Số phận long đong của cha đẻ loại máy ảnh Minox

14:38 26/12/2005

Được các điệp viên sử dụng, loại máy ảnh Minox còn được công chúng ưa chuộng vì tính năng tiện dụng và nhất là nhỏ gọn. Thế nhưng mấy ai biết rằng, Walter Zapp, cha đẻ của loại máy ảnh Minox lại phải chịu một số phận khá đặc biệt.

Walter Zapp sinh ngày 4/9/1905 tại thành phố Riga của Latvia trong một gia đình có cha là thương nhân người Đức và mẹ là người Latvia. Khi Chiến tranh thế giới lần thứ 1 xảy ra, cả gia đình Walter Zapp bị quân đội Nga hoàng Nicolas II đưa đi đày tại vùng Oural xa xôi và lạnh giá vì có gốc gác Đức, vốn là kẻ thù của nước Nga trong chiến tranh.

Tại Oural, cậu bé Walter Zapp suýt bỏ mạng vì mắc chứng lao phổi do không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt, thiếu thốn về dinh dưỡng và chăm sóc y tế. Năm 1918, khi Chiến tranh thế giới lần thứ 1 chấm dứt, gia đình Walter Zapp được chính quyền cách mạng ở Nga cho phép hồi cư về lại Latvia.

Năm 1921, Walter Zapp đã phải bỏ học để kiếm việc làm phụ giúp gia đình. Walter Zapp phụ việc cho một hiệu ảnh. Dần dần Zapp bị chinh phục bởi máy chụp ảnh. Kích thước quá cồng kềnh của những chiếc máy ảnh này đã thôi thúc lòng đam mê nghiên cứu chế tạo của ông.

Năm 1925, nhờ sự giúp đỡ của Nikolai Nylander, một doanh nhân người Nga gốc Latvia, Walter Zapp đã phát minh ra loại máy cắt giấy ảnh chuyên dụng. Sau khi được cấp bằng phát minh, Walter Zapp lại lao vào nghiên cứu chế tạo một loại máy ảnh nhỏ, gọn và tiện dụng cho người sử dụng. Năm 1927, trong một chuyến đến Đức, Nikolai  mua được một chiếc máy ảnh nhỏ hiệu Leica do Đức sản xuất, tặng cho Walter Zapp.

Máy ảnh Minox dùng làm đồ trang sức (ảnh trên) và được thiết kế thành hộp quẹt dành cho điệp viên.

Để hiểu rõ tường tận đến từng chi tiết việc thiết kế  loại máy ảnh Leica, Walter Zapp đã đến Đức xin gặp Oskar Barnack, được xem là cha đẻ của loại máy ảnh Leica. Sự tốt bụng và sẵn lòng giúp đỡ của Oskar Barnack đã giúp cho Walter Zapp nắm vững cách chế tạo loại máy ảnh nhỏ.

Trong khi công việc chế tạo một loại máy ảnh nhỏ và tiện dụng hơn cả loại máy ảnh Leica của Walter Zapp đang tiến triển thì Nikolai Nylander qua đời trong một tai nạn. May thay, người anh trai của Nikolai là Vassili đã giới thiệu công trình nghiên cứu của Walter Zapp cho một doanh nhân tên Richards Gurjens để nhận được sự tài trợ về tài chính. Nhờ đó, năm 1935, Walter Zapp đã chế tạo thành công một chiếc máy ảnh nhỏ có thể bỏ trong túi áo, rất dễ sử dụng và đặt tên là Minox.

Năm 1936, Richard Gurjens thành lập Công ty Valts Electrotechniska Fabrika (VEF-Riga) để sản xuất hàng loạt máy ảnh Minox với tốc độ... 3 chiếc/ngày. Năm 1937, Walter Zapp cải tiến lại  chiếc máy ảnh có vỏ bằng nhôm, sử dụng loại phim 8 x 11 mm và ngay lập tức được khách hàng khắp nơi quan tâm.

Khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 xảy ra, Walter Zapp tỏ ý muốn được trở về Đức và được phía Liên Xô chấp thuận. Thế nhưng tại Đức, gia đình ông bị quản thúc còn bản thân ông bị đưa đi lao động cưỡng bức trong một công xưởng chuyên chế tạo máy chụp ảnh dành cho máy bay  của không quân Đức Quốc xã ở ngoại ô thành phố Berlin.

Khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 chấm dứt, chưa biết phải bắt tay vào sản xuất loại máy ảnh Minox như thế nào thì Richard Gurjens lại xuất hiện, lần này trên danh nghĩa  đại diện của công ty chuyên phân phối thuốc lá Rinn & Cloos của Đức và đề nghị hợp tác sản xuất hàng loạt máy ảnh Minox với Walter Zapp.

Không còn sự lựa chọn nào khác, Walter Zapp đành chấp nhận hợp tác với Richard Gurjens. Và thế là năm 1946, Công ty Chế tạo máy ảnh Minox Gmbh ra đời. Vào thập niên 50, 60 của thế kỷ XX những chiếc máy ảnh Minox thế hệ II và III đã được bán rộng rãi trên thế giới và cũng trở thành vật bất ly thân của các điệp viên.

Đến năm 1972, khi biết âm mưu thôn tính Công ty Minox-Gmbh của một nhà tài phiệt người Mỹ thông qua việc hỗ trợ nguồn vốn cho Công ty Rinn & Cloos, đối tác của Walter Zapp trong Công ty Minox Gmbh, để yêu sách tăng vốn điều lệ nhằm chiếm giữ phần lớn cổ phần của Công ty Minox-Gmbh, Walter Zapp quyết định rời bỏ Công ty Minox-Gmbh, nhưng trước đó ông đã kịp bán lại bản quyền phát minh loại máy ảnh Minox cho nước Đức, đất nước của cha.

Walter Zapp qua đời ngày 17/7/2003. Năm 2004, chính quyền thành phố Riga đã cho dựng một bức tượng bán thân của ông tại chính nơi vốn là cơ xưởng dùng để chế tạo chiếc máy ảnh Minox đầu tiên của Walter Zapp. Còn tại Đức, một bức tượng của ông được đặt bên cạnh bức tượng của Oskar Barnack, cha đẻ của loại máy ảnh Leica, tại Viện Bảo tàng kỹ thuật công nghệ quốc gia ở thành phố Bonn

Văn Hòa (theo Historia)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文