Tình báo quân đội Pakistan ISI đe dọa giới truyền thông

06:35 08/01/2012

Các tổ chức báo chí, truyền thông quốc tế và bên trong Pakistan chỉ đích danh Pakistan đang bị coi là quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với giới nhà báo. Mối đe dọa lớn nhất đối với họ không phải đến từ bọn khủng bố mà là cơ quan tình báo nổi tiếng của Pakistan - ISI.

Hamid Mir thú nhận nếu ông không sợ sự đe dọa của ISI thì quả là nói dối. Từ khi nhận được tin nhắn SMS trên điện thoại di động cách đây vài ngày, cuộc sống của Hamid Mir đảo lộn hoàn toàn.

Nội dung tin nhắn bằng tiếng Anh (tạm dịch): "Tôi không đáng khinh hơn ông. Tôi mong muốn có người đến lột sạch quần áo ra khỏi người ông. Tôi hy vọng vài quân nhân sẽ không làm điều gì tồi tệ cho những người thân của ông". Với vai trò nhà báo điều tra, Hamid Mir đã thực hiện những cuộc điều tra về những vụ bê bối liên quan đến giới chính khách và tướng lĩnh quân đội Pakistan. 

Hamid Mir, 45 tuổi, nhà báo có tiếng tăm của Pakistan. Ông là người dẫn chương trình truyền hình talk show hàng  ngày có tên gọi "Capital Talk" ở thủ đô Islamabad, thực hiện phỏng vấn những nhân vật nổi tiếng. Ông là gương mặt nổi bật của kênh truyền hình tư nhân Geo TV của Pakistan. Sau khi viết bài về các chính khách tham nhũng cách đây 4 năm, Tổng thống Pervez Musharraf lúc đó đã cấm Hamid Mir làm việc ở bộ phận truyền hình.

Một số người nói Mir là người cảm tình với Taliban, còn số khác tin ông là điệp viên của CIA hay Israel và cũng có người cho rằng ông ủng hộ Ấn Độ. Nhưng Mir chỉ cười và nói ông bị chỉ trích vì dám nói lên sự thật.

Nhưng ở Pakistan, sự thật được coi là vô cùng nguy hiểm. Năm 2011, nhà báo ở Pakistan bị sát hại nhiều hơn ở bất cứ quốc gia nào khác. Trong năm 2011 có 10 nhà báo bị giết ở Pakistan trong tổng số 66 nạn nhân trên toàn thế giới. Hamid Mir cho biết, những năm trước đây, nhà báo thường là nạn nhân của những cuộc tấn công khủng bố do các nhóm cực đoan thực hiện, song hiện nay kẻ thù chính của giới nhà báo lại là quân đội và Cơ quan Tình báo ISI.

Tướng Ashfaq Parvez Kayani - lãnh đạo quân đội và tướng Ahmed Shuja Pasha - lãnh đạo ISI được báo chí phương Tây đưa vào danh sách những nhân vật có thế lực nhất thế giới. Mặc dù được bầu cử dân chủ, Tổng thống Asif Ali Zardari lại phó mặc mọi vấn đề cho Kayani và Pasha xử lý. Do đó những người dám phê phán quân đội sẽ phải sống trong nguy hiểm. Bởi vì Hamid Mir dám làm điều đó nên cuộc sống của ông đã không còn yên ổn.

Tại một tòa nhà khác, trong văn phòng chính của nhật báo The News, nhà báo Umar Cheema ngồi làm việc trong tầng hầm. Ông và nhóm phóng viên làm phóng sự điều tra về nạn tham nhũng và sự can thiệp thô bạo của quân đội vào chính trường Pakistan.

Những câu chuyện của nhà báo Cheema, 35 tuổi, đã tạo ra kẻ thù khắp quanh mình. Mặc dù vậy giới báo chí ở Pakistan vẫn thích thú khai thác những bài báo mang tính thời sự nóng hổi và trong thập niên qua, ngành báo chí truyền thông nước này phát triển rất mạnh. Cứ vài tháng lại có một tờ báo mới tinh được thành lập.

Hamid Mir tại văn phòng làm việc.

Umar Cheema cũng nằm trong số những nhà báo nổi tiếng của Pakistan. Mặc dù nhận được lời mời làm việc ở Mỹ song ông vẫn muốn hoạt động tại quê nhà. Cũng giống như Hamid Mir, Cheema coi sự đe dọa lớn nhất đối với báo giới không phải từ bọn khủng bố mà là quân đội và ISI. Ngày 4/9/2010 vào Ngày lễ Ramadan. Trên đường trở về nhà Cheema bị nhóm người mặc cảnh phục chặn lại buộc tội gây tai nạn rồi ép ông lên xe cảnh sát về đồn. Cheema bị trói chặt tay chân và bịt mắt. Ông cho rằng mình bị chở đến khu vực nào đó trong Islamabad hay vùng ngoại ô Rawalpindi

 Bọn bắt cóc nói Cheema sẽ phải trả giá vì dám thực hiện phóng sự về những vụ bê bối. Cheema bị chúng đánh đập, chụp hình và đe dọa giết chết. Cuối cùng, bọn bắt cóc chở Cheema đi đâu đó khoảng 2 giờ rồi đẩy ông ra khỏi xe ở quận Chakwal, cách Islamabad khoảng 150km về phía nam.

Umar Cheema may mắn sống sót sau 7 giờ nằm trong tay bọn bắt cóc mà ông tin chắc là người của ISI. Khác với trường hợp của nhà báo Hamid Mir, Cheema không hề nhận được tin nhắn đe dọa của ISI nhưng những người quen biết thường xuyên thông tin với ông rằng ISI “không hài lòng” về ông.

Syed Saleem Shahzad thì không được may mắn như Umar Cheema. Nhà báo 40 tuổi cũng bị bắt cóc ở Islamabad vào cuối tháng 5/2011, nhưng sau đó bị tra tấn dã man và về sau người ta phát hiện xác của ông dưới một con mương. Shahzad cũng làm phóng sự về quân đội, viết những bài báo vạch trần mối quan hệ giữa sĩ quan hải quân Pakistan với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda.

Trong khi các nguồn tin của chính quyền Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy ISI ra lệnh giết người. Nhưng ISI vẫn khăng khăng phủ nhận sự buộc tội, cho rằng mọi người cố gắng bôi nhọ tiếng tăm của cơ quan tình báo này.

Hiện thời Hamid Mir đang nỗ lực điều tra về số điện thoại gửi tin nhắn đe dọa đến ông. Nhưng chỉ có quân đội mới có quyền truy cập vào hệ thống dữ liệu của các công ty viễn thông ở Pakistan. Do đó, nhiều khả năng trong tương lai, Mir sẽ không bao giờ có được bất cứ thông tin gì về số điện thoại đó

Trang Thuần (tổng hợp)

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文