Sự trở về từ “cõi chết” của một điệp viên Tây Ban Nha

14:24 03/01/2006

Theo tờ Timeout của Anh, một điệp viên của Cơ quan An ninh Tây Ban Nha, nổi tiếng về chống khủng bố sau khi gia đình loan tin đã "qua đời" vì bệnh tim tại Thái Lan, vừa qua bất ngờ xuất hiện tại thủ đô Paris nước Pháp. Ông đã tiết lộ với báo giới Tây Ban Nha về cuộc sống trong 6 năm "qua đời" của mình.

Từ tay lừa đảo siêu hạng trở thành điệp viên

Điệp viên này tên là Fransico Paisa, sinh ngày 27/2/1936 tại thủ đô Madrid – Tây Ban Nha trong một gia đình trung lưu.

Trước khi đến với nghề điệp viên, Paisa khá nổi tiếng ở Tây Ban Nha cũng như một số nước nhờ tài lừa đảo tiền của thiên hạ. Ngay từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, qua giới thiệu của bạn bè, Paisa đã làm quen và tạo được sự tin cậy của Tổng thống và Chính phủ nước Guinea. Tổng thống Guinea đã giao toàn bộ quyền điều hành, quản lý, sử dụng tài chính của Ngân hàng Quốc gia Guinea cho Paisa. Nhưng không lâu sau, Paisa đã từ bỏ chiếc ghế đứng đầu ngành tài chính, tiền tệ của đất nước nhỏ và nghèo này để chạy sang Thụy Sĩ.

Tại đây, với ngón nghề cũ của mình, Paisa đã thành công trong nhiều phi vụ và số tiền của anh ta lừa gạt được ngày càng lớn. Paisa đã lập ngân hàng riêng của mình tại Thụy Sĩ. Tuy vậy, không lâu sau do liên quan đến các hoạt động lừa gạt tài chính, Paisa đã bị chính Tổng thống Indonesia khi đó là Suharto kiện ra tòa và anh ta đã chịu sự trừng phạt của tòa án với mức án 18 tháng tù giam.

Sau khi ra tù, với quyết tâm “thay đổi con người”, Paisa đã quay trở lại đất nước Tây Ban Nha để sinh sống. Dựa vào mối quan hệ với một số người trong chính phủ và bạn bè cùng tài ăn nói, Paisa đã khá dễ dàng được nhận vào làm việc ở Cục Tình báo Tây Ban Nha, bắt đầu cuộc sống điệp viên kéo dài hơn 20 năm của mình.

Quá trình cài cắm, lập nhiều chiến công

Vào đầu những năm 80, dưới sự bố trí của Cục Tình báo Tây Ban Nha, Paisa đã được “đánh chìm” thành công vào nội bộ tổ chức khủng bố nổi tiếng xứ Bath của Tây Ban Nha, trở thành điệp viên cài cắm độc lập chui sâu. Paisa đã cung cấp cho Tình báo và An ninh Tây Ban Nha rất nhiều tin tức quan trọng về cơ cấu, tổ chức lực lượng, phương tiện, âm mưu, ý đồ, thủ đoạn, biện pháp hoạt động khủng bố của tổ chức này, từ đó giúp các cơ quan an ninh, tình báo kịp thời có biện pháp vô hiệu hóa nhiều vụ tập kích, khủng bố tại một số khu vực trong lãnh thổ Tây Ban Nha.

Năm 1986, Paisa trong vai một tay buôn lậu vũ khí rất tài đã mua cho tổ chức khủng bố xứ Bath một số tên lửa hiện đại từ thị trường châu Âu. Paisa đã bí mật cài các thiết bị phát vô tuyến điện vào tên lửa này khi chuyển giao và kết quả là Cảnh sát Tây Ban Nha có điều kiện thuận lợi bắt giữ được nhiều thành viên của tổ chức khủng bố làm cho suy yếu nặng nề.

Vào những năm 90 của thế kỷ XX, Paisa lại lập kỳ công khi đưa ra vành móng ngựa một thủ lĩnh cảnh sát của Tây Ban Nha vì tội tham nhũng và nhận hối lộ. Đó là một đội trưởng tên là Luis Rondan. Được biết, viên sĩ quan cảnh sát này đã nhận hối lộ với số tiền khoảng hơn 8 triệu bảng Anh. Nhờ có chiến công này, Paisa đã được lĩnh thưởng từ Cảnh sát Tây Ban Nha với khoản tiền là 1 triệu bảng Anh.

Trong lịch sử Tình báo Tây Ban Nha, có lẽ Paisa là điệp viên cài cắm duy nhất đã hoạt động bí mật và thành công trong vòng 20 năm trong nội bộ tổ chức khủng bố.

Sau khi bị truy nã, tìm cách đánh lừa an ninh

Nhưng khi điệp viên hàng đầu của Cảnh sát và Tình báo Tây Ban Nha đang thuận buồm xuôi gió trong các hoạt động ngầm, thì những vụ tai tiếng về việc anh ta tham gia các hoạt động rửa tiền phi pháp với các tập đoàn tội phạm ở Tây Ban Nha cũng dần nổi lên. Người ta cho rằng, Paisa trong quá trình làm điệp viên cài cắm đã chia chác những khoản “tiền đen”, vì vậy ngày 26/2/1998, Cảnh sát Madrid đã tiến hành lập án điều tra đối với Paisa. Biết được tin này, Paisa đã bí mật chạy trốn sang Thái Lan.

Mùa xuân năm 1999, đúng vào dịp Chính phủ Tây Ban Nha chuẩn bị phát lệnh truy nã đối với Paisa, thì người em gái của anh ta bất ngờ tuyên bố với giới báo chí và công chúng rằng Paisa đã qua đời tại thủ đô Bangkok, Thái Lan vào ngày 2/7/1998 do bị bệnh tim. Người em gái Paisa còn gửi cho Tòa án Tây Ban Nha những chứng cứ bán tín bán nghi về cái chết của anh trai mình và tổ chức tang lễ linh đình cho Paisa tại Thái Lan. Từ đó, tên tuổi và thông tin về điệp viên này đã đi vào dĩ vãng và Lực lượng An ninh Tây Ban Nha dường như không để ý đến anh ta nữa.

Sự xuất hiện bất ngờ sau 6 năm “qua đời”

Điều làm cho người ta ngạc nhiên là sau 6 năm “qua đời”, Paisa bất ngờ xuất hiện trước mắt công chúng. Vào ngày 5/12/2005, tại một quán cà phê ở thủ đô Paris, Pháp, Paisa đã bí mật trả lời phỏng vấn của phóng viên tạp chí Điều tra của Tây Ban Nha và lần đầu tiên đã tiết lộ về cuộc sống trong 6 năm lẩn trốn và mang tên tuổi giả của mình. Theo Paisa cho biết thì sau khi “qua đời” vào năm 1998, anh ta đã đổi tên thành Fransico Pando và sống ở Luxembourg, một nước nhỏ ở Tây Âu.

Để che mắt mọi người, anh ta đã làm một tấm hộ chiếu giả mang quốc tịch Argentina, tự nhận mình là kỹ sư với tuổi đời là 54 và cặp bồ với một cô gái trẻ mắt xanh, tóc vàng. Dựa vào những loại giấy tờ giả về thân phận của mình, vài năm qua Paisa đã đi lại bình thường giữa Luxembourg, Genève, London và nhiều nơi khác. Nhưng do sợ bị Cảnh sát Tây Ban Nha bắt, nên trong nhiều năm qua anh ta đã không trở về Tổ quốc.

Ngay sau khi tờ tạp chí trên đăng tải bài phỏng vấn đối với Paisa, dư luận Tây Ban Nha vừa ngạc nhiên vừa tức giận. Cảnh sát Tây Ban Nha tuyên bố họ sẽ yêu cầu Chính phủ Luxembourg cho phép dẫn độ Paisa về nước để xét xử

T.T (Theo Thời báo Hoàn cầu)

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文