Tình báo Tây Đức từng sử dụng cựu sĩ quan SS

14:31 24/11/2018
Theo báo chí Đức, Gudrun Burwitz, con gái duy nhất của cựu chỉ huy mật vụ SS Đức Quốc xã Heinrich Himmler, từng có một thời gian ngắn làm việc trong Cơ quan Tình báo đối ngoại Đức Bundesnachrichtendienst (BND) sau chiến tranh.

BND không phủ nhận thông tin này, cho rằng việc con gái trùm SS Himmler từng làm việc trong cơ quan này là “điều bình thường” sau chiến tranh. Bởi, theo tờ Bild, thời đó ngoài Burwitz còn có nhiều cựu sĩ quan và lính SS khác cũng từng làm việc trong BND.

Gudrun Burwitz có tên khai sinh là Gudrun Himmler, sinh năm 1929. Nhờ có mái tóc vàng và vóc dáng “thuần chủng Aryan” của Đức nên Gudrun rất được bố yêu quý. Ông hay gọi con gái một cách trìu mến là “tiểu búp bê”. Gudrun cũng thừa hưởng ở người bố khét tiếng địa vị trong chế độ Quốc xã của ông trùm phát xít Adolf Hitler và cũng được ông biệt đãi hơn so với nhiều người khác.

Gudrun Burwitz.

Khi Gudrun sắp bước qua tuổi 16 thì chiến tranh kết thúc, Himmler tự sát trong trại giam ở Anh vào tháng 5-1945 để tránh bị xét xử vì tội ác đã gây ra cho hàng triệu người Do Thái khắp châu Âu. Burwitz gần như suy sụp sau cái chết của bố. Bà không thể chấp nhận được việc bố đã chọn cách tự kết thúc mạng sống của mình, và khăng khăng cho rằng “người Anh đã giết chết ông”.

Sau chiến tranh, Gudrun và mẹ bị người Mỹ bắt giữ và đưa đến những trại tạm giam ở Italia Pháp và Đức. Sau đó, họ được đưa đến Nuremberg để ra làm chứng tại các phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh phát xít Đức và được trả tự do vào tháng 11-1946. 

Điều đáng lưu ý là, dù được trả tự do sau khi bị giam cầm, Gudrun vẫn không từ bỏ tư tưởng thân phát xít và liên tục tìm kiếm cơ hội để “minh oan” cho hành động của bố mình. Những người gần gũi bà Gudrun lâu năm cho biết, bà đã cố xây dựng hình tượng hoàn hảo về người bố phát xít của mình và xem đó như thần tượng của đời bà. Gudrun lấy chồng là nhà văn, nhà báo Wulf Dieter Burwitz và theo họ chồng thành Gudrun Burwitz. Ông Burwitz là thành viên đảng cực hữu NPD, trở thành quan chức của đảng này tại bang Bavaria.

Trong thời gian này, bà Gudrun tham gia tổ chức Stille Hilfe (Giúp đỡ thầm lặng), một tổ chức do các cựu sĩ quan SS và một mục sư cực hữu thành lập vào năm 1951, chuyên giúp đỡ các cựu sĩ quan SS của phát xít Đức khi họ bị bắt giam vì phạm tội ác diệt chủng trong Chiến tranh thế giới lần 2. Bên cạnh đó, Stille Hilfe cũng giúp đỡ những cựu sĩ quan phát xít Đức khác trốn tránh công lý.

Trong hàng thập kỷ liên tiếp, Gudrun là gương mặt nổi bật của Stille Hilfe, là đại diện tiêu biểu của tổ chức này trước công chúng. Vì thế, uy tín của bà trong tổ chức Stille Hilfe được đánh giá là không ai có thể sánh được. Oliver Schrom, tác giả quyển sách viết về tổ chức Stille Hilfe, đã gọi Gudrun bằng biệt danh “công chúa phát xít”. Biệt danh này không ngoa. Dù sống trong thời kỳ nước Đức thống nhất và tìm cách vứt bỏ quá khứ phát xít đen tối, nhưng bà Gudrun vẫn không từ bỏ tư tưởng thân phát xít.

Giới chức an ninh Đức nghi ngờ bà là “nguồn cảm hứng”, đồng thời là một người ủng hộ nhiệt tình cho phong trào tân phát xít trỗi dậy từ những năm cuối thể kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Năm 2011, Andrea Ropke, một nhà nghiên cứu về tân phát xít ở Đức, nhận xét rằng: “Stille Hilfe không chỉ là một tổ chức của các cựu sĩ quan Quốc xã, mà hơn thế còn quyên góp tiền bạc để ủng hộ phong trào tân phát xít”.

Các thư tịch cũ được tờ Bild trích dẫn cho thấy bà Gudrun từng làm việc cho BND từ năm 1961 đến 1963. Và việc này có liên quan đến một cựu sĩ quan tình báo phát xít Đức: đó là Rienhard Gehlen, chỉ huy tình báo quân đội của Hitler tại Mặt trận phía Đông.

Sau chiến tranh, ông ta đầu hàng quân Mỹ và chớp cơ hội thể hiện mình có thể hữu dụng trong cuộc Chiến tranh Lạnh chống Liên Xô của Mỹ và Tây Âu. Gehlen khoe với người Mỹ rằng ông ta có trong tay nhiều cựu sĩ quan SS có thể chuyển sang phục vụ “sự nghiệp” của nước Mỹ. Nhìn thấy được một quân cờ lợi hại trước mắt, Mỹ đã tuyển mộ Gehlen và thuyên chuyển ông ta đến “giấu” ở căn cứ Fort Hunt, bang Virginia, bất chấp việc đã cam kết tại Hội nghị Yalta là “sẽ chuyển giao cho Liên Xô những sĩ quan Đức từng hoạt động gây tội ác ở Mặt trận phía Đông”.

Sau đó, vào năm 1946, Mỹ lại chuyển Gehlen về Tây Đức để thành lập ra cái gọi là Tổ chức Gehlen nhằm giúp CIA và NATO xây dựng mạng lưới tình báo chống Liên Xô và khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong Chiến tranh Lạnh. Tổ chức Gehlen được phép sử dụng 100 cựu sĩ quan SS phục vụ cho mục đích chiến lược của CIA và NATO. Nhiều người trong số họ từng gây tội ác khủng khiếp trong chiến tranh và bị truy nã đặc biệt.

Đến năm 1956, Gehlen dừng hoạt động và nhiệm vụ này được thay thế bởi BND. Gehlen tiếp tục được giao làm lãnh đạo BND cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1968.

Nhờ vậy, ông ta đã lợi dụng vị trí công tác của mình để mở đường cho hàng loạt cựu sĩ quan SS thuộc Tổ chức Gehlen tiếp tục vào làm việc trong BND bằng cách “tham mưu” cho Chính phủ Đức ban hành lệnh ân xá cho nhóm người này, trong đó có bà Gudrun và một loạt cựu sĩ quan gây tội ác tày trời như Alois Brunner (cựu Phó chỉ huy của Adolf Eichmann); Emil Augsburg (kẻ bị Ba Lan truy nã gắt gao vì tội ác đã gây ra cho hàng ngàn người Ba Lan); Karl Josef Silberbauer (kẻ đã gây ra cái chết cho Ann Frank) và Klaus Barbie, kẻ mang biệt danh “đồ tể thành Lyon” do tính khát máu khi làm chỉ huy SS Đức tại thành phố Lyon, Pháp trong thời gian chiếm đóng. Tất cả bọn họ đều được trọng dụng trong Cơ quan Tình báo Đức bởi lý do duy nhất là phục tùng sự chống phá một cách tuyệt đối.

Klaus Barbie gia nhập BND năm 1966 nhờ một đặc vụ của BND phát hiện khi y đang lẩn trốn ở Bolivia. Barbie được giao chỉ huy mặt trận tình báo tại Đông Âu, nhưng đến cuối năm 1966 thì BND buộc phải từ bỏ con bài đắt giá này vì lo ngại Liên Xô và khối XHCN Đông Âu có thể lợi dụng, công bố công khai về quá khứ phát xít của y làm ảnh hưởng đến uy tín của CHLB Đức lúc bấy giờ và đồng minh.

An Tôn

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã may mắn thoát chết và hiện đã vượt qua cơn nguy kịch sau khi bị một thành phần chính trị đối lập bắn 4 phát đạn vào vùng bụng hôm 15/5. Châu Âu bị một phen chấn động bởi vụ ám sát chính trị hiếm hoi xảy ra giữa những căng thẳng chính trị, ngoại giao xung quanh cuộc chiến tại Ukraine.

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn Thủ đô đang được triển khai nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tối 18/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở đến các đơn vị thi công, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe bảo đảm TTATGT.

Một nhóm 9 du khách, thanh thiếu niên khi vui chơi, tắm biển tại bãi biển Đà Nẵng đã gặp sự cố đuối nước. Mặc dù lực lượng cứu hộ cứu nạn bãi biển tích cực ứng cứu, nhưng do sóng to, khu vực tắm có biển báo cấm tắm nguy hiểm nên trong số 8 du khách đưa vào bờ, có 2 du khách đã tử vong, 1 nạn nhân mất tích.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (nay là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh) đã triển khai được 18 năm (từ 2006). Đó là quãng thời gian đủ dài để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội.

Hơn 1 tháng sau khi giải vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat Quốc gia 2024 khép lại, tranh cãi một lần nữa nổi lên. Lần này, câu chuyện xoay quanh một VĐV bị đơn vị chủ quản cũ cấm thi đấu, nhưng vẫn đầu quân cho một địa phương khác và lên ngôi vô địch.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), trong những ngày gần đây, các học giả, các hãng truyền thông quốc tế đã đăng tải nhiều bài viết ca ngợi cuộc đời nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文