Trùm mật vụ SS khét tiếng Brunner đã chết tại Syria

11:25 17/12/2014
Người khẳng định với báo chí quốc tế hôm 3/12 vừa qua là Efraim Zuroff - được mệnh danh là "Kẻ săn đuổi Đức Quốc xã" còn sống kể từ sau Thế chiến II. Theo ông, có nhiều bằng chứng xác tín rằng Alois Brunner đã chết tại một ngôi làng hẻo lánh ở Syria vào năm 2010 vì già yếu, bệnh tật.
Nếu còn sống, Brunner đã 102 tuổi. Theo hồ sơ lưu trữ của CIA, tột đỉnh vinh quang cũng như tột cùng tội ác của Brunner đến với ông ta từ năm 1940, lúc ấy Brunner mang quân hàm đại úy trong hàng ngũ mật vụ SS của Đức Quốc xã. Sau khi lập được nhiều công trạng trong việc truy bắt, giam giữ và dùng hóa chất độc để giết người Do Thái, Brunner được phong quân hàm đại úy, vừa là cố vấn thân cận, vừa là chỉ huy phó SS, vừa là trưởng chiến dịch "Kỹ thuật viên của cái chết" (Technician of death), trong hàng ngũ SS khét tiếng, Brunner được xem là nhân vật số 2, chỉ sau "sếp" Adolf Eichmann Eichmann, cánh tay mặt của Adolf Hitler
Alois Brunner - Chỉ huy trưởng chiến dịch “Kỹ thuật viên của cái chết” của trùm phát xít Adolf Eichmann.

Sinh ra tại Áo, Brunner là cha đẻ của thuyết "Giải pháp chung cuộc" (Final Solution) nhưng để cho Eichmann đứng tên và gián tiếp điều khiển trong 3 năm từ 1941 đến 1944, chủ yếu vạch kế hoạch tấn công các nước đồng minh, nhất là kế hoạch bắt giam và giết chết hàng triệu người Do Thái qua bàn tay tàn bạo của mật vụ SS và Gestapo.

Được lệnh từ ông thầy Eichmann, hoặc bản thân với tư cách là phó SS, Brunner đã đẩy hàng ngàn người Do Thái vào các hầm hơi ngạt chứa đầy hóa chất độc, tội ác của Brunner chất cao hơn núi với 128.000 người Do Thái đã chết tức tưởi dưới bàn tay tàn bạo của Brunner, trong đó có 47.000 nạn nhân ở Áo, 44.000 ở Hy Lạp, 23.500 ở Pháp và 14.000 người Do Thái ở Slovakia. Từ tháng 6/1943 cho đến khi nước Pháp được giải phóng, Brunner cùng với quan thầy Eichmann đã tàn sát hàng chục ngàn người Do Thái và tung SS đi khắp nơi để lùng bắt người Do Thái tại Pháp, Ý, Ba Lan, Nga... Riêng tại vùng Drancy của Pháp, Brunner giết chết hàng chục ngàn người Do Thái, trong đó có 345 trẻ em.

Thế chiến II kết thúc, Brunner dùng tên giả Georg Fischer, đến tị nạn tại Damascus. Đến cuối thập niên 1950, chẳng biết bằng cách nào, Brunner lọt vào chính phủ, chính thức làm cố vấn cho Tổng thống Hafez al-Assad, nhưng Chính phủ Syria đã lên tiếng phủ nhận tin Brunner làm cố vấn. Đến năm 2001, một tòa án tại Pháp đã kết án tử hình vắng mặt Brunner vì những tội ác chống lại nhân loại. Theo tiến sĩ Zuroff  - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Simon Wiesental ở Jerusalem, nơi chuyên nghiên cứu về tất cả những tội ác của phát xít Đức thời Thế chiến II, hai lần trong hai năm 1961 và 1980, sau khi biết được Brunner đang sống tại Damascus với cái tên giả, mật vụ Mossad của Israrel đã bí mật tiến hành hai vụ ám sát Brunner nhưng bất thành.

Trại tập trung Arbeit Machtitrei - nơi Brunner đã giết chết hơn 128.000 nạn nhân Do Thái.
Theo tiến sĩ Zuroff, sau khi hắn chết, Chính phủ Syria tiến hành chôn xác Brunner tại một nơi bí mật, nhưng để che mắt dư luận, họ thông báo rằng xác của Brunner được chôn ở ngoại ô thủ đô Damascus, không có mộ bia. Lâu nay có khá nhiều tin đồn về cái chết của trùm phát xít Brunner. Khẳng định trước đông đảo nhà báo thế giới, Zuroff chắc chắn đến 99% rằng trùm phát xít Brunner đã chết. Zuroff cũng cho rằng có lẽ Brunner là mật vụ SS cuối cùng và cao tuổi nhất đã từ giã cõi đời.
Lê Miên Tường (tổng hợp)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文