh ta gặp nạn tại eo biển Bass.

Cáo thị mất tích của Frederich Valentich.

Vụ mất tích bí ẩn của Valentich cùng chiếc máy bay của mình một lần nữa làm sống dậy những tin đồn, những truyền tụng liên quan đến những vụ mất tích của tàu thuyền, máy bay tại eo biển Bass suốt nhiều thế kỷ. Nhiều người gọi eo biển Bass là một Tam giác quỷ Bermuda ở châu Đại Dương. Vụ mất tích bí ẩn còn được giải thích dưới nhiều giả thuyết khác nhau:

- Rằng Valentich là một kẻ buôn lậu ma túy đã tự dàn cảnh vụ mất tích của mình khi bị các băng nhóm tội phạm khác săn đuổi. Thay vì đáp xuống đảo King như kế hoạch, Valentich lại cho máy bay đáp xuống một đảo nhỏ gần Mũi Otway để trốn. Một báo cáo của Sở Cảnh sát bang Victoria cho biết có nhận được thông tin báo cho biết có một chiếc máy bay nhỏ đáp xuống một đảo gần Mũi Otway vào đúng thời điểm xảy ra vụ mất tích của Valentich.

- Rằng do gặp gió lớn nên chiếc máy bay của Valentich đã quay ngược xuống mặt biển mà Valentich không hề nhận thức được. Bóng của chiếc Cessna đã phản chiếu xuống mặt nước biển khiến Valentich có ảo giác là mình đã gặp một vật thể bay lạ to lớn.

- Rằng chiếc máy bay của Valentich đã bị tấn công bởi một vật thể lạ không xác định được nguồn gốc (UFO) đến từ bên ngoài trái đất. Điều này cũng phù hợp với khai báo của nhiều nhân chứng là họ có nghe những tiếng động kỳ lạ phía trên eo biển Bass vào thời điểm xảy ra vụ mất tích của Valentich. Nhiều tàu đánh  cá hoạt động gần Vịnh Apollo đã thông báo với nhà chức trách rằng họ có trông thấy nhiều luồn ánh sáng lạ xuất hiện trên bầu trời eo biển Bass vào thời điểm xảy ra vụ mất tích của Valentich.

Bản đồ địa lý vị trí của eo biển Bass.

Eo biển Bass là vùng biển (rộng 60.000 km2, độ sâu trung bình 40m) nằm giữa bang Tasmania và bang Australia của Australia.

Eo biển Bass được chia làm hai vùng lãnh hải bởi nhiều đảo trong đó có đảo lớn nhất là King nằm về phía lãnh hải bang Tasmania. Tại eo biển Bass thường xuất hiện những luồng gió mạnh thổi đến từ hướng tây - nam làm phát sinh những dòng hải lưu chảy siết.

Chính gió lớn, sóng to, nước chảy siết cùng sự tồn tại của hàng chục đảo chìm lớn nhỏ đã biến eo biển Bass trở thành một địa điểm nguy hiểm đối với việc hải hành của tàu thuyền và cả những chuyến bay từ các thành phố lớn của bang Victoria như Melbourne, Stanley... đến các thành phố của bang Tasmania như  Devonport, Belle Bay... Eo biển Bass còn là tuyến hải hành quan trọng nối liền Ấn Độ Dương, biển Tasmania và Thái Bình Dương.

Eo biển Bass được phát hiện vào năm 1797 bởi nhà hàng hải người Anh George Bass khi được lệnh đến đây để truy tìm vụ mất tích của chiếc thương thuyền Sydney Cove chở đầy vật quý từ Ấn Độ về thành phố Sydney. Do có công lao phát hiện ra eo biển nên Toàn quyền Anh tại Australia là George Hull quyết định lấy tên Bass đặt cho eo biển này. Chỉ từ khi được phát hiện vào năm 1797 cho đến nay đã có hàng trăm tàu thuyền và máy bay đã mất tích không rõ nguyên nhân tại eo biển Bass. Nổi tiếng nhất là vụ mất tích của chiến thuyền HMS Sappho của Hải quân Anh vào ngày 18/2/1858.

HMS Sappho là 1 trong 6 chiến thuyền lớn của Hải quân Anh, được đóng mới tại cảng Plymouth của Anh vào năm 1837 và được trang bị đến 16 đại bác. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến thuyền Sappho là truy bắt các tàu buôn nô lệ.

Năm 1858, sau một chuyến tuần tra kéo dài từ  tháng 9/1857 để chặn bắt các tàu buôn nô lệ trên Ấn Độ Dương, chiến thuyền Sappho cùng 140 thủy thủ đoàn đã mất tích khi hải hành ngang qua eo biển Bass để đến thành phố Sydney. Cuộc truy tìm chiến thuyền Sappho kéo dài trong vòng hai tháng bởi một đội chiến thuyền của Hải quân Anh nhưng không có kết quả. Ngược lại có đến hai chiến thuyền tham gia của  lực lượng truy tìm lại bị mất tích tại eo biển Bass.

Không chỉ có tàu thuyền mà cả máy bay cũng mất tích tại eo biển Bass. Chiếc máy bay đầu tiên bị mất tích tại eo biển Bass là một máy bay quân sự loại Airco DH-9 bị mất tích vào ngày 16/7/1920 khi thi hành nhiệm vụ truy tìm chiếc tàu Amelia J bị mất tích gần đảo Flinders thuộc eo biển Bass.

Đến năm 1934, lại xảy ra vụ mất tích của chiếc máy bay chở khách đầu tiên tên Hobart khi đang chuyên chở 18 hành khách từ thành phố Melbourne đến thành phố Devonport, bang Tasmania. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng chục máy bay quân sự của Không quân Anh và Không quân Australia đã mất tích tại eo biển Bass khi bay tập trận.

Giải thích về những vụ mất tích bí ẩn này, các nhà địa lý, các nhà khoa học, các nhân viên điều tra đều ví eo biển Bass là một Tam giác quỷ Bermuda ở châu Đại Dương với những nhận định khác nhau khi cho rằng nguyên nhân có thể là do thời tiết quá khắc nghiệt, sóng to, gió lớn đã đánh đắm vô số tàu thuyền.

Ngoài ra, có thể nằm sâu dưới lòng eo biển Bass tồn tại một vùng từ trường cực mạnh có thể làm vô hiệu hóa các thiết bị truyền tin, các thiết bị trên các máy bay khiến nhiều máy bay đã gặp nạn khi bay ngang qua eo biển Bass.

Riêng Giáo sư UFO học Philipp Class, làm việc tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) lại cho rằng sự xuất hiện của những vật thể bay lạ trên bầu trời của eo biển Bass có thể là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ mất tích của các máy bay

Cho đến nay những vụ mất tích tại eo biển Bass vẫn còn là một bí ẩn.

Hoàng Phú (theo Paranormal About)

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文