Truy tìm trùm buôn lậu vũ khí

07:45 13/10/2005

Tay lái súng Victor Bout góp mặt nhiều trong các cuộc nội chiến ở Sierra Leone, Angola, Cộng hòa Congo.

Từ lâu nay, người ta vẫn cho rằng Victor Bout là một kẻ buôn lậu vũ khí người Nga. “Chiến tích” kinh doanh vũ khí bán cho các lực lượng phiến quân ở châu Phi của Victor Bout đã buộc Interpol phải ra lệnh truy nã khẩn cấp đối với hắn. Theo kết quả điều tra thì Victor Bout sử dụng tất cả 7 hộ chiếu khác nhau trong vai trò thương nhân để tổ chức các vụ buôn bán tại khu vực châu Phi.

Bắt đầu buôn bán vũ khí năm 1993 khi mới thành lập Công ty Vận tải Transavia Export Cargo, Victor Bout đã tìm được đối tác là Lực lượng Gìn giữ hòa bình của Bỉ tại Somalia. Tiếp đó, hắn có các thương vụ làm ăn với Liên minh phương Bắc ở Afghanistan với tổng trị giá khoảng 50 triệu USD. Có lời, Victor Bout lại lập thêm một công ty mang tên Trans Aviation Network Group, có trụ sở tại Ostende (Bỉ). Khi Liên minh phương Bắc bị phế truất và Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan, Victor Bout lại nhanh chóng tìm được sự ủng hộ của thủ lĩnh Omar.

Để che mắt các cơ quan điều tra pháp luật, mạng lưới công ty của Victor Bout lại liên kết với Công ty Aircraft Registration Bureau của một người Anh mang tên Michael Harridine. Với chiếc bình phong này, hắn đã bán vũ khí trót lọt tới một số nước châu Phi. Sau này, khi Harridine bị phát hiện và bị bắt cùng với một phi công người Bỉ tên là Ronald De Smet, Victor Bout lại chuyển hướng hoạt động sang các hãng hàng không có sử dụng các loại máy bay do Liên Xô (cũ) sản xuất.

Air Cess là loại máy bay được hắn lựa chọn trong nhiệm vụ chở vũ khí và mìn chống tăng tới biên giới Liberia để giao cho phiến quân RUF chuyên đánh phá Sierra Leone. Hậu quả là với hàng trăm ngàn loại súng, mìn và tên lửa đất đối không, Victor Bout đã gián tiếp gây ra cái chết của 50.000 người dân vô tội ở Sierra Leone. Đó là chưa kể đến con số 500.000 người thiệt mạng kể từ năm 1975 đến nay trong các cuộc nội chiến ở Angola.

Máy bay Air Cess được Bout sử dụng thường xuyên trong các phi vụ vận chuyển vũ khí.

Thống kê của Interpol cho thấy, phiến quân Unita ở Angola từ năm 1999 đã ký rất nhiều hợp đồng mua bán súng bắn máy bay, tên lửa chống tăng, 20.000 súng cối với Victor Bout, mỗi hợp đồng trị giá khoảng 150 triệu USD...

Lần theo manh mối

Phải nói rằng công đầu trong phát hiện việc làm ăn mờ ám, bất lương của Victor Bout là thuộc về báo giới. Ngày 25/8/1995, Hãng AFP của Pháp đăng bài về việc một chiếc máy bay Aerostan thuộc Công ty Transavia Export Cargo đã bị máy bay chiến đấu của Taliban bắt phải hạ cánh ở Kandahar, Afghanistan. Chính quyền Taliban đã quyết định tịch thu và sung vào công quỹ hàng tấn súng AK-47 được chở trên máy bay.

Hai năm sau, tờ Kinh doanh ngày nay ở châu Phi lại đưa tin Công ty Air Cess của Victor Bout mở một văn phòng ở Swaziland. Tháng 3/1999, tờ Người quan sát của Anh có đăng tin một phi công người Anh thường xuyên chở thuê vũ khí lậu tới Sudan cho một cựu sĩ quan KGB mang tên Victor Bout.

Xâu chuỗi các thông tin này, mãi đến tháng 1/2000, Victor Bout mới bị Interpol “nhòm ngó” và đích thân Ngoại trưởng Anh Peter Hain đã khẳng định rằng, hắn là một trong 3 ông trùm chuyên cung cấp vũ khí cho phiến quân Unita ở Angola, bất chấp lệnh cấm vận của LHQ. 11 tháng sau, báo cáo của LHQ về vấn đề Angola cũng có nhắc đến hoạt động buôn bán vũ khí trong đó tên của Victor Bout được nói đến nhiều nhất.

Cũng từ những manh mối này, tình báo Mỹ đã nhảy vào cuộc với các thông tin điều tra khác nhau về Victor Bout. Họ phát hiện ra rằng hắn đã mở một công ty chuyên cung cấp vũ khí ở Afghanistan mang tên Flying Dolphin. Điều đáng nói là người chủ công ty này lại là Sheik Adullah bin Zayed al Saqr al Nahyan, cựu Đại sứ Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất ở Mỹ từ năm 1989 - 1992.

Tháng 2/2003, Interpol đã chuyển lệnh tới Cảnh sát Bỉ yêu cầu lục soát, khám xét 18 ngôi nhà thuộc mạng lưới công ty của Victor Bout. Đáng tiếc là tên trùm buôn lậu vũ khí đã trốn thoát và hiện vẫn đang sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật

Chu Nguyễn (tổng hợp)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文