Tình báo Pakistan cảnh báo về an ninh dữ liệu công dân

12:10 30/09/2015
Mới đây, Cơ quan tình báo quân đội Pakistan (ISI) phát đi cảnh báo: Dữ liệu cá nhân của khoảng 100 triệu công dân nước này có nguy cơ bị các cơ quan tình báo nước ngoài đánh cắp do những lỗ hổng an ninh của phần mềm quản lý được mua từ Israel. Phần mềm quản lý này được sử dụng bởi Cơ quan đăng ký và quản lý dữ liệu Quốc gia Pakistan (NADRA), nơi phát hành thẻ căn cước cho công dân.

Được thành lập từ năm 1998, NADRA hoạt động dưới sự điều hành của Bộ Nội vụ Pakistan, và nhiệm vụ chính yếu của cơ quan này là đăng ký và lấy dấu vân tay của mỗi công dân nước này đồng thời cung cấp Thẻ Căn cước Quốc gia vi tính hóa (CNIC) an toàn. Với sứ mạng quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia này, NADRA phải xử lý khối lượng công việc khổng lồ trong một đất nước có đến 182 triệu dân, trong đó hơn một nửa là người dưới 18 tuổi.

Một điểm đăng ký của NADRA.

Cụ thể, cơ sở dữ liệu điện tử NADRA chứa hồ sơ về 96 triệu công dân Pakistan và được coi là cơ sở dữ liệu tập trung hóa lớn nhất thế giới. Theo cảnh báo từ ISI, cơ sở dữ liệu của NADRA có lẽ đã bị xâm phạm thông qua phần mềm được cơ quan này sử dụng để số hóa cũng như lưu trữ các dấu vân tay công dân. Tờ Express Tribune tóm tắt báo cáo của ISI trong đó nêu rõ "hệ thống số hóa dấu vân ngón tay cái mà NADRA sử dụng được mua từ một công ty của Pháp có nguồn gốc ở Israel".

Báo cáo của ISI muốn nói đến Hệ thống Nhận dạng Dấu ngón tay tự động (AFIS) được NADRA sử dụng từ năm 2004. Phần mềm được mua với giá gần 10 triệu USD từ Công ty Segem (hiện gọi là Segem Morpho) - đơn vị bán phần mềm nhận dạng hàng đầu thế giới. Công ty này đặt trụ sở tại Pháp, song theo báo cáo của ISI, có mối liên kết với Israel - quốc gia mà Pakistan không công nhận và không đặt mối quan hệ ngoại giao. Do đó, một điều khó tránh khỏi là toàn bộ nội dung trong cơ sở dữ liệu của NADRA có thể bị cơ quan tình báo nước ngoài âm thầm kiểm soát - bao gồm Mossad của Israel, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), Cơ quan Tình báo Ấn Độ (RAW) và các cơ quan khác mà Islamabad coi là "thù địch".

Một thẻ căn cước giả bị tịch thu.

Một quan chức cao cấp phụ trách kỹ thuật giấu tên của NADRA tuyên bố mối lo ngại của ISI là hoàn toàn không có cơ sở bởi vì các hệ thống máy chủ của họ không kết nối Internet do đó không thể nào có chuyện dữ liệu bị các đối tượng bên ngoài xâm nhập. Một quan chức khác của NADRA cũng cho biết Segem là công ty quốc tế duy nhất bán các hệ thống nhận dạng dấu vân tay vào năm 2004, lúc NADRA mua phần mềm của đơn vị này. Ngoài ra, lúc đó Bộ Nội vụ Pakistan cũng được ISI phê chuẩn trước tiên để mua phần mềm này.

Không chỉ có NADRA mà quân đội Pakistan cũng sử dụng các sản phẩm phần mềm của Segem. Năm 2013, NADRA đã ký hợp đồng trị giá hàng triệu USD để mua sản phẩm thẻ thông minh từ Segem Morpho. Hệ thống AFIS - có khả năng xác định khoảng 7 triệu dấu vân tay trong vòng 1 giây - được Segem chính thức chuyển giao cho NADRA vào ngày 7/9/2004.

Hệ thống AFIS do Segem cung cấp cho NADRA.

Trước đó vào tháng 8, ISI cũng có báo cáo buộc tội giới chức NADRA giúp các phần tử khủng bố cũng như bọn tội phạm có được thể căn cước quốc gia của Pakistan. Trong báo cáo, ISI đưa ra bản danh sách 40 quan chức NADRA được coi là có dính líu đến đường dây cung cấp thẻ căn cước giả.

Một số sĩ quan quân đội cao cấp về hưu, hiện giữ những chức vụ hàng đầu ở NADRA, cũng có tên trong danh sách của ISI mà Express Tribune có được bản sao - trong đó bao gồm các tướng: Ehsanul Haq, Aqeel Ahmed và Nihal. Theo chứng cứ mà ISI đưa ra, một thủ lĩnh cao cấp Al-Qaeda bị quân đội Pakistan tiêu diệt năm 2014 sở hữu một thẻ căn cước quốc gia dành cho người Pakistan ở hải ngoại (gọi là NICOP).

Adnan El shukrijumah (cũng có tên là Jaffar al Tayyar) - thủ lĩnh phụ trách chiến dịch của Al-Qaeda - sở hữu một NICOP mang số 121015-9547114-7 với tên giả là Shahzaib Khan. Tháng 12/2013, Cảnh sát Qatar bắt giữ 3 người mang quốc tịch Uzbekistan - tên là Shahzad Khan, Inam và Usman Arshad - do dính líu đến một vụ cướp ngân hàng cũng sở hữu các hộ chiếu và CNIC người Pakistan.

Cuộc điều tra của ISI còn phát hiện trung tâm đăng ký NADRA ở khu vực Keamari, thành phố cảng Karachi của Pakistan có hành vi bán cho những người quốc tịch Afghanistan và Bengal các CNIC với giá từ 10.000 - 20.000 rupi Pakistan. Người phát ngôn cho NADRA nói với tờ Express Tribune rằng, văn phòng chủ tịch của NADRA đã nhận được báo cáo của ISI và đã nhanh chóng tiến hành phong tỏa mọi CNIC phát hành cho người nước ngoài để điều tra về các đối tượng được nêu tên trong báo cáo.

Mới đây, Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Chaudhry Nisar Ali Khan thông báo với giới truyền thông rằng khoảng 26 CNIC giả được NADRA phát hành năm 2011, 493 CNIC giả phát hành năm 2012, 6.000 năm 2013, 22.000 năm 2014 và 64.000 năm 2015. Bộ trưởng khẳng định toàn bộ số CNIC giả này đều đã bị phong tỏa.

Thiên Minh (tổng hợp)

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Tối 2/5, trận mưa đá kéo dài chừng 30 phút tại một số địa bàn như Mai Sơn, TP Sơn La đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân.

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文