Phát hiện tàu ngầm bí ẩn của Đức quốc xã

14:13 10/05/2018
Sau một thời gian dài nỗ lực tìm kiếm, vào trung tuần tháng 4 vừa qua, các nhà thám hiểm thuộc Bảo tàng Hải chiến Jutland ở Đan Mạch, đã tình cờ phát hiện ra một chiếc tàu ngầm biệt tích của hải quân phát xít Đức, bị đắm dưới 123m nước từng được coi là một trong những điều bí ẩn nhất của Thế chiến II.

Đó là cỗ tàu ngầm mang phiên hiệu U-3523 dài 76,70m, cùng trọng lượng rẽ nước là 1.819 tấn thuộc lớp XXI, cũng là thế hệ tàu ngầm hiện đại nhất trong biên chế của lực lượng hải quân quốc xã (KM). Loại tàu ngầm đời mới này có tầm hoạt động liên tục trong phạm vi 15.800 hải lý (28.700km), cùng khả năng lặn tối đa tới 280m dưới mặt nước, nên được giới sử gia đặt nghi vấn đó chính là phương tiện vận chuyển bí mật, đã đưa tên trùm phát xít Adolf Hitler cùng bộ sậu chóp bu kịp đào tẩu sang Nam Mỹ trước khi Thế chiến II kết thúc.

Địa điểm phát hiện chiếc tàu bí ẩn.

Dựa trên tư liệu từ Bộ Quốc phòng Anh, theo đó vào ngày 6-5-1945 cỗ tàu ngầm U-3523 đã bị một chiếc phi cơ cường kích B-24 Liberator của Không lực Hoàng gia Anh bỏ bom trúng, khi nó đang trên đường tháo chạy vào thời điểm Đức Quốc xã đã buông súng đầu hàng ở Hà Lan, Đan Mạch và phía tây bắc nước Đức.

Nhưng kết quả tìm kiếm sau đó không phát hiện ra xác tàu, có thể chiếc U-3523 chỉ bị thương nhẹ và đã kịp trốn thoát… Giả thuyết A. Hitler và cộng sự thân cận chạy trốn cùng tàu ngầm U-3523 được củng cố, dựa theo nguồn tin của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) do các nhân chứng đáng tin cậy cung cấp, cho biết là họ đã gặp tên đầu sỏ phát xít Hitler ở Columbia và Argentina trong giai đoạn sau Thế chiến II. Song song là những tin đồn âm ỉ lan truyền suốt hơn 7 thập niên qua, cho rằng trên tàu U-3523 chở theo vô số tài sản quý giá, mà giới sĩ quan cao cấp  thuộc đế chế đệ tam đã kịp vơ vét tẩu tán trước lúc thất trận…

Nhân sự kiện con tàu ngầm bí ẩn U-3523 được phát hiện cách bờ biển thị trấn Skagen, điểm cực bắc của Vương quốc Đan Mạch khoảng 18km về phía bắc, cũng như cách địa điểm bị trúng bom theo báo cáo của quân đội Anh hơn 16km về phía tây, ông Gert Normann Andersen - đương kim Giám đốc Bảo tàng Hải chiến Jutland cho biết: “Cỗ tàu ngầm U-3523 bị chìm ở độ sâu hơn 100m dưới đáy nước, thực ra rất khó cho công tác trục vớt nguyên vẹn, bởi gần 1/3 thân tàu gồm toàn bộ phần mũi bị cát vùi lấp theo thời gian; trong khi đuôi tàu lại dựng đứng bất thường cách mặt đất khoảng 20m”.

Vẫn theo lời Giám đốc G. Andersen, thì  hiện thời Bảo tàng Hải chiến Jutland đang lưu giữa bản sao bức điện tín cuối cùng, do thuyền trưởng chiếc U-3523 gửi về bộ chỉ huy KM, mà tình báo Anh bắt được trên sóng điện đài mã hóa, với nội dung thông báo tàu đang trên đường trở về căn cứ ở Na Uy, tiếp tế hậu cần và nạp nhiên liệu cho chuyến hải trình tuần tiễu kế tiếp theo kế hoạch định trước.

“Như vậy toàn thể ban chỉ huy, cũng như 58 thành viên phi hành đoàn trên con tàu ngầm xấu số này trước khi thiệt mạng dưới đáy biển, đều không hay biết gì về việc Đức Quốc xã đã thua trận; huống hồ lại còn “kịp” chở theo giới chóp bu của đế chế đệ tam cùng nhiều tài sản giá trị - Giám đốc G. Andersen khẳng định - Những tin đồn dai dẳng nêu trên chỉ thuần túy cổ vũ cho những kẻ theo thuyết âm mưu!”.

Nhóm thợ lặn thám hiểm tiếp cận phần đuôi con tàu U-3523 dưới đáy nước.

Sơ khởi quân đội Đức từng đặt đóng tới 118 chiếc tàu ngầm lớp XXI ngay từ đầu tháng 11-1943, hòng giành lại thế chủ động trên biển trong giai đoạn đỉnh điểm của Thế chiến II. Trải qua quá trình kiểm tra kỹ thuật khắt khe, cuối cùng chỉ 2 chiếc hoàn chỉnh nhất được chính thức bàn giao trong đợt đầu tiên cho KM dạo đầu năm 1945, được mệnh danh là “cặp tiềm thủy đĩnh không thể bị phát hiện” gồm U-3523 và U-3525.

Riêng chiếc U-3525 bị hư hại nặng, do trúng ngư lôi của Hải quân Đồng minh trong chiến dịch Regenbogen ở phía tây biển Baltic vào ngày 30-4-1945, rồi vĩnh viễn chìm xuống đáy nước 3 ngày sau đó.

Duy nhất chỉ có chiếc tàu ngầm mang phiên hiệu U-2540 thuộc lớp XXI, nổi danh qua tên gọi “Wilhelm Bauer” nhằm tôn vinh “cha đẻ” của tàu ngầm là nhà phát minh nổi tiếng người Đức W. Bauer (1822-1875), đã được trục vớt gần như nguyên trạng trong năm 1957 dành cho mục đích nghiên cứu quân sự. Hải quân quốc xã vội vã đánh đắm con tàu này vào cuối Thế chiến II ở vùng nước ngoài khơi vịnh Flensburg Firth, giáp đường biên giới trên biển giữa Đan Mạch và Đức để không lọt vào tay đối phương.

Những tính năng vượt trội từ loại tàu ngầm lớp XXI của Đức trong Thế chiến II, đã được hải quân các nước Đồng minh tận dụng khi thiết kế những kiểu tàu ngầm hiện đại sau này. Còn chiếc U-3525 được phục hồi nguyên bản, rồi đem trưng bày tại Viện bảo tàng Hàng hải ở Bremerhaven phía bắc nước Đức.

T.Q.Long (theo Daily Star)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文