Tại sao kế hoạch Oxcart của CIA bị thất bại?

21:10 18/10/2007
Oxcart là mật danh của một kế hoạch sử dụng máy bay siêu thanh loại A-12 do Hãng Lockheed chế tạo để do thám các quốc gia XHCN từ trên không. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi được triển khai, kế hoạch Oxcart đã gặp thất bại và buộc phải khai tử. Hồ sơ mật được Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) công khai vào tháng 5/2007 đã làm sáng tỏ một phần về sự thất bại này.

Từ năm 1954, CIA bắt đầu triển khai chiến dịch do thám các cơ sở quân sự trọng yếu của Liên Xô và các quốc gia XHCN Đông Âu từ trên không bằng loại máy bay U-2. Thế nhưng chỉ một năm sau, hoạt động do thám từ trên không đã bị radar của Liên Xô phát hiện và cảnh báo.

Để tránh bị phòng không của Liên Xô bắn hạ, các chuyến bay U-2 được lệnh phải bay cao hơn, điều này đã khiến hoạt động do thám không phát huy hiệu quả. Đến năm 1958, CIA quyết định sẽ thay thế máy bay U-2 bằng thế hệ máy bay do thám mới bay nhanh và an toàn hơn.

Trong vòng bí mật, CIA tiến hành ký hợp đồng nghiên cứu thiết kế để chế tạo máy bay do thám đời mới với hai Hãng Lockheed và Convair. Đến ngày 1/5/1960, sự kiện chiếc máy bay do thám U-2 đầu tiên bị bắn hạ trên lãnh thổ Liên Xô và viên phi công Fancis Gary Powes bị bắt giữ ngay sau đó càng khiến CIA quyết tâm thúc đẩy hai Hãng Lockheed và Convair nhanh chóng nghiên cứu thiết kế loại máy bay do thám đời mới.

Tháng 9/1961, khi công việc thiết kế đã hoàn thành, CIA quyết định chọn loại máy bay do thám A-12 của Hãng Lockheed thay vì loại máy bay do thám Kingfish của Hãng Convair để thay thế cho loại máy bay U-2.

Một hợp đồng trị giá 5,4 tỉ USD đã được ký kết giữa CIA và Hãng Lockheed, theo đó Hãng Lockheed sẽ chế tạo 18 chiếc A-12 cho CIA mà chiếc đầu tiên sẽ được bàn giao chậm nhất là trước tháng 10-1962. Từ đó ra đời kế hoạch sử dụng máy bay A-12 để do thám trên không có mật danh "Oxcart".

A-12 là thế hệ  máy bay siêu thanh có thể bay với tốc độ 3.600km/giờ nhờ được thiết kế hai động cơ phản lực loại Pratt & Whitney J58 mạnh đến 31 nghìn Hp. A-12 còn có thể bay ở cao độ 60 nghìn m để tránh bị radar đối phương phát hiện và các loại tên lửa phòng không bắn hạ.

Vào ngày 5/10/1962, chiếc A-12 đầu tiên được xuất xưởng và bàn giao cho CIA tại căn cứ Groom Lake. Đây là căn cứ thử nghiệm các loại vũ khí kể cả máy bay của CIA ở bang Nevada. Trong lần bay thử nghiệm đầu tiên, chiếc A-12 đã gặp sự cố kỹ thuật khi tốc độ bay tối đa chỉ đạt mức 1.800km/giờ. Từ tháng 5/1963, sau khi được cải tiến các động cơ, các chuyến bay thử nghiệm đều đạt đến tốc độ bay tối đa là 3.600km/giờ.

Tuy nhiên, vào ngày 24/6/1963, một chiếc A-12 đã gặp sự cố và rơi xuống cánh đồng ở bang Utah. Phi công thử nghiệm Ken Collins thoát chết trong gang tấc khi kịp nhảy dù ra ngoài. Sau sự cố này, việc cải tiến loại A-12 đã kéo trễ thời gian bàn giao máy bay của Hãng Lockheed cho CIA. Và phải đến tháng 11-1964, chiếc A-12 cuối cùng mới được chuyển giao cho CIA.

Đầu năm 1965, CIA quyết định triển khai các chuyến bay do thám trên không phận Liên Xô và các quốc gia XHCN Đông Âu bằng máy bay A-12. Tuy nhiên, chỉ đến tháng 5-1965, các chuyến bay do thám của A-12 đã bị radar Liên Xô phát hiện.

Điều này đã khiến CIA lo ngại là Liên Xô có thể cải tiến hay chế tạo các tên lửa phòng không để bắn hạ máy bay A-12 như đã từng làm để bắn hạ máy bay do thám U-2.

Tháng 11-1966, khi liên tiếp hai chiếc A-12 gặp sự cố và rơi xuống vùng biển Baltic của châu Âu khi đang thi hành nhiệm vụ thì CIA mới quyết định đình hoãn vô thời hạn việc triển khai hoạt động do thám trên không phận Liên Xô bằng máy bay A-12. Đây cũng là dự báo thất bại không thể tránh được của kế hoạch Oxcart.

Việc buộc phải đình chỉ các chuyến bay do thám bằng máy bay A-12 trên không phận Liên Xô và các quốc gia XHCN Đông Âu đã khiến CIA bị chỉ trích và phải điều trần trước Ủy ban Tình báo của Quốc hội Mỹ về hiệu quả của hoạt động tình báo từ trên không bằng máy bay A-12, nhất là khi đã phải chi đến nhiều tỉ USD cho việc trang bị loại máy bay do thám này.

Để vớt vát uy tín, CIA quyết định chuyển các chuyến bay do thám bằng máy bay A-12 từ châu Âu sang châu Á với mục tiêu do thám là Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Lào, Campuchia và Bắc Triều Tiên. Tháng 5/1967, CIA quyết định thành lập Phi đội "Tấm khiên đen" gồm 6 chiếc A-12 tại căn cứ không quân Kadena của Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật.

Từ tháng 6/1967, các chuyến bay do thám của máy bay A-12 được triển khai trên không phận Trung Quốc, Lào, Campuchia, Bắc Triều Tiên và tập trung nhiều nhất tại Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi thực hiện được 22 phi vụ do thám, CIA buộc phải đình chỉ hoạt động của Phi đội "Tấm khiên đen" khi xảy ra vụ tai nạn khó hiểu của một chiếc A-12 rơi xuống vùng biển Philippines vào ngày 2/7/1967, sau khi thực hiện phi vụ do thám trên không phận Trung Quốc. Do viên phi công bị tử vong nên giả thuyết cho rằng chiếc A-12 này đã bị tên lửa phòng không Trung Quốc bắn trúng và viên phi công đã cố điều khiển máy bay đáp xuống căn cứ không quân Clark của Mỹ tại Philippines nhưng không thành công.

Suốt nhiều tháng liền, Hải quân Mỹ đã phong tỏa khu vực để trục vớt chiếc A-12. Hậu quả của sự cố này là CIA buộc phải đình chỉ toàn bộ hoạt động do thám từ trên không của máy bay A-12 tại châu Á.

Ngày 11/7/1967, chiếc A-12 cuối cùng rời khỏi căn cứ Kadena bay đến căn cứ không quân Pablo ở bang California rồi sau đó bay tiếp đến căn cứ Groom Lake của CIA. Tại đây, từ ngày 1/8/1967, các chuyên viên của Hãng Lockheed tiến hành phá hủy tất cả những chiếc A-12 còn lại. Kế hoạch Oxcart của CIA đã thất bại.

Hiện trường vụ rơi máy bay A-12 đầu tiên.

Theo hồ sơ tình báo trên không thời kỳ Chiến tranh lạnh được CIA công bố vào tháng 5/2007, trong tổng số 18 chiếc A-12 mà Hãng Lockheed chuyển giao cho CIA để triển khai kế hoạch Oxcart, đã có đến 8 chiếc bị rơi cả trong thời gian bay thử nghiệm và thi hành nhiệm vụ, trong đó nguyên nhân của hai chiếc A-12 rơi xuống biển Baltic vào tháng 11/1966 và vụ chiếc A-12 rơi xuống vùng biển Philippines vào tháng 7/1967 vẫn còn là một bí mật mà CIA chưa thể tiết lộ

Văn Hòa (theo CiCentre)

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

Ngày 26/5, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐH KTQD) đã tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh với sự tham gia của hàng ngàn thí sinh đến từ Hà Nội và nhiều tỉnh, thành. Năm 2024, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường là gần 7.000. Trường mở 6 mã ngành/chương trình mới, là những ngành có nhu cầu nhân lực xã hội rất cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文