Thổ Nhĩ Kỳ: Cái giá cho thói ngạo mạn của “kẻ bề trên”

21:40 21/06/2013

Cuộc biểu tình phản đối Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài một tuần lễ vẫn chưa chấm dứt. Ngày 4/6 vừa qua, Phó thủ tướng Bulent Arinc đã đưa ra lời xin lỗi mang tính chữa cháy trước dân chúng thừa nhận việc cảnh sát, an ninh sử dụng các biện pháp bạo lực để trấn áp người biểu tình là "sai trái và không công bằng", hứa sẽ tiếp xúc và đối thoại với các thủ lĩnh biểu tình. Lực lượng cảnh sát ngay sau đó đã được lệnh tạm rút khỏi đám đông biểu tình.

Vụ việc Công viên Gezi chỉ là giọt nước tràn ly, nó tạo điều kiện cho bao nhiêu uất ức dồn nén lâu ngày được dịp bùng phát, biến thành làn sóng người xuống đường để bày tỏ sự phẫn nộ.

Biểu tình đe dọa tương lai chính trị của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan

Vấn đề bây giờ đã vượt ra khỏi phạm vi vụ việc Công viên Gezi. Nhiều người tham gia biểu tình, đa số còn trẻ, trong độ tuổi thanh niên, những người theo tư tưởng thế tục đã bày tỏ sự bất bình đối với Thủ tướng Erdogan do các chính sách điều hành đất nước ngày càng hà khắc theo phong tục Hồi giáo. Họ phản đối việc ông Erdogan đã ban hành nhiều quy định cấm đoán đủ thứ khiến cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn.

Giới phê bình nhận định, Thủ tướng Erdogan đã hành xử theo quan điểm chủ quan "Tôi thích làm gì thì làm", bất chấp phản ứng của dân chúng. Cách hành xử này đã dẫn đến việc một bộ phận dân Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xem ông như một "kẻ độc tài", được thể hiện rõ trên các biểu ngữ của người biểu tình và cả khi nói chuyện với báo chí.

Ngày 2/6, Erdogan đã lên truyền hình biện bạch mình "không phải là kẻ độc tài", tự nhận mình là "tôi tớ của dân", nhưng sau đó lại tiếp tục thách thức dân chúng, gọi những người tham gia biểu tình phản đối mình là "lũ trộm cướp", là "đồ ăn mày",… Và ngay sau khi hứa sẽ không xây trung tâm mua sắm ở Gezi nữa, Erdogan quay sang thách thức "sẽ xây một thánh đường Hồi giáo" tại đây.

Ngày 3/6, trong lúc biểu tình đang diễn ra rầm rộ, Thủ tướng Erdogan vẫn thực hiện chuyến công du 4 ngày tại các quốc gia Bắc Phi, bất chấp những lời khuyên của các cố vấn là nên hoãn lại để giải quyết cho xong vấn đề. Động thái này cũng khiến ông Erdogan bị chỉ trích là không tôn trọng dân chúng, ngạo mạn và ra vẻ "bề trên". Chính thái độ này đã khiến người biểu tình không chấp nhận lời xin lỗi của Phó thủ tướng Arinc, tiếp tục xuống đường phản đối chính phủ.

Thủ tướng R. Erdogan (giữa) và các tướng lĩnh thân cận.

Tuy nhiên, việc đối đầu với người biểu tình đang làm cho tương lai chính trị của ông Erdogan trở nên bấp bênh hơn. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2002, Erdogan đã đưa đảng Công lý và Phát triển (AKP) trở thành đảng Hồi giáo đầu tiên lên nắm quyền, và bản thân ông trở thành Thủ tướng.

Từ đó, Erdogan đã xúc tiến một loạt cải cách kinh tế - xã hội, giúp kinh tế đất nước hồi phục mạnh mẽ sau khủng hoảng, hạn chế được quyền lực của quân đội, giảm tình trạng bạo lực tra tấn của cảnh sát và trao nhiều quyền lợi về văn hóa cho cộng đồng người Kurd.

Thổ Nhĩ Kỳ từ chỗ một quốc gia yếu kém vụt trở thành một quốc gia có vai trò khá quan trọng trong khu vực, nuôi tham vọng cường quốc khu vực. Những thành tích đó giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng điểm ở châu Âu và được mời đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, khi tiến trình đàm phán gia nhập EU bắt đầu vào năm 2005 cũng là lúc Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu mất điểm, với những bước đi chính trị sai lầm của Erdogan. Ông ngày càng bận bịu với việc thâu tóm quyền hành, bằng hành động triệt hạ hàng loạt tướng lĩnh quân đội, bỏ tù những đối thủ chính trị và quấy rối những người chống đối. Kết quả là tiến trình đàm phán gia nhập EU đã bị dừng lại vô thời hạn từ nhiều năm nay.

Erdogan đang sắp kết thúc nhiệm kỳ thứ 2, mà theo Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ, ông sẽ không được tiếp tục tái ứng cử. Erdogan đã toan tính sửa hiến pháp để tiếp tục nắm quyền thêm 10 năm nữa nhưng bất thành. Bây giờ, ông chỉ còn con đường thứ hai là chạy đua giành chiếc ghế tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm 2014.

Trước mắt, ông sẽ phải đối đầu với một thách thức lớn là Tổng thống đương nhiệm Abdullah Gul. Nhưng hiện tại, Gul đang thể hiện vai trò như một nhân tố tạo bước ngoặt có thể khiến Thủ tướng Erdogan lâm vào thế kẹt nếu Erdogan cư xử không đúng cách. Giữa hai người hiện cũng đang ngấm ngầm đối đầu nhau. Khi cuộc biểu tình nổ ra, hai người đã có cuộc tranh cãi công khai xung quanh cách xử lý đối với người biểu tình ở Công viên Gezi.

Tổng thống Abdullah Gul thăm một tiền đồn trên biên giới Iraq.

Tổng thống Gul yêu cầu dùng biện pháp mềm mỏng, đối thoại với người biểu tình để tìm cách giải quyết vấn đề. Ông Gul lập luận rằng biểu tình phản đối trong hòa bình là quyền tự do dân chủ của người dân. Tuy nhiên, Thủ tướng Erdogan đi ngược lại, chủ trương dùng biện pháp mạnh, vòi rồng và lựu đạn cay để giải quyết đám đông.

Và chính sự mạnh tay dùng bạo lực đó, và cả những lời phát biểu thiếu tôn trọng và cách cư xử ngạo mạn, đã làm bùng cháy ngọn lửa biểu tình lan khắp đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, làm cho ngay cả những người từng ủng hộ Erdogan quay sang phản đối, chỉ trích ông.

Cụ thể nhất là tờ báo Zaman thuộc quyền sở hữu của giáo sĩ đầy quyền lực Fethullah Gulen, cho đến trước cuộc biểu tình còn rất thân với Erdogan, nhưng chỉ sau vài ngày, với cách hành xử của Erdogan, đã quay ngoắt, đăng một loạt bài báo phê phán Erdogan kịch liệt. Nhiều người trong đảng AKP cũng đang bắt đầu tỏ vẻ không hài lòng với Erdogan.

Những bí ẩn đầy tai tiếng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Cho đến giai đoạn gần đây quân đội là lực lượng có tiếng nói chủ chốt ở Thổ Nhĩ Kỳ, với các chính phủ quân sự nối tiếp nhau nắm quyền trong quá khứ. Chỉ tới khi đương kim Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan lên cầm quyền mới khôi phục lại được chính thể dân sự đích thực, còn quân đội được dùng chủ yếu để canh giữ đường biên giới với các nước láng giềng, cũng như tham gia trấn áp đảng Công nhân người Kurd (PKK) đòi ly khai...

Trong khi xã hội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn bất bình với những vấn đề nổi cộm đầy tai tiếng của quân đội, cho dù dư luận chính thống ít khi công khai đề cập tới.   Tổ chức quân sự chính quy này đầy rẫy những tệ nạn  nhưng vẫn cố tình bưng bít.

Nạn hành hạ binh sĩ

Hàng trăm binh sĩ từng là nạn nhân của đủ kiểu hành hạ không khác gì thời Trung cổ. Hệ quả là suốt 10 năm qua, số vụ quân nhân tại ngũ tự tử còn cao hơn so với số người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với PKK. Trước hết là nạn bạo hành đối với giới binh sĩ thuộc quyền.

Hình ảnh người dân phản đối, muốn "xóa sổ" Erdogan.

Theo điều tra của tổ chức "Sáng kiến cho quyền lợi của binh lính" có trụ sở tại thủ đô Ankara, thì trung bình hằng năm tối thiểu 900 quân nhân đã bị hành hạ cả về thể chất lẫn tinh thần trong các doanh trại, nhất là với những người mới nhập ngũ. "Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng về nạn tra tấn trong quân đội, đã trở thành thứ nhục hình truyền thống tồn tại lâu nay", bà Tolga Islam, Chủ tịch tổ chức nói trên thổ lộ với phóng viên Đài Truyền hình Deutsche Welle của Đức thường trú ở Ankara.

Đồng thời, bà T. Islam cũng cho biết hàng chục hồ sơ của các nạn nhân đã được gửi lên Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Strasbourg (Pháp). "Tôi hy vọng rằng những kẻ chịu trách nhiệm phải bị trừng phạt thích đáng, để không lặp lại vấn nạn những người trẻ tuổi bị hãm hại khi thi hành nghĩa vụ quân sự".

Còn ông Aydin Kantar có con trai là binh nhất Ugur thiệt mạng tại doanh trại năm 2012, kể lại: "Khi con trai tôi được đưa đến bệnh viện, cả khuôn mặt đều bị bỏng nặng bởi nước sôi... Sau đó cháu bị buộc phải giải ngũ vì sức khỏe kém, với xương sườn bị gãy và những biến chứng nguy hiểm khác... Nhưng viên chỉ huy đã hành hạ Ugur chỉ bị tòa án binh kết án 6 tháng tù treo kèm 1.200 euro tiền bồi thường, mức phạt quá nhẹ qua một phiên xử kín khiến công luận không hay biết gì hết".

Nạn coi thường phụ nữ

Giới hữu trách quân sự trong thời gian gần đây đã quyết định loại bỏ các văn bản phân biệt giới tính, thường xảy ra trong các cuộc tập trận hay diễu hành quân sự. Binh lính sẽ phải làm quen với các khẩu hiệu mới không coi nữ giới là món đồ chơi thuần túy, hay phần thưởng có giá trị khích lệ nữa. Ví như thay vì câu khẩu hiệu cố hữu: "Cho dù tóc vàng hay tóc nâu, cũng đều hợp khẩu vị với bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ", là khẩu hiệu lan truyền mới: "Hãy về nhà rủ cô bạn hàng xóm cùng tham gia tuần hành".

Nạn mua bán quyền lợi nghĩa vụ quân sự

Theo ước tính của Tổ chức "Sáng kiến cho quyền lợi của binh lính", trung bình hằng năm thị trường chợ đen liên quan đến việc chạy chọt để hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự lên tới hàng triệu USD, đem lại nguồn thu nhập béo bở cho giới sĩ quan có thực quyền. Quan niệm cũ về một người đàn ông chưa từng tại ngũ sẽ rất khó lấy vợ, hay kiếm được công việc tốt đã hoàn toàn thay đổi.

Lớp trẻ bây giờ thường không muốn khép mình vào khuôn khổ cứng nhắc, nhất là tình hình căng thẳng trong khu vực khiến các bậc cha mẹ không muốn đẩy con em mình vào quân đội, vô hình trung đã góp phần tạo nên thị trường mua bán nghĩa vụ quân sự phi pháp. Bất chấp luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ rất hà khắc với những kẻ trốn lính, ví như một người đã 60 tuổi mà bị phát hiện đã trốn tránh việc nhập ngũ, lập tức sẽ bị quân cảnh bắt đưa vào doanh trại phục vụ hết 40 năm theo luật định về tuổi nghĩa vụ, bao trùm trong độ tuổi từ 20-40.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ càng thêm tai tiếng, nhất là sau vụ một loạt sĩ quan cao cấp bị tống giam vì âm mưu lật đổ chính quyền. Tuy nhiên về phần mình, chính quyền của Thủ tướng R. Erdogan đã quyết định áp dụng các biện pháp mới hòng cải thiện triệt để hình ảnh của quân đội, nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ của đất nước. Cụ thể là tăng cường ngân sách quốc phòng, cũng như cho phép công dân trên 30 tuổi có thể đóng tiền để được hoãn gọi huấn luyện quân sự hằng năm, góp phần xóa bỏ tệ nạn chạy chọt khỏi đi lính.

Giới phân tích bình luận, trong những ngày tới, nếu Thủ tướng Erdogan dịu giọng, xuống nước với dân chúng thì ông có cơ may phục hồi uy tín với họ. Còn ngược lại, vẫn cố chấp theo chủ quan thì tình hình sẽ càng tồi tệ hơn. Khi đó, người có lợi là Tổng thống Gul. Khi ông Gul chưa lên tiếng tranh cãi với Erdogan, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không dám đưa tin hay hình ảnh về cách xử lý người biểu tình. Nhưng từ khi ông Gul lên tiếng, những tin tức, hình ảnh đó đã tràn ngập trên các báo, truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ.

Kinh tế là thế mạnh của Erdogan, kinh tế còn mạnh thì Erdogan vẫn còn hy vọng vào năm tới. Nhưng nếu một mai kinh tế bị ảnh hưởng khi các nhà đầu tư nước ngoài ngại đầu tư vào nước này do tình trạng bạo lực, khi đó nguy cơ thất bại của Thủ tướng Erdogan sẽ rất cao

Trương Hùng - Kim Dung (tổng hợp)

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文