Tình báo Anh bị cáo buộc giám sát các tổ chức phi chính phủ

08:15 10/07/2015
Ngày 22/6 vừa qua, Tòa án Quyền lực Điều tra Anh (IPT) ra phán quyết Cơ quan Tình báo Tín hiệu (GCHQ) đã vi phạm quyền riêng tư của 2 tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGO) - Tổ chức Sáng kiến Nhân quyền Ai Cập (EIPR) và Trung tâm Tài nguyên Pháp lý Nam Phi (LRC) - khi lưu trữ dữ liệu (như là email) thu thập về các hoạt động của họ quá thời hạn mà luật pháp cho phép.

Cùng đệ đơn kiện GCHQ với 2 tổ chức nói trên còn có các nhóm khác như là: Tổ chức Quyền riêng tư Quốc tế (PI), Liên minh Dân quyền Mỹ (ACLU), Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) và Tổ chức Nhân quyền độc lập Anh Liberty.

Vụ kiện chống lại GCHQ được xét xử sau khi “người thổi còi” Edward Snowden tiết lộ hàng loạt hồ sơ tình báo mật của GCHQ và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Eric King, Phó giám đốc PI nêu quan điểm: Rõ ràng là, các cơ quan tình báo của chúng ta đã mất phương hướng. Họ có trong tay quá nhiều quyền lực trong khi lại có quá ít những quy định để chống lại sự lạm quyền của GCHQ.

Hiện nay, chúng ta cần Quốc hội bắt tay vào xử lý những vấn đề mà lẽ ra phải được xử lý từ cách đây rất lâu". Eric King cũng kêu gọi chính quyền xây dựng những luật mới để ngăn ngừa các cơ quan tình báo giám sát các NGO và tổ chức từ thiện. IPT quyết định rằng hoạt động ban đầu thu thập email của EIPR và LRC là hợp pháp, nhưng việc lưu trữ kéo dài và phân tích là bất hợp pháp. Còn đối với các tổ chức khác như AI, Liberty và PI, IPT phán quyết GCHQ không vi phạm các quy định. IPT cũng tuyên bố: "Để tránh sự nghi ngờ, vụ việc sẽ được báo cáo riêng với thủ tướng".

Giám đốc LRC, bà Janet Love.

Đây là lần đầu tiên một tòa án ra phán quyết đối với hành vi gián điệp các tổ chức nhân quyền của GCHQ. Tháng 2/2015, IPT cũng ra phán quyết hoạt động chia sẻ dữ liệu giữa Anh và Mỹ trong suốt 7 năm là bất hợp pháp, đồng thời vi phạm luật nhân quyền. Người phát ngôn của GCHQ nói rằng việc lưu trữ dữ liệu của LRC và EIPR quá thời hạn cho phép là do "lỗi kỹ thuật" và hứa hẹn sẽ giải quyết triệt để vấn đề.

Theo GCHQ thì họ cần có quyền lực để giám sát các tổ chức nhằm mục đích bảo vệ nước Anh trước mối đe dọa khủng bố cũng như các mối đe dọa khác: “Bất cứ hoạt động đánh chặn thu thập dữ liệu nào do GCHQ tiến hành trong những trường hợp này là hợp pháp và thích đáng. Và, sự vi phạm chính sách xảy ra không nghiêm trọng đến mức phải bồi thường cho các tổ chức liên quan".

Bà Janet Love, Giám đốc LRC phát biểu: "Trung tâm của mối lo ngại sâu sắc là khi biết rằng các cuộc giao tiếp của chúng tôi là mục tiêu thu thập thông tin bất hợp pháp của GCHQ. Là một công ty luật, những cuộc giao tiếp của chúng tôi phải được giữ bí mật và do đó chúng tôi coi sự việc là vi phạm nghiêm trọng các quyền của tổ chức chúng tôi. Chúng tôi mong muốn chính quyền Anh và Nam Phi cùng hợp tác trong vấn đề này”.

Các tài liệu tuyệt mật của GCHQ bị Edward Snowden tiết lộ.

Sau những tiết lộ từ Edward Snowden, các nhóm nhân quyền cảm thấy lo ngại những cuộc giao tiếp riêng tư của họ cũng bị giám sát. Họ cũng bày tỏ mối lo ngại đối với sự chia sẻ thông tin tình báo giữa Anh và Mỹ cũng như hai chương trình gián điệp Prism và Upstream của NSA.

Các NGO không chỉ là mục tiêu giám sát của các cơ quan tình báo nước  ngoài. Sau vụ Tổng thống Sudan Omar al-Bashir rời khỏi Nam Phi bất chấp lệnh bắt giữ ông của Tòa án Tối cao tại thành phố Pretoria của Nam Phi, tờ Sunday Times của Anh đưa tin giới lãnh đạo ANC (đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi tại Nam Phi) cũng như giới chức an ninh nước này đã tiến hành "những cuộc điều tra không chính thức" nhằm vào 5 NGO - trong đó có Trung tâm Kiện tụng Nam Phi (SALC), có hành động ngăn chặn chính quyền cho phép Tổng thống Omar al-Bashir rời khỏi nước này.

IPT ra phán quyết về hoạt động gián điệp của GCHQ.

Cũng theo tờ Sunday Times, 5 NGO này đặc biệt có giá trị để chính quyền Nam Phi giám sát bởi vì "họ được coi là bình phong của các thế lực phương Tây muốn can thiệp vào các vấn đề chính trị của Nam Phi cũng như các quốc gia đang phát triển khác".

Đầu năm 2015, nhóm chiến dịch Mỹ Right2Know kết luận rằng hiện "có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các tổ chức an ninh Nam Phi đang giám sát công việc của một số nhà hoạt động và tổ chức nhân quyền". Năm 2014, Tổng thư ký ANC Gwede Mantashe buộc tội Hiệp hội Công nhân mỏ và Liên minh Xây dựng (AMCU) của Nam Phi bị kiểm soát bởi "người da trắng nước ngoài" nhằm "gây mất ổn định nền kinh tế chúng ta".

Thiên Minh (tổng hợp)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文