“Tội” của công binh Mỹ trong trận lụt lịch sử ở New Orleans

20:40 12/12/2009
Cơn bão lịch sử mang tên Katrina xảy ra vào năm 2005 tại thành phố New Orleans, bang Louisiana đã làm số người chết lên đến gần 1.500 người. Nhiều người đã quy trách nhiệm cho phản ứng chậm chạp của Chính phủ Tổng thống George W. Bush lúc đó. Mới đây, Tòa án liên bang Mỹ đã ra phán quyết buộc Công binh Mỹ phải bồi thường.

Đây có thể xem là một thắng lợi cho những nguyên đơn đã mất nhiều năm đi kiện, mở ra khả năng cư dân thành phố New Orleans có thể nhận được hàng tỉ USD tiền đền bù. Theo các nguyên đơn này, hơn 80% diện tích New Orleans bị ngập là do con người gây ra. Phán quyết dày 189 trang của thẩm phán  Stanwood Duval viết: "Sự vô trách nhiệm và yếu kém của Công binh Mỹ đã đưa tới hậu quả mất mát lớn về con người và tài sản không thể lường hết". Ít nhất đã có 1.800 người thiệt mạng do trận lụt ở thành phố này.

Thẩm phán Duval khẳng định rằng, chính thất bại trong việc mở cửa "đã khiến con kênh phình lên gấp 2 đến 3 lần so với độ rộng trong thiết kế" và "đã tạo ra những đợt sóng tấn công vô cùng mạnh mẽ vào mặt tiền của đê". Đây là lần đầu tiên một tòa án Mỹ buộc chính quyền liên bang phải chịu trách nhiệm trực tiếp về một phần thiệt hại gây ra bởi cơn bão Katrina.

Cũng theo phán quyết, điều đáng nói là ngay từ năm 1988, Công binh Mỹ thừa nhận sự nguy hiểm của vùng vịnh sông Mississippi, nơi có con kênh Mississippi - Vịnh Mexico (Mississippi River-Gulf Outlet, viết tắt là MRGO) có thể đe dọa tính mạng của nhiều người dân khu vực lân cận, trong đó có thành phố New Orleans. Hơn thế nữa, ngay khi có thông tin dự báo về cơn bão Katrina, lẽ ra họ đã có đủ thời gian gia cố các con đê để ngăn chặn thảm họa. Phán quyết của tòa án còn cho rằng, Công binh Mỹ đã gây lãng phí hàng triệu USD chi phí bảo vệ đê điều.

80% thành phố New Orleans bị ngập có phần trách nhiệm của Công binh Mỹ.

Với phán quyết này, bước đầu chỉ có 3 nguyên đơn đó là 2 hộ dân và 1 doanh nghiệp được bồi thường tổng cộng 720.000 USD. Tuy nhiên, đây có thể là "khúc dạo đầu" cho 100.000 đơn kiện khác. Thị trưởng New Orleans thì cho rằng: Đây là cơ hội để người dân thành phố này nhận được tiền đền bù thỏa đáng. Bà Dwan Robert, 48 tuổi, cư dân New Orleans cho biết, bà  theo gót những nguyên đơn đầu tiên kiện Chính phủ Mỹ. Nhà của bà bị ngập tới trần không còn thứ gì có thể sử dụng được.

Phán quyết của Tòa án liên bang Mỹ được cho là sẽ ảnh hưởng sâu rộng tới chính sách kiểm soát lũ của chính phủ và là đòn trực diện nhắm vào nhiều vụ từ bỏ trách nhiệm của chính phủ. Robert Bea, một giáo sư cơ khí điều trần trước phiên tòa cho rằng: "Từ lâu người dân Mỹ cứ ngỡ là mình được bảo vệ an toàn từ các bao cát tạm bợ, mà người ta gọi đó là đê". Người dân Mỹ còn cho rằng vụ này đánh thẳng vào uy tín của Công binh Mỹ, đặc biệt tại New Orleans, nơi họ có nhiều quyền lực và uy danh.

Trong số những nguyên đơn đầu tiên được tòa tuyên buộc Công binh Mỹ phải bồi thường có bà Tanya Smith, 36 tuổi, một nữ y tá, với số tiền đền bù là 317.000 USD. Tanya Smith trong cơn bão đã cùng với 2 con trai đi lánh nạn hơn 2 năm trong một căn hộ vì nhà bà đã bị sập trong trận lũ. Bà nói: "Đó là một căn nhà khiêm tốn, nhưng là nhà của tôi. Bạn không bao giờ tin rằng có thể thắng kiện Công binh Mỹ".

Cần chú ý là chỉ những người sống trong khu vực kênh MRGO mới có thể kiện đòi đền bù như 4 trường hợp đầu tiên. Những người còn lại thì tiếp tục chờ đợi trong thất vọng vì tiền trợ cấp của chính phủ họ chưa nhận được hoặc đến quá chậm. Những người khác, như anh Louis Banks đã nhận được 60.000 USD tiền trợ cấp của liên bang, cho biết, số tiền đó không đủ để xây lại căn nhà của anh bị lũ cuốn trôi.

Chính phủ liên bang Mỹ, người thuê công binh đảm trách bảo vệ đê MRGO đang muốn kháng án. Thế nhưng, theo luật sư của các nguyên đơn, với phán quyết trên, họ đang có một vũ khí vô cùng lợi hại trong tay. Họ cho rằng giờ đây, trách nhiệm đã rõ ràng, vấn đề không còn phải bàn cãi về trách nhiệm pháp lý nữa mà nên tập trung vào việc thương lượng tiền đền bù. Luật sư của cư dân New Orleans cho rằng Chính phủ Mỹ nên đền bù cho toàn bộ người dân thành phố này, bỏ tiền xây dựng lại cơ sở hạ tầng của New Orleans, khôi phục đất trồng ở nhiều khu vực và trên hết là nên xem lại hợp đồng với Công binh Mỹ.

Các nghị sĩ cũng kêu gọi Chính phủ Mỹ có hành động kịp thời. Thượng nghị sĩ (TNS) đảng Dân chủ bang Loiusiana Mary Landreiu kêu gọi Tổng thống Obama "sử dụng phán quyết này như một cơ hội để tránh những thiệt hại về người và của trong tương lai. Chúng ta không thể tiếp tục chờ cho đến một thất bại khác lúc đó mới nhìn nhận sai lầm".

Theo bà, Công binh Mỹ cũng đừng nên lạm dụng vị thế của mình là cơ quan duy nhất bảo vệ  các cộng đồng dân cư ven biển. TNS đảng Dân chủ bang Wisconsin, ông Russ Feingold và TNS đảng Cộng hòa bang Arizona, ông John McCain ra tuyên bố chung cho rằng: "Đây là bằng chứng rõ ràng để Công binh Mỹ cải tổ khẩn cấp. Những người dân Mỹ đóng thuế không thể chờ đợi thêm một thảm họa nữa như bão Katrina trong khi chúng ta có thể cải thiện độ an toàn và an ninh của các công trình do Công binh Mỹ quản lý".

Nhiều nghị sĩ khác thì cho rằng, phán quyết của tòa án còn có thể tác động tới cả bang Loiusiana và các bang khác là nơi có nhiều nguy cơ bị con người làm trầm trọng thêm hậu quả thiên tai

Minh Trần (tổng hợp)

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文