Số phận một phụ nữ Anh gia nhập tổ chức khủng bố IS

09:00 01/03/2019
Shamima Begum, người phụ nữ rời bỏ nhà ở thủ đô London nước Anh để gia nhập tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria lúc 15 tuổi, đã bị chính quyền Anh tước quyền quốc tịch hôm 19-2-2019.

Tuy nhiên, vụ việc này đang tiếp tục gây tranh cãi với một số ý kiến nói Chính phủ Anh không thể tước quốc tịch của cô ta, người này đã 19 tuổi và sống trong trại tị nạn Syria với đứa con mới sinh.

Sajid Javid, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh phát biểu với báo chí trong nước: “Thông điệp của tôi rất rõ ràng. Nếu ai đã từng ủng hộ một tổ chức khủng bố ở nước ngoài, tôi sẽ không ngần ngại ngăn cấm người đó trở lại Anh”. Tuy nhiên, quyết định cứng rắn của Javid vấp phải sự phản đối từ phía gia đình Shamima và họ đang chuẩn bị kháng cáo với quyết định Bộ Nội vụ. Trong bức thư gửi Javid, Renu - chị gái của Shamima - nói gia đình không thể bỏ rơi Shamima và cho rằng trường hợp này cần được quyết định bởi toà án.

Shamima Begum.

Theo luật pháp, công dân Anh chỉ có thể bị tước quyền công dân nếu họ đủ điều kiện nhập quốc tịch ở một quốc gia khác. Luật pháp quốc tế cũng ngăn cấm tình trạng biến công dân thành người vô tổ quốc. Trong khi đó, Bộ Nội vụ Anh khẳng định họ có thể tước quyền công dân của Shamima vì cô có thể xin nhập quốc tịch Bangladesh thông qua người mẹ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Bangladesh cho biết Shamima không phải là công dân nước này và tất nhiên là cô gái không được phép nhập cảnh vào đây.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Bangladesh cũng khẳng định Shamima chưa bao giờ nộp đơn xin quốc tịch kép với Bangladesh và cũng chưa bao giờ đặt chân đến đây. Về phần mình, lãnh đạo Công đảng Anh Jeremy Corbyn chỉ trích quyết định của Sajid Javid là “cực đoan”. Corbyn lập luận: “Theo quan điểm của tôi, cô ấy có quyền quay lại Anh. Tất nhiên, khi quay trở lại, cô ấy sẽ phải bị chất vấn về những gì mình đã làm”.

Đồng tình với quan điểm này, cựu Thẩm phán Liên Hiệp Quốc Geoffrey Robertson, bình luận: “Thẩm phán - chứ không phải chính trị gia – mới là người có quyền quyết định hình phạt cho Shamima”.

Shamima, hiện đã 19 tuổi, là một trong số 3 phụ nữ trẻ đã rời nước Anh để gia nhập IS năm 2015. Sau khi đến thành phố Raqqa của Syria được 10 ngày, Shamima kết hôn với Yago Riedijk, một chiến binh IS gốc Hà Lan. Theo tuyên truyền của IS khi đó, các cô gái Hồi giáo tình nguyện gia nhập đội quân nữ của chúng hoặc để sinh đẻ ra các chiến binh cho Vương quốc Hồi giáo thống trị toàn thế giới, hoặc trực tiếp chiến đấu. Việc làm đám cưới tập thể là do IS tổ chức cho các tay súng nam.

Câu chuyện này làm nảy sinh khái niệm “cô dâu IS” (“IS bride” trong tiếng Anh) – tức những phụ nữ tình nguyện hiến thân cho các tay súng IS. Hiện nay Yago Riedijk - người Hà Lan cải đạo theo Hồi giáo - được cho là đã đầu hàng quân Chính phủ Syria. Còn Shamima kẹt lại trong một trại tị nạn ở Syria và vừa sinh con trai vào đầu năm 2019. Hai đứa con đầu của Shamima đã chết yểu do bệnh tật. Nhờ một loạt cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình, Shamima Begum trở nên “nổi tiếng” trở lại sau 3 năm.

Người phụ nữ này đã kể với các nhà báo Anh tới trại tị nạn về tình cảnh của mình. Shamima Begum tuyên bố cô chưa bao giờ muốn trở thành “biểu tượng” của IS và bày tỏ mong muốn được quay trở lại Anh để nuôi con trong yên bình. Trong thư gửi Javid, chị gái Shamima cũng yêu cầu hỗ trợ đứa cháu trai mới sinh của cô đến Anh. Về vấn đề này, Javid tuyên bố đứa trẻ vẫn có thể là người Anh dù đã tước quyền công dân của mẹ cháu là Shamima. Javid phát biểu trước Hạ viện Anh: “Trẻ em không nên chịu đựng những điều này. Nếu cha mẹ mất quyền công dân Anh, điều đó không ảnh hưởng gì đến quyền của con cái họ cả”.

Tasnime Akunjee, luật sư đại diện cho gia đình Shamima dự định sẽ đến trại tị nạn ở Syrian để xin phép Shamima đưa con trai cô về Anh trong thời gian chờ giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, Shamima nói con trai của cô không được khoẻ và sẽ không để đứa con đến Anh một mình. Shamima cũng nói thêm rằng, cô “sẵn sàng thay đổi” và mong nhận được “sự độ lượng” của các chính khách Anh. Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn khác với truyền thông Anh, Shamima Begum đã gây phẫn nộ trong một phần dư luận khi kể lại cảnh “thấy các đầu lâu của kẻ thù đối với đạo Hồi trong túi rác” và coi đó chuyện bình thường.

Theo Sky News, hiện nay một trại tỵ nạn do du kích người Kurd kiểm soát ở Syria có hàng chục nghìn người sống lay lắt, đói khát. Trong số này, ngoài nạn nhân chiến sự bình thường có nhóm “cựu thành viên IS” bị nhốt riêng sau một khu có hàng rào.

Tại đó, phóng viên John Sparks của Hãng tin Sky News nhìn thấy hàng trăm đứa trẻ sinh ra trong vùng do IS từng kiểm soát là con của công dân các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ đi theo IS. Có những đứa trẻ người Pháp bị cha mẹ đem sang khi họ đầu quân theo IS nhưng nay mồ côi sống vất vưởng. Có cả một số phụ nữ đã bệnh tật, kể cả bị bệnh tâm thần, không biết số phận sẽ đi đâu về đâu - John Sparks kể lại. Bản thân Shamima Begum nói với John Sparks rằng cô ta nay không có đủ thức ăn nuôi con và đã mất hết giấy tờ.

Với một phần dư luận Anh và châu Âu, người ta muốn những kẻ chạy theo IS bị trừng phạt nặng nhất vì họ tự nguyện ủng hộ một tổ chức khủng bố tàn bạo. Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng cần tiếp nhận các công dân của mình trở về nước và chỉ trừng phạt những ai gây tội ác; hoặc thanh lọc, giáo dục để họ hoàn lương.

Sau một giai đoạn bành trướng mạnh, IS nay đã bại trận và chỉ còn giữ một vùng đất rất nhỏ ở biên giới Syria - Iraq. Cho đến năm 2016, Liên Hiệp Quốc ước tính có 6 triệu người tỵ nạn Syria cần cứu trợ gấp vì nội chiến và chiến tranh với IS. Nay, với số dân từ vùng lãnh thổ cũ bỏ chạy khắp nơi, con số này tiếp tục tăng lên tạo gánh nặng cho các nhóm kháng chiến và chính quyền những nước xung quanh.

Diên San (tổng hợp)

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文