Số phận căn cứ Mỹ tại Okinawa

14:40 12/05/2010
Chưa đầy một tháng nữa trước khi Chính phủ Nhật phải đưa ra kết luận cuối cùng về số phận căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa, tình hình tại Nhật đang nóng dần lên bằng những cuộc biểu tình rầm rộ và các chuyến công cán qua lại của chính khách hai bên. Sự việc đang khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng Mỹ - Nhật giờ đã không còn là đồng minh thân thiết của nhau nữa? Và những chính sách phát triển quân đội của Nhật gần đây nói lên điều gì?

Vì sao người dân Okinawa phản ứng?

Hôm 24/4 vừa qua, khoảng 100 nghìn người đã biểu tình trên quần đảo Okinawa để phản đối sự hiện diện của căn cứ không quân Mỹ. Xin nhắc lại đây không phải là lần đầu tiên người dân Okinawa tiến hành biểu tình. Nhưng cuộc biểu tình này diễn ra quy mô rất lớn và gần Kadena, căn cứ không quân quan trọng nhất của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Thống đốc Okinawa, ông Hirokazu Nakaima, Chủ tịch Nghị viện Okinawa và phần lớn các thị trưởng tại 41 khu vực ở Okinawa đều tham gia cuộc biểu tình. Những biểu ngữ của dòng người dân trên hòn đảo thể hiện sự bực bội của họ vì tiếng ồn, ô nhiễm và những phiền toái mà họ phải chịu đựng do sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa khiến người dân Okinawa bức xúc không chỉ có vậy. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ áp đặt Hiến pháp chủ hòa với Nhật: một sự dàn xếp làm mọi người hài lòng trong một thời gian khá dài. Quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc, Nhật Bản đã đóng góp duy trì được hòa bình trong 6 thập niên, tránh xung đột vũ trang ở Đông Á, mặc dù tình hình khu vực căng thẳng. Riêng Nhật trao vấn đề bảo đảm an ninh của mình cho Mỹ, đã tập trung được năng lực vào việc phát triển kinh tế.

Dân Okinawa biểu tình ngày 25/4 với khẩu hiệu "Dời căn cứ Futenma đi khỏi Okinawa và Nhật Bản".

Tại Okinawa (dài 100km, rộng khoảng 15km, nơi đóng trú của 25.000 quân lính Mỹ, phân chia trong hơn 30 căn cứ), nếu trong những thập niên trước đây, người dân Okinawa dễ dàng chấp nhận các căn cứ quân sự Mỹ vì họ tạo ra công ăn việc làm, Quân đội Mỹ lại chi tiêu nhiều. Nhưng từ thập niên 90, nhất là sau vụ một bé gái 12 tuổi người dân Okinawa bị lính Mỹ hãm hiếp năm 1995, tình thế đã đổi khác. Người dân phẫn nộ, việc đi ra ngoài phố của lính Mỹ bị kiểm soát chặt chẽ hơn, tiêu xài của họ vì thế mà ít đi.

Với người dân Okinawa, sự hiện diện của lính Mỹ tại đây đã kéo dài quá lâu và gây phiền hà cho họ. Để hiểu nỗi bực dọc của người dân, nhiều người đã thống kê được rằng nếu đứng trên nóc một tòa nhà ở Ginowan, nơi có một căn cứ Mỹ thiết lập từ năm 1945, sẽ thấy trên 500 hécta đất lấy của dân, căn cứ Futenma. Rồi bình quân có đến 300 máy bay trực thăng lên xuống mỗi ngày. Tóm lại, các căn cứ Mỹ không còn mang lại gì nhiều về thu nhập cho Okinawa, chỉ chiếm 5% doanh thu của tỉnh bị xem là nghèo nhất của Nhật, trong lúc mà như lời của Thị trưởng Ginowan than phiền về tiếng ồn ào không thể chịu nổi đối với người dân. Hệ quả là làm cho quan hệ Washington - Tokyo thêm căng thẳng. Không chỉ thế, căn cứ này còn đặt ra vấn đề ổn định của khu vực.

Mỹ nên rút hay ở lại?

Từ năm 1996 đã có những cuộc thương lượng giữa WashingtonTokyo để tìm một giải pháp đối với căn cứ Funtema. Việc đảng Dân chủ Nhật lên nắm quyền năm ngoái càng làm cho sự việc phức tạp hơn, và tầm mức căng thẳng giữa WashingtonTokyo làm cho nhiều chuyên gia lo ngại quan hệ hai bên vẫn tốt, nhưng tình hình có thể biến chuyển.

Robert Dujarric, Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á ở Tokyo, cho rằng chính quyền Mỹ bị tình hình Iraq và Afghanistan chi phối đã bị hụt hẫng trước thắng lợi của đảng Dân chủ. Phải nói là Mỹ chỉ có quan hệ với người của đảng bảo thủ, nắm quyền suốt hơn nửa thế kỷ tại Nhật. Theo một số nguồn tin thì Đại sứ Mỹ tại Tokyo, chưa bao giờ gặp một lãnh đạo đảng Dân chủ sau khi đảng này thắng cử vào tháng 8 năm ngoái.

Theo thỏa thuận năm 2006 ký kết giữa Mỹ và Nhật Bản, căn cứ quân sự Futenma sẽ được di dời ra khỏi khu vực đông dân hiện nay đến vùng ven biển Henoko cũng thuộc đảo Okinawa. Thủ tướng Hatoyama trước và sau khi thắng cử đều nói sẽ duyệt xét lại thỏa thuận năm 2006 và dời căn cứ Futenma ra khỏi Okinawa nhưng việc tìm kiếm địa điểm thay thế đã tạo ra sự giận dữ.

Theo chủ tịch các hợp tác xã đánh cá ở vùng này, việc đặt căn cứ quân sự mới tại đây sẽ gây thiệt hại cho nghề cá. Trong lúc đó, Washington vẫn muốn giữ nguyên kế hoạch ban đầu. Có thể thấy Chính phủ Nhật đang lâm vào thế bí nhất là khi chỉ còn một tháng nữa, Thủ tướng Hatoyama phải giải quyết dứt khoát vấn đề Futenma.

Hôm 24/4, trước cuộc biểu tình rầm rộ tại Okinawa, tờ Washington Post nhận định Chính phủ Nhật đã chấp nhận thỏa thuận 2006. Tờ báo Mỹ trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết Ngoại trưởng Nhật đã chuyển cho Đại sứ Mỹ tại Nhật một số đề nghị điều chỉnh dự án Futenma. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật đã bác bỏ ngay điều này.

Thủ tướng Nhật nói rằng chưa bao giờ chính phủ của ông chấp nhận thỏa thuận kể trên. Một nhà ngoại giao Nhật giấu tên cho biết chính quyền của ông Hatoyama cảm thấy bị Mỹ hạ nhục. Việc Chủ tịch Tập đoàn Toyota phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi tháng trước càng làm không khí nặng nề thêm. Vấn đề hiện nay, như nói trên, lúc còn trong đối lập, đảng Dân chủ và lãnh đạo đảng chủ trương dời căn cứ Futenma sang đảo Guam. Nhưng hiện nay thì Thủ tướng Hatoyama và chính phủ của ông không biết phải đi đường nào, trong lúc mà một số đảng nhỏ trong liên minh của ông lại gây sức ép để dời căn cứ, và tăng cường khả năng của quân đội Nhật.

Thật ra theo giới quan sát, vấn đề đặt ra hiện nay đi xa hơn là chỗ đóng quân một hay vài căn cứ Mỹ tại Okinawa. Vì nếu quân đội Mỹ rút đi, cho dù là một phần thì dứt khoát sẽ làm dấy lên trở lại cuộc tranh luận tại Nhật về việc có nên hay không nên tăng cường khả năng quân sự của Nhật. Cánh tả Nhật Bản vì muốn một thế đứng độc lập hơn nữa của đất nước họ đối với Mỹ, đã vô hình trung trở thành đồng minh bất đắc dĩ của cánh dân tộc chủ nghĩa, vốn chủ trương tái vũ trang nước Nhật.

Ngày 23/4 vừa qua, Nhật thông báo kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự ở Djibouti, một nước nhỏ nhưng có vị trí chiến lược quan trọng nằm ở vùng vịnh Aden. Đây là căn cứ quân sự duy nhất và đầu tiên của Nhật ở nước ngoài, nhằm chống cướp biển và để tự vệ. Đây được coi là một bước tiến nữa trong nỗ lực khuếch trương ảnh hưởng quân sự của Nhật Bản ở tầm quốc tế. Vào năm 2001, Nhật Bản bắt đầu nhiệm vụ tiếp nhiên liệu cho Mỹ và liên quân trong cuộc chiến tại Afghanistan. Ba năm sau, 600 binh lính Nhật được triển khai đến Samawa, Iraq, với mục tiêu hỗ trợ tái thiết.

Tháng 1/2007, Cục Phòng vệ được nâng cấp thành Bộ Quốc phòng. Năm ngoái, Nhật tuyên bố điều 2 tàu khu trục và các máy bay do thám để chống cướp biển tại vịnh Aden, đồng thời thông qua luật cho phép hải quân được bảo vệ mọi tàu thương mại tại khu vực và được bắn vào tàu của hải tặc, nhưng không được bắn vào hải tặc.

Trước tình hình an ninh ở châu Á đang thay đổi cũng như trước sức mạnh quân sự gia tăng ở một số nước trong khu vực, Nhật Bản càng muốn thúc đẩy nhanh hơn nữa chương trình quân sự của mình. Việc tăng cường quân sự cũng là cách để Nhật thoát khỏi sự lệ thuộc quá nhiều vào Mỹ, nhất là khi các căn cứ quân sự của Mỹ tại Okinawa đang bị người dân địa phương phản đối.--PageBreak--

Nhật Bản hết là đồng minh ưu tiên của Mỹ?

Khi mới nhậm chức, Tổng thống Mỹ Obama đã nhanh chóng khẳng định các cam kết của Washington đối với Tokyo. Thủ tướng Nhật là vị khách đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng và trong chuyến xuất ngoại đầu tiên, Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã đến thăm nước đồng minh châu Á thân cận nhất của Mỹ.

Thế nhưng, chỉ một năm sau, tình hình đã trở nên khác. Trong dịp đến Washington dự Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân, hồi đầu tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Yuko Hatoyama chỉ có một cuộc nói chuyện riêng ngắn ngủi với Tổng thống Obama trong một bữa ăn tối mà nguyên thủ Mỹ mời các vị khách tham dự hội nghị.

Theo các nhà ngoại giao, 10 phút nói chuyện riêng giữa lãnh đạo hai nước cũng đủ để Thủ tướng Hatoyama nói với Tổng thống Obama rằng, ông vẫn quan tâm xem xét vấn đề di chuyển căn cứ không quân Futenma. Về mặt công khai, các quan chức Mỹ tuyên bố sẵn sàng xem xét các ý tưởng của Thủ tướng Hatoyama, nhưng theo AFP, khi nói chuyện riêng, phía Mỹ không hài lòng chút nào bởi vì từ nhiều tháng nay, phía Nhật Bản không đưa ra một đề nghị cụ thể nào để đàm phán.

Chưa hết, những người vốn ủng hộ liên minh Nhật - Mỹ lại còn lên tiếng cảnh báo rằng ai cũng biết là quan hệ song phương đang căng thẳng. An ninh hạt nhân là một vấn đề rất nhạy cảm đối với Nhật Bản, nước là nạn nhân duy nhất của hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống năm 1945. Thế mà Tổng thống Obama không dành thời gian tiếp Thủ tướng Nhật Bản, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Washington, nhưng lại gặp các lãnh đạo của 13 nước khác.

Căn cứ quân sự của Mỹ tại Okinawa.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Mỹ - Nhật George Packard, được AFP trích dẫn, thì ông thực sự bị sốc khi hai bên không thể tìm cách sắp xếp một cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản.

Thủ tướng Hatoyama vẫn nhắc đi nhắc lại rằng liên minh với Mỹ là hòn đá tảng trong vấn đề an ninh của Nhật Bản, nhưng theo giới phân tích, sẽ là không thực tế nếu cho rằng quan hệ liên minh này không bao giờ thay đổi. Về vấn đề di chuyển căn cứ Futenma, theo một số quan chức Mỹ, chính quyền Washington chưa có dấu hiệu thay đổi thái độ trong hồ sơ này.

Phải chăng thái độ lạnh nhạt của Tổng thống Mỹ đối với Thủ tướng Nhật Bản tại Hội nghị Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân vừa qua chỉ là cách để Washington gây sức ép với Tokyo, bởi vì theo giới phân tích, bất chấp những căng thẳng hiện nay trong quan hệ song phương, cả Mỹ và Nhật Bản đều vẫn cần nhau. Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, phụ trách khu vực Bắc Á, nhấn mạnh, vào lúc các quốc gia Đông Á khác đang vươn lên mạnh mẽ thì vấn đề quan trọng là Mỹ phải phát triển quan hệ với Nhật Bản.

Tuy nhiên, có vẻ quan hệ Mỹ - Nhật lại căng thẳng thêm sau cuộc biểu tình ngày 24/4 của người dân Okinawa. Chả thế mà 3 ngày sau đó, ngày 27/4, Đặc phái viên, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách vùng châu Á - Thái Bình Dương, Kurt Campbell, đã đến Nhật để thảo luận việc di dời căn cứ quân sự Mỹ. Báo chí Nhật dẫn lời của ông Kurt Campel trước khi tới Tokyo, cho biết hiện Washington đã nhận được "những đề nghị nghiêm túc của Chính phủ Nhật trong đó có nhiều điểm hứa hẹn".

Mỹ vẫn muốn giữ lại những nội dung chính của thỏa thuận ký năm 2006. Tuy nhiên, cả hai bên đều không đưa ra chi tiết nào cho thấy sẽ làm thế nào để chấm dứt các bất đồng giữa hai nước đồng minh và để xoa dịu bầu không khí chính trị căng thẳng ở Nhật từ nhiều tháng qua

Nguyễn Bảo (tổng hợp)

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文