Quan chức CIA liên quan đến chiến dịch drone giết người vô tội bị điều tra

09:05 13/05/2015
Vừa qua, thẩm phán Tòa án Tối cao Islamabad (Pakistan) Shaukat Aziz Siddiqui ra lệnh cho cảnh sát mở cuộc điều tra hình sự đối với 2 quan chức Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) - cựu Trạm trưởng Jonathan Bank và cố vấn pháp lý John Rizzo - liên quan đến vụ tấn công bằng máy bay vũ trang không người lái (drone) năm 2009 giết chết 2 dân thường vô tội. Họ đang phải đối mặt với các tội bao gồm: giết người, âm mưu giết người, khủng bố và phát động chiến tranh chống Pakistan.

Cuộc tấn công bằng drone ngày 31/12/2009 do CIA tiến hành ở khu vực bộ tộc North Waziristan của Pakistan, đã giết chết con trai của ông Kareem Khan là Zahinullah và người anh ruột Asif Iqbal. Trước cái chết oan uổng của 2 người thân, Kareem Khan quyết định gửi đơn kiện đến chính quyền Islamabad buộc tội "một người Mỹ tên là Jonathan Bank, Trạm trưởng CIA, phải chịu trách nhiệm về vụ giết người".

Luật sư Shahzad Akbar (phải) và Kareem Khan (người đội khăn).

Trong đơn, Kareem Khan buộc tội Bank "điều hành một chiến dịch gián điệp bất hợp pháp" ở Pakistan, đặc biệt là ở vùng North Waziristan, nơi quân đội Pakistan từng "tiến hành một chiến dịch quân sự tấn công các chiến binh". Jonathan Bank cũng bị tố cáo cho lắp đặt một thiết bị định vị toàn cầu GPS ngay trên nóc nhà của Kareem Khan để xác định vị trí cho một chiếc drone đánh bom giết chết anh và con trai ông.

Shahzad Akbar, luật sư thuộc Tổ chức nhân quyền Anh Reprieve đại diện cho Kareem Khan, cho rằng: "Quyết định của Tòa án Tối cao Pakistan đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình tìm kiếm công lý của Kareem Khan trước cái chết của anh và con trai ông. Sau 4 năm bị chính quyền bưng bít vụ án, cuối cùng Kareem Khan có thể tìm được câu trả lời mà ông đáng được hưởng và CIA phải chịu trách nhiệm trước những vụ giết người vô tội trên đất Pakistan".

Quyết định của Tòa án Islamabad được đánh giá là chiến thắng vô cùng lớn lao của Kareem Khan sau cuộc đấu tranh kiên trì kéo dài 5 năm. Trong lúc này, Cảnh sát Islamabad muốn chuyển vụ án đến cho một thẩm quyền xét xử khác - đó là Các Khu vực Bộ tộc thuộc Liên bang (FATA) ở Pakistan - với lý do mà sĩ quan cảnh sát Mohammad Nawaz đưa ra là "cuộc tấn  công drone không diễn ra trong khu vực thuộc thẩm quyền của chúng tôi ở Islamabad".

Các nạn nhân nhỏ tuổi sau một vụ drone tấn công ở Bắc Waziristan.

Nhưng luật sư Akbar phản bác: "Không có lý lẽ hợp pháp nào cho sự chuyển giao này. Lệnh tấn công vào ngôi nhà của Kareem Khan được phát đi từ Đại sứ quán Mỹ ở Islamabad cho nên đó là nơi cần được tập trung điều tra. Một cuộc điều tra hướng về bất cứ nơi nào khác đều bị coi là vi phạm luật pháp". Luật sư Akbar cũng đang có kế hoạch buộc tội chính thức đối với viên sĩ quan Mohammad Nawaz về vấn đề chuyển giao vụ án sang FATA, một nơi không hề có cảnh sát.

Theo Reprieve, chính quyền Islamabad đã không tuân thủ lệnh của tòa án về việc xem xét vụ kiện của Kareem Khan được ban ra từ ngày 6/6/2014 do lo ngại về mối quan hệ ngoại giao giữa Pakistan và Mỹ. Đối với vụ kiện của Kareem Khan, báo chí Mỹ không đưa tin nhiều và cũng không nhắc đến cái tên Jonathan Bank mặc dù tên người này có nêu trong đơn kiện năm 2010. Ví dụ, khi tên Bank được tiết lộ trên báo chí Pakistan, tờ Washington Post bắt đầu theo dõi theo yêu cầu từ CIA nhưng không hề nêu tên Bank trong báo cáo của họ. Luật sư Shahzad Akbar có được cái tên Jonathan Bank từ nguồn quân đội hoặc tình báo Pakistan nhưng ông không nói vì sao và bằng cách nào mà ông biết được điều đó.

Theo Chris Woods, phóng viên của Hiệp Hội Các nhà báo điều tra (TBIJ)của Anh và là tác giả cuốn sách "Sudden Justice: America's Secret Drone Wars" (tạm dịch: "Công lý bất ngờ: Những cuộc chiến tranh drone bí mật của Mỹ"), vụ kiện của Kareem Khan là ý tưởng từ Christopher Rogers - nhà nghiên cứu Pakistan thuộc Tổ chức phi chính phủ CIVIC (Chiến dịch vì những nạn nhân vô tội trong xung đột) có trụ sở tại Washington DC., Mỹ. Trong thời gian tiến hành cuộc điều tra về chiến dịch drone của CIA ở Pakistan, Rogers nảy ra ý tưởng thuê luật sư Shahzad Akbar và tìm kiếm người từng là nạn nhân của một cuộc tấn công bằng drone sẵn sàng kiện CIA. Kareem Khan kể: "Khi tôi làm đơn kiện chống lại CIA. Mọi người, ngay cả ở Pakistan, cho là tôi bị điên".

Jason Leopold, phóng viên VICE News, cho biết: "Hiện nay Jonathan Bank đã trở về Mỹ và hiện là Phó giám đốc phản gián tại Trung tâm Chống khủng bố (CTC) của CIA, bộ phận giám sát và tiến hành những cuộc tấn công drone". Hiện tại, chính quyền Pakistan đang cố gắng tìm cách không đưa vụ kiện ra xét xử công khai để 2 quan chức CIA không phải đối mặt với những tội hình sự.

Về phần mình, Kareem Khan cho biết, ông hy vọng lệnh Tòa án Tối cao Islamabad sẽ giúp cho các nạn nhân của những cuộc tấn công bằng drone ở Pakistan tìm được công lý. Khan nói rằng lệnh tòa án là chiến thắng cho những nạn nhân vô tội và bày tỏ: "Tôi thành thực mong muốn chính quyền thực hiện chức trách của mình và khởi tố những kẻ có tội".

Diên San (tổng hợp)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文