"Thị trấn nghĩa địa" tên lửa hạt nhân ở Ba Lan

21:00 10/02/2021
Một số người gọi nó là thị trấn ma, vì trong nhiều thập niên nó không xuất hiện trên bất kỳ bản đồ nào - địa điểm bí mật mà ở đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh có khả năng cất giấu kho vũ khí hạt nhân chết người có khả năng xóa sổ các thành phố lớn của phương Tây.

Những người khác gọi nó là Chernobyl của Ba Lan, vì bức màn bí mật che đậy xung quanh những bí ẩn phóng xạ của nó đã tạo ra sự so sánh lo lắng với vùng cấm xung quanh nhà máy điện Ukraine bị thảm họa phóng xạ hạt nhân. Nhưng ngày nay, Borne Sulinowo ở vùng Tây Pomeranian phía bắc Ba Lan đang nổi lên như một điểm đến thú vị cho những người ưa mạo hiểm muốn khám phá một khu vực thiên nhiên xinh đẹp và một điểm nóng tương đối ít được biết đến với quá khứ rất đen tối.

Để đến thị trấn này từ Szczecin, thủ phủ của khu vực, khách du lịch phải trải qua một chuyến lái xe dài qua các vùng đất thấp chủ yếu là nông thôn của Ba Lan - một địa hình vẫn còn mang di chứng Chiến tranh Lạnh. Không nơi nào hơn thị trấn Drawsko Pomorskie, địa điểm tập trận quân sự lớn nhất của quân đội Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu. Năm 2020, hàng chục nghìn quân nhân đã đổ vào khu vực này, tận dụng sự che chắn của cảnh quan hồ nước và rừng rậm để tham gia Defender-Europe 20, được cho là cuộc tập trận quân sự lớn nhất lục địa trong 1/4 thế kỷ qua. Đi thêm một giờ về phía đông từ Drawsko, nơi khu rừng trở nên sâu hơn và yên tĩnh hơn, bạn sẽ đến khu vực cấm ngày xưa của Borne Sulinowo.

Một chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô đặt trên bệ ở thị trấn Borne Sulinowo của Ba Lan là một lời nhắc nhở địa điểm là cơ sở quân sự bí mật của Liên Xô

Thị trấn bí ẩn

Trước khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, địa điểm này chỉ dành cho những người có thẻ thông hành đặc biệt. Những người khác đều tránh xa và giả vờ như họ không biết gì về nó. Khu vực được che giấu một cách tốt nhất. Gần 12.000 quân Liên Xô đóng quân trong khu phức hợp quân sự Borne Sulinowo vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Họ là một phần của Nhóm Lực lượng Phương Bắc hiện diện tại Ba Lan trong khuôn khổ hiệp định Khối Warszawa giữa Liên Xô và các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa thuộc Khối phía Đông.

Wiesaw Bartoszek, chủ sở hữu bảo tàng địa phương ở Borne Sulinowo, cho biết: “Nơi này là địa điểm xây dựng lớn cho quân đội và các cơ sở quân sự. Sau năm 1945, khi Liên Xô tiếp quản địa điểm, khu phức hợp trở thành một phần trong kế hoạch quân sự của Hiệp ước Warsaw, bao gồm hàng loạt cuộc tập trận lớn chuẩn bị cho lực lượng mặt đất và không quân để phản ứng nhanh trước phương Tây. Chỉ có một con đường dẫn đến đó, một đường ray dẫn đến thị trấn bí ẩn đằng sau hàng rào điện”.

Tòa nhà sĩ quan bị bỏ hoang tại Borne Sulinowo.

Những người sống gần Borne Sulinowo dường như quá sợ hãi khi đề cập đến nó. Ngay cả trước khi có sự xuất hiện của người Liên Xô, thị trấn này đã bị cấm không cho ai lui tới. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khi khu vực này là một phần của Đức, thị trấn được gọi là Gross Born, hoạt động như một căn cứ quân sự và bãi tập. Năm 1939, quân đội chủ lực Đức đồn trú tại đây dưới sự chỉ huy của Tướng Heinz Guderian đã tiến hành cuộc xâm lược Ba Lan gây ra xung đột toàn cầu. Sau đó khu vực được sử dụng để làm nơi giam giữ các tù nhân chiến tranh.

Người Đức xây dựng hầu hết các cơ sở hạ tầng sau này được Liên Xô sử dụng. Nơi đây có doanh trại cho quân đội, một tuyến đường sắt và một khu phức hợp bệnh viện quân sự khổng lồ ngày nay bị bỏ hoang, vẫn còn là một bí ẩn chờ du khách khám phá. Hàng rào an ninh và dây thép gai đã không còn từ lâu, cho phép khu đất bỏ hoang rộng mở cho những du khách tò mò. Du khách đi lang thang giữa những cái cây và bụi rậm mọc um tùm xung quanh các tòa nhà hoang phế còn lại. Bartoszek nói rằng khu vực đặc biệt nổi tiếng với khách du lịch vào mùa hè. Bartoszek thích kể cho họ nghe câu chuyện về một đường hầm bí ẩn chạy bên dưới bệnh viện, nối một căn phòng dùng để phẫu thuật cơ thể người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn nó được sử dụng để làm gì.

Adolf Hitler đến thăm căn cứ quân sự Đức tại Gross Born năm 1938.

Đầu đạn hạt nhân

Ngày nay, Borne Sulinowo là một quận dân cư. Sau khi người Liên Xô rời đi, doanh trại được chuyển đổi thành căn hộ. Đường sắt được dỡ bỏ và biến thành đường chính. Bartoszek nói: “Mọi người đến Borne từ các vùng khác của Ba Lan vì các căn hộ ở đây rất rẻ. Khoảng 5.000 người hiện sống ở đây”. Một số tòa nhà chức năng được khôi phục và tân trang trong những năm qua. Một bệnh viện từ thời Liên Xô còn nguyên vẹn và đã được cải tạo. Một tòa nhà hình chữ H khác ở trung tâm thị trấn hiện là nhà điều dưỡng và đơn vị phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.

Tuy nhiên, thị trấn vẫn cho thấy những dấu hiệu của quá khứ. Một số tòa nhà, chẳng hạn như công trình kiến trúc vĩ đại chứa đống đồ dùng quân sự hỗn độn của các sĩ quan cũ, hiện đang xuống cấp và cần được cải tạo. Những bức tường đá cẩm thạch tiết lộ về vinh quang trước đây của chúng. Mặc dù nó có thể trông giống như những ngày tốt đẹp hơn, nhưng thị trấn hy vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư bằng cách tiếp thị khu vực như một điểm đến cho khách du lịch muốn khám phá vùng hoang dã xung quanh - và có thể khám phá một phần lịch sử của Liên Xô. Những khu rừng thông và sồi có đầy hồ, suối, sông và ao là nơi lý tưởng để đi xe đạp và đi bộ đường dài trong mùa hè. Khu vực cũng phong phú với động vật hoang dã bao gồm lợn rừng, nai và gà lôi. Thúc đẩy sự hấp dẫn này là những câu chuyện về các đầu đạn hạt nhân từng được giấu trong những hầm chứa lớn trong khu vực - 1 trong 3 cơ sở vũ khí hạt nhân được xây dựng ở phía tây Ba Lan.

Các nhà khảo cổ học cho biết các đầu đạn hạt nhân của Liên Xô được cất giữ tại đây, sẵn sàng cho các cuộc phản công Tây Âu.

Hầm tên lửa

Liên Xô phủ nhận việc tích trữ tên lửa hạt nhân ở Ba Lan nhưng các nhà khảo cổ học nghiên cứu về nơi này bằng cách đi sâu vào kho lưu trữ loạt hình ảnh vệ tinh được giải mật và phân tích quét tòa nhà thì lại bị thuyết phục. Bartoszek nói: “Một số hầm chứa khổng lồ chứa những đầu đạn được tìm thấy gần Borne Sulinowo ở làng Brzeznica-Kolonia. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khu vực là một trong những nơi được giữ bí mật tốt nhất ở châu Âu”. Các khoang chứa hiện bị bỏ quên và thậm chí còn bị phá hoại. Những bức tường bê tông của chúng, được bao phủ bởi tranh tường graffiti, có hình dạng tốt một cách đáng ngạc nhiên nhưng các thiết bị hoặc đồ nội thất khác bị thiếu. Các khoang chứa - dài khoảng 70 mét và cao 10 mét - được chôn dưới một lớp đất dày và phủ đầy cỏ.

 Một địa điểm hạt nhân khác là Podborsko nằm ở phía bắc Borne Sulinowo, đã được chuyển đổi thành một bảo tàng dành riêng cho sự hiện diện quân sự trong Chiến tranh Lạnh. Bartoszek giải thích rằng tên lửa được lên kế hoạch sử dụng như một vũ khí chiến thuật, nhắm vào các thành phố như Amsterdam của Hà Lan và Paris của Pháp. Sức mạnh của các đầu đạn dao động từ 0,5 đến 500 kiloton. Việc xây dựng những hầm chứa lớn cho tên lửa được hoàn thành vào năm 1969, được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Ba Lan tài trợ toàn bộ theo kế hoạch do Liên Xô chuẩn bị.

Bây giờ là một bảo tàng, boongke ở Podborsko chứa thiết bị dường như được sử dụng để lưu trữ đầu đạn hạt nhân.

Bartoszek nói: “Chỉ có quân đội Nga mới có thể truy cập vào địa điểm này. Toàn bộ khu vực không thuộc quyền tài phán của Ba Lan. Đây thực tế là lãnh thổ của Nga”. Sau khi Liên Xô sụp đổ và Hiệp ước Warsaw kết thúc, tất cả các bản đồ ghi lại nơi này đều bị thiêu hủy. Các nhà khảo cổ học như Grzegorz Kiarszys, trợ giảng Viện Lịch sử và Quan hệ Quốc tế ở Ba Lan, tác giả của nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về khu phức hợp, đã xác định vị trí của các hầm chứa. Kiarszys dựa vào những bức ảnh vệ tinh đã giải mật của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), radar xuyên đất và kiểm tra các dấu hiệu bức xạ. Theo nghiên cứu của ông, không có ô nhiễm nào được phát hiện.

Ngày nay, một sự trống trải bao trùm lên những tòa nhà bị bỏ hoang và bị tàn phá. Trong khi những khu rừng và hồ nước xung quanh chúng sớm xuất hiện mang đến sự thư giãn cho những người đi nghỉ, những di tích và tham vọng hạt nhân của nó cũng sẽ là lời nhắc nhở về một chương cực kỳ đen tối trong lịch sử của chúng ta.

Diên San (tổng hợp)

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文