Mỹ - Arập Xêút:

Tăng cường chia sẻ thông tin tình báo trong cuộc chiến Yemen

20:45 28/04/2015
Chính quyền Mỹ đang mở rộng hoạt động chia sẻ thông tin tình báo với Arập Xêút để cung cấp nhiều dữ liệu hơn về các mục tiêu tiềm tàng cho chiến dịch không kích chống lực lượng chiến binh Houthi ở Yemen. Sự trợ giúp ngày càng tăng từ phía Mỹ được ghi nhận sau 2 tuần Arập Xêút liên tục không kích lực lượng Houthi.

Giới quan sát cho biết, sự hỗ trợ tình báo cho phép Arập Xêút tấn công các mục tiêu chính xác hơn trong cuộc chiến đã giết chết hàng trăm người và buộc hàng chục ngàn người phải rời khỏi nơi cư trú từ tháng 3 năm nay.

Một cựu quan chức Mỹ giấu tên cho biết: "Chúng ta đã mở rộng thêm phần nào chương trình chia sẻ thông tin tình báo với đối tác Arập Xêút. Chúng ta đang giúp họ có được khả năng phán đoán tốt hơn trên chiến trường và cách đối phó hiệu quả với lực lượng chiến binh Houthi. Chúng ta cũng giúp họ xác định những khu vực "không tấn công" cần phải tránh nhằm giảm thiểu tối đa những vụ giết hại dân thường".

Hiện nay, chính quyền Arập Xêút rất cần sự hỗ trợ tình báo từ phía Mỹ, một phần do lo sợ bạo lực có nguy cơ lan đến vùng biên giới nước này với Yemen, cũng như quan ngại về sự ảnh hưởng của người Shiite ở Iran vốn bác bỏ cáo buộc của Riyadh về việc họ ủng hộ phiến quân Houthi. Cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Al-Qaeda của Mỹ ở Yemen đã gặp thất bại sau khi lực lượng Houthi tràn vào thủ đô Sanaa và lật đổ chính quyền nước này.

Những người ủng hộ phong trào Houthi chống chiến dịch không kích của Arập Xêút tại Sanaa hôm 10/4 vừa qua.

Hiện nay, Washington cũng không muốn dính líu trực tiếp đến cuộc xung đột đang ngày càng tồi tệ hơn ở đây - có lẽ đó là lý do khiến Mỹ quyết định mở rộng hợp tác tình báo với Arập Xêút trong chiến dịch không kích ở Yemen. Trước đây, sự hỗ trợ của tình báo Mỹ chỉ giới hạn ở việc kiểm tra độ chính xác của những thông tin về mục tiêu tấn công của Arập Xêút.

Lầu Năm Góc cũng tuyên bố quân đội Mỹ đã bắt đầu tiếp dầu trên không cho các máy bay chiến đấu của liên minh Arập trên không phận của Arập Xêút và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE).

Trong thời gian đầu khi Arập Xêút triển khai chiến dịch không kích lực lượng Houthi ở Yemen, Mỹ chỉ cung cấp một số hình ảnh vệ tinh mà không chú trọng chia sẻ thông tin tình báo về mục tiêu đánh bom cho quốc gia đồng minh này.

Theo thỏa thuận mới, Arập Xêút sẽ chọn lọc mục tiêu đánh bom và sau đó gửi thông tin đến một trung tâm phối hợp chiến dịch của Lầu Năm Góc để kiểm tra. Đội ngũ chuyên gia phân tích tình báo ở Lầu Năm Góc có nhiệm vụ nghiên cứu những mục tiêu tấn công và sau đó chuyển giao kết quả phân tích cho Arập Xêút để những cuộc không kích hiệu quả hơn, đồng thời tránh những thương vong không mong muốn, cũng như hạn chế gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng quan trọng.

Một cuộc không kích vào thủ đô Sanaa của Yemen hôm 18/4.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp không quân Arập Xêút tiến hành ngay những đợt không kích trước khi Mỹ cung cấp kết quả phân tích tình báo do họ muốn tạo tình huống bất ngờ. Sự hỗ trợ mở rộng của Mỹ một phần cũng do Arập Xêút không có những trang thiết bị tình báo và quân sự hiện đại nhất để chiến dịch không kích lực lượng Houthi có được hiệu quả cao.

Một tuần trước khi chiến dịch không kích phiến quân Hiuthi bắt đầu, Adel al Jubeir - Đại sứ Arập Xêút ở Washington - chuyển giao bản danh sách sơ bộ về các mục tiêu ưu tiên cho Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan. Đại sứ Jubeir muốn CIA xem xét phân tích hơn 100 mục tiêu nhạy cảm bao gồm các căn cứ quân sự được các nhóm chiến binh sát cánh chiến đấu với người Houthi sử dụng. Sau khi nhận được phản hồi từ CIA cũng như Lầu Năm Góc, Arập Xêút sẽ tiến hành điều chỉnh bản danh sách mục tiêu.

Đại sứ Jubeir phát biểu trong một cuộc phỏng vấn về chiến dịch không kích của Arập Xêút: "Mục tiêu là bảo vệ chính quyền hợp pháp cũng như người dân Yemen, làm suy yếu và hủy diệt mọi khả năng chiến đấu của người Houthi có thể đe dọa Arập Xêút. Mục tiêu cơ bản của chiến dịch quân sự là mở ra cánh cửa cho tiến trình chính trị nhằm giải quyết các vấn đề ở Yemen".

Trong chuyến viếng thăm Riyadh hôm 6/4 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken phát biểu chung chung về sự hợp tác mở rộng giữa hai nước: "Arập Xêút đang gửi thông điệp mạnh mẽ đến lực lượng Houthi cùng với đồng minh của họ rằng họ sẽ không thể chiếm đoạt Yemen bằng vũ lực. Một phần trong nỗ lực hợp tác, chúng tôi xúc tiến chuyển giao vũ khí, tăng cường chia sẻ thông tin tình báo và thành lập một cơ sở kế hoạch hợp tác chung ở trung tâm chiến dịch của Arập Xêút".

Dưới sự lãnh đạo của tướng 2 sao hải quân Carl Mundy, Mỹ đã phái một đội hợp tác quân sự gồm 20 chuyên gia để tương tác với các quốc gia Vùng Vịnh.

Binh sĩ Arập Xêút tuần tra dọc biên giới nước này với Yemen.

Theo báo cáo từ các tổ chức trợ giúp nhân đạo, chiến dịch không kích lực lượng Houthi ở Yemen - bắt đầu từ ngày 25/3/2015 - đã làm nhiều dân thường thiệt mạng. Ví dụ, Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) cho biết, cuộc không kích ngày 30/3 vào một trại tị nạn đang nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Houthi đã giết chết 40 dân thường.

Trong khi đó, các quan chức cao cấp Arập Xêút buộc tội người Houthi đã gây ra thảm họa đó. Mục tiêu chiến dịch không kích do Arập Xêút dẫn đầu là tái chiếm những vùng đất bị Houthi chiếm giữ trước đó đồng thời khôi phục chính quyền Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi của Yemen.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Liên Hiệp Quốc, ít nhất 648 dân thường Yemen đã bị thiệt hại kể từ khi chiến dịch không kích được triển khai cho đến nay. Ngoài ra, những cuộc không kích của Arập Xêút đã nhắm trúng các bệnh viện, trường học, một trại tập trung như đã nói ở trên và các vùng lân cận.

Thiên Minh (tổng hợp)

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文