Tại sao năm 1979 Iran tử hình Thủ tướng Hoveyda?

11:35 23/01/2010
Sinh ngày 8/2/1920 tại thủ đô Tehran trong một gia đình danh giá có truyền thống làm việc trong ngành ngoại giao, Hoveyda từng theo học đại học tại Pháp và là một chính khách có tư tưởng cách tân. Ông nói thông thạo tiếng Pháp, Anh, Ba Tư, Italia, Đức, Arập.

Quay về lại Iran sau một thời gian theo học tại Pháp, Bỉ, Hoveyda gia nhập quân đội, sau đó được nhận vào làm việc trong ngành Ngoại giao Iran. Năng lực làm việc đặc biệt của Hoveyda nhanh chóng khiến ông nổi lên như một chính khách trẻ được cả hai thủ tướng Mohammad Mossadegh và Hassan Ali Mansour để ý và tiến cử với nhà vua Shah Reza Pahlavi.

Năm 1976, Hoveyda được bổ nhiệm làm Đại sứ Iran tại Thổ Nhĩ Kỳ và là người có công lớn trong gắn kết quan hệ ngoại giao giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thời gian này, Hoveyda nổi lên như một chính khách Iran rất được cộng đồng quốc tế nể trọng.

Tuy nhiên, chính thái độ gần gũi các quốc gia phương Tây, nhất là Anh, Mỹ, Pháp của Hoveyda cũng đã khiến ông gặp nhiều chỉ trích từ giới tăng lữ Hồi giáo quá khích trong nước khi nhận định rằng, chính Hoveyda sẽ là mầm mống gây bất ổn tình tình chính trị của Iran khi được phương Tây hậu thuẫn để tiến hành các cải cách mang tính chất đối kháng với các chính khách đương thời vốn không ưa thích các quốc gia phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp can thiệp quá sâu vào nội tình Iran. Điển hình là vụ binh biến lật đổ Thủ tướng thân Liên Xô Mohammad Mossadegh vào năm 1953, do Mỹ, Anh và Pháp giật dây.

Những người biểu tình đang tấn công sứ quán Mỹ tại thủ đô Tehran.

Trong tình hình như thế, mầm mống của cuộc Cách mạng Hồi giáo bắt đầu phát triển tại Iran do người dân quá chán ngán với chính sách điều hành đất nước một cách hà khắc của nhà vua Shah Palhavi. Nhiều nhân vật và một số tổ chức Hồi giáo cực đoan đã đồng loạt kích động người dân nổi lên lật đổ chế độ quân chủ và thiết lập một nước cộng hòa theo thể chế Hồi giáo. Lo ngại ảnh hưởng ngày càng to lớn của Thủ tướng Hoveyda  tại Iran sẽ lấn át quyền lực của mình nên vào năm 1976, 3 năm trước khi cuộc Cách mạng Hồi giáo xảy ra tại Iran, Nhà vua Shah quyết định bổ nhiệm Hoveyda làm Đại sứ Iran tại Bỉ và Hà Lan.

Do không muốn một lần nữa xa quê hương, Hoveyda quyết định từ chối nhiệm vụ mới mà không biết đây là quyết định mang tính định mệnh liên quan đến sinh mạng của ông. Bởi vì, chỉ đến tháng 4/1979 tại Iran đã bùng nổ cuộc Cách mạng Hồi giáo sau khi Giáo chủ Ayaytollah Khomeini từ nước ngoài quay về Iran để lãnh đạo cuộc Cách mạng Hồi giáo chống lại chế độ quân chủ độc tài được Mỹ hậu thuẫn. Khởi đầu tại thủ đô Tehran, lực lượng học sinh và sinh viên được sự hỗ trợ của Vệ binh Cộng hòa đã chiếm trụ sở Sứ quán Mỹ.

Trong thời gian có mặt tại đây, lực lượng cách mạng đã thu giữ nhiều tài liệu quan trọng, trong đó có một tài liệu được cho là của chi nhánh CIA tại thủ đô Tehran. Tài liệu này xác nhận Hoveyda từng làm việc cho CIA với tư cách là cộng tác viên làm nội gián trong ngành ngoại giao và cả trong nội các Chính phủ Iran dưới thời  hai thủ tướng Mahommad Mossadegh và Hassan Ali Mansour.

Tài liệu quan trọng này liền được chuyển giao cho Cơ quan  An ninh tình báo Cách mạng Iran (Sa Vak). Sa Vak liền tiến hành điều tra và sau đó bắt giữ Hoveyda, mặc cho phản ứng của Hoveyda và cả những người ủng hộ ông. Bị tạm giữ và giam giữ tại nhà tù Qadr ở thủ đô Tehran, Hoveyda liên tục bị điều tra thẩm vấn. Tuy nhiên, mặc dù Hoveyda cố né tránh các câu thẩm vấn và cho rằng đây là điều không thực và do chính quyền cách mạng dựng ra để bức hại mình, nhưng cuối cùng, Hoveyda đành phải nhận tội cộng tác với CIA và phản bội tổ quốc khi tuồn vô số thông tin bí mật liên quan đến chính trường và nội tình Iran cho CIA.

Ngày  9/4/1979, một tòa án đặc biệt mở ra tại thủ đô Tehran dưới sự chủ trì của Giáo chủ Khomeini đã tuyên phạt tử hình đối với Hoveyda về tội cộng tác với CIA và có hành vi phản bội tổ quốc.

Mặc cho sự can thiệp của nhiều quốc gia phương Tây và cả một số quốc gia Hồi giáo và Arập nhằm cứu mạng sống của Hoveyda, cuối cùng, bản án tử hình Hoveyda vẫn được thi hành tại nhà tù Qasr ở thủ đô Tehran. Một toán vệ binh quốc gia do Trung sĩ Hadi Ghaffaei chỉ huy đã thi hành án tử hình đối với Hoveyda vào chiều ngày 7/4/1979. Xác của Hoveyda được bí mật mang đến đặt tại nhà xác thủ đô Tehran và sau đó được người thân đem mai táng tại nghĩa địa Zehesht-e Zahra. Vài ngày sau, nhà riêng của gia đình Hoveyda cũng bị lục soát bởi Vệ binh Cộng hòa để tìm thêm chứng cứ, nhưng không có kết quả.

Hoveyda trở thành nhà lãnh đạo Iran đầu tiên và duy nhất bị tử hình về tội phản bội tổ quốc, trong hồ sơ của Iran về sau đã xác định điều này là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý nhằm đối phó với sự tuyên truyền của phương Tây và rằng vụ tử hình Hoveyda được thổi phồng quá mức bởi một số quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ và Anh nhằm bao che cho tội lỗi của Hoveyda, Hoveyda xứng đáng phải nhận sự trừng phạt như thế

Văn Hòa (theo La Revue)

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文