Những vụ phá hoại và hoạt động tình báo chống phá trên lãnh thổ Crimea

07:25 28/07/2016
Hơn 2 năm sau khi tái sát nhập vào Liên bang Nga, người dân trên bán đảo Crimea đã phải gần như cùng lúc hứng chịu hậu quả của lệnh cấm vận kinh tế vừa của phương Tây vừa của Ukraine. Bên cạnh đó là những âm mưu phá hoại với mưu đồ làm cho chính quyền ở đây do liên tục phải gồng mình chống đỡ mà “nhụt chí” phải tìm đến sự bảo trợ của những thế lực thân phương Tây?

Cuối tháng 11-2015, người dân trên bán đảo Cremia đã chứng kiến một vụ nổ mang tính phá hoại nhằm vào đường dây cung cấp điện khiến nhiều khu vực của Crimea chìm trong bóng tối. Vào những ngày đầu năm 2016, một vụ phá hoại tương tự đã diễn ra. Phía cảnh sát Ukraine ngày 3-1 cho biết, một vụ nổ không rõ nguyên nhân đã khiến cho chiếc cột điện cao thế bị đổ, làm hư hại hệ thống đường dây điện cao áp duy nhất cung cấp điện cho Crimea, khiến hơn 1 triệu người trong số 1,9 triệu cư dân ở Crimea bị ảnh hưởng từ vụ cắt điện nói trên.

Người dân Crimea đã phải sống trong cảnh thiếu điện trong nhiều tháng qua.

Được biết, mặc dù đã sáp nhập vào Nga từ tháng 3-2014, hiện Crimea vẫn phải phụ thuộc nhiều vào Ukraine ở các hệ thống cung cấp điện và nước. Do đó, Kiev đã liên tục gây sức ép với bán đảo này bằng cách “ngẫu hứng” cắt điện hoặc thỉnh thoảng lại chặn nguồn nước ngọt hay chặn đường cung cấp hàng hóa đến Crimea. Trong khi đó, giới chức an ninh Crimea khẳng định, các vụ phá hoại này do những phần tử cực hữu Ukraine lên kế hoạch thực hiện.

Sau vụ phá hoại, toàn khu vực chìm trong bóng tối. Người dân phải thắp nến sinh hoạt, các nhà máy buộc phải đóng cửa và đèn giao thông không hoạt động trong những ngày đầu.

Theo bà Svetlana Borodulina, Trưởng văn phòng Bộ Năng lượng Crimea, tuy tình hình sau đó đã được khắc phục phần nào nhưng khả năng sản xuất của khu vực vẫn còn rất hạn chế và Crimea sẽ chưa thể có nguồn điện riêng của mình cho đến khi hai nhà máy điện đến năm 2018 mới đi vào hoạt động.

Cho đến nay, vùng Crimea vẫn đang trong tình trạng cắt điện luân phiên, người dân nơi đây vẫn phải chịu cảnh mất điện vài giờ mỗi ngày. Các nhà máy không thể hoạt động 24/24 giờ và phải chuyển sang hoạt động theo ca. Với nhiều người, lệnh trừng phạt kinh tế và cắt đứt mạng điện của Ukraine đối với Crimea càng khiến họ căm ghét Kiev hơn.

Thủ tướng Crimea Sergey Aksyonov tố cáo vụ nổ xảy ra đầu năm là một “hành động tấn công khủng bố”, song các buổi lễ mừng năm mới tại đây không bị gián đoạn, do Nga đã đưa vào sử dụng 2 tuyến đường điện chạy ngầm dưới đáy biển, ở khu vực eo biển Kerch từ tháng 12-2015 giúp giảm sự phụ thuộc của bán đảo này vào Ukraine. Nhưng thực tế thì đường dây này chưa thể cung cấp đủ nguồn điện năng phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên bán đảo.

Phát biểu trên chương trình “Thời sự Nga”, Thượng nghị sĩ Nga Igor Morozov, thành viên Ủy ban Hội đồng Liên bang về các vấn đề quốc tế đã bày tỏ sự e ngại về nguy cơ khủng bố do nước này vừa hủy quy chế miễn visa với Thổ Nhĩ Kỳ. Cụ thể, ông Morozov lo ngại về nguy cơ gia tăng tấn công khủng bố và đánh bom ở Crimea, và cho rằng, sẽ không chỉ xuất hiện những vụ nổ và tấn công vào đường dây tải điện ở Ukraine, mà sự cố có nguy cơ xuất hiện cả trên biên giới với Nga ở khu vực Crimea.

Tháng trước, áPhó Thủ tướng Chính phủ Crimea Ruslan Balbec nói với tờ Sputnik rằng, đại diện cho “thế lực” tổ chức phong tỏa Crimea Lenur Islyamov đã chuẩn bị một vụ phá hoại ở eo biển Kerch, mục đích là để phá vỡ lưu thông bằng phà giữa bán đảo và đất liền Nga.

"Islyamov một lần nữa khẳng định bản chất khủng bố của mình. Hắn lên kế hoạch chặn đường đi của tàu và phà ở eo biển Kerch bằng các loại cáp thép dài thả rải rác có thể vướng vào các cánh quạt và dẫn đến tai nạn" - Phó Thủ tướng Crimea nói. Theo ông Balbec, âm mưu đã được lên kế hoạch thực hiện vào đầu tháng 6, nhưng đến phút cuối cùng thì gặp trục trặc kỹ thuật: một trong những con tàu đi ra biển giả vờ đánh cá để thực hiện hoạt động chặn eo biển đã bị hỏng.

Trong tình hình này, chính quyền Crimea không đối phó đơn độc. Các cơ quan an ninh Nga đã thực hiện thành công một trong những phương hướng hoạt động quan trọng nhất - đấu tranh chống lại các "tác nhân" nước ngoài trên lãnh thổ Liên bang Nga. Như vào ngày 31-3-2016, Cơ quan An ninh LB Nga (FSB) đã bắt giữ Trung tá Yuri Ivanchenko, một nhân viên của Cục phản gián Trung ương Ukraine (SBU).

Người đàn ông này đến Nga với lý do thăm thân và muốn thu hút sự chú ý của FSB bằng khả năng khai thác thông tin nhạy cảm để sau đó tìm đường lọt vào cơ cấu của một trong các cơ quan an ninh Nga. Theo thông tin từ cuộc điều tra của FSB, với sự hỗ trợ của một điệp viên hai mang, người đàn ông Ukraine này chưa kịp có hành động gì nghiêm trọng nên chỉ bị trục xuất về nước và không được phép đến Nga.

Ngày 5-10-2011, FSB đã thông báo chính thức về việc bắt giữ công dân Trung Quốc Tun Shenyun dưới vỏ bọc phiên dịch viên cho các đoàn quan chức Trung Quốc tìm cách thu thập thông tin bí mật hướng dẫn kỹ thuật và sửa chữa cho hệ thống tên lửa phòng không S-300 thông qua các công dân Nga.

Tháng 5-2015 giới an ninh Crimea đã lật tẩy một gián điệp SBU. Theo kênh truyền hình LifeNews, cư dân thành phố Dnepropetrovsk của Ukraine Anton Lokot, 24 tuổi, đã đến Crimea để thu thập thông tin tình báo về nơi bố trí các đơn vị tên lửa ven biển của Hạm đội Biển Đen. Anh ta được giao nhiệm vụ tuyển mộ những người dân địa phương không ủng hộ việc bán đảo sáp nhập vào Nga. “Anh hùng rơm” này đã bị bắt quả tang khi tuyên truyền chống phá và đã bị trục xuất khỏi Crimea.

M.Q. (tổng hợp)

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文