Vì sao Mỹ trao cho Nga tài liệu về tàu ngầm K-129?

09:05 29/09/2007
Ngay giữa tháng 9 vừa qua, các đại diện của Cục Phụ trách vấn đề tù binh và mất tích tại Đại sứ quán Mỹ ở Nga đã chuyển giao cho Viện Bảo tàng Lịch sử quân sự của Hạm đội Thái Bình Dương nhiều tài liệu mật về chiếc tàu ngầm K-129, bị đắm vào tháng 3/1968 tại một địa điểm cách quần đảo Hawaii khoảng 750 dặm về phía bắc.

Chính từ sự kiện này mà vào năm 1974, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã triển khai một chiến dịch tuyệt mật với tên gọi “Jennifer” trục vớt một phần đuôi của chiếc K-129 từ độ sâu hơn 5.000 mét. Để đảm bảo thành công của chiến dịch này, Mỹ đã cho đóng cả một con tàu đặc biệt có tên Glomar Explorer được ngụy trang dưới dạng tàu thăm dò dầu khí.

Quan chức được cho là nắm toàn bộ những bí mật về con tàu K-129 chính là đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, người vào năm 1992 trên cương vị Giám đốc CIA đã đích thân mang tới Moskva một số tài liệu về con tàu của thuyền trưởng Kobzar.

Một thời gian sau khi chiếc K-129 bị nạn, Liên Xô đã chính thức thông báo về thảm họa trên, đồng thời khẳng định không một quốc gia nào có quyền đụng chạm tới xác con tàu này.

Ngay cả âm mưu lén lút trong chiến dịch Jennifer của Mỹ thật ra cũng không đạt được mục đích chính là trục vớt những quả thủy lôi có đầu đạn hạt nhân. Quá trình trục vớt đã khiến con tàu bị vỡ làm hai mảnh, phần chủ yếu của nó (từ khoang 3 đến khoang 8) đã bị chìm sâu xuống đáy đại dương.

Sau khi Mỹ quyết định công khai một số tài liệu về chiến dịch Jennifer, nhiều người mới biết được là người Mỹ đã lấy được xác của 6 thủy thủ ở phần mũi của tàu và tổ chức chôn cất theo nghi lễ của hải quân. Băng hình của những nghi lễ này cũng đã được phía Mỹ chính thức trao cho Nga vào đợt vừa qua.

Thật ra, một phần nội dung của cuốn băng này cũng không còn là tin mới. Chính Robert Gates đã mang một phần những đoạn phim này tới Moskva vào năm 1992, và sau đó một số đoạn đã được phát trên các kênh truyền hình Nga.

Ngay từ thời Liên Xô, một số quan chức ngoại giao, quân sự Xôviết cũng đã được nghiên cứu đoạn băng này, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ trao cho Đại sứ quán Liên Xô tại Washington. Đây được coi là một giai đoạn “đấu tranh bí mật” của cả hai bên về con tàu K-129.

Moskva khi đó đã rất bất bình trước việc Mỹ âm mưu trục vớt con tàu này. Việc phía Mỹ trao một phần tài liệu ngay từ thời điểm đó được coi là một nỗ lực của Washington nhằm bác bỏ giả thuyết cho rằng, người Mỹ có dính dáng tới bi kịch của tàu ngầm K-129.

Chiếc K-129 trước khi gặp tai nạn.

Trong số các tài liệu bàn giao cho phía Nga lần này, còn có nhiều sổ sách hàng hải trên chiếc tàu ngầm Halibut của Mỹ, con tàu đầu tiên với các thiết bị do thám tìm kiếm đặc biệt đã phát hiện ra xác của K-129. Tuy nhiên, câu hỏi chính hiện nay vẫn chưa có lời giải là, tại sao người Mỹ lại có thể nhanh chóng khoanh vùng được vị trí mà K-129 đã có mặt trước khi gặp nạn.

Trước kia, Washington giải thích quanh co rằng, họ phát hiện ra vụ tai nạn là nhờ có Trạm định hướng âm tầm xa “Cesar” có thể “xác định tiếng nước tràn vào mạn tàu bị vỡ khi K-129 gặp tai nạn”.

Ngay trong thời kỳ đấu tranh ngoại giao về vụ K-129, phía Liên Xô đã khẳng định rằng, trạm "Cesar" không có đủ khả năng để xác định được những âm thanh dưới độ sâu như vậy. --PageBreak--

Bộ Quốc phòng Liên Xô đã từng đặc biệt quan tâm tới một sự kiện, chẳng bao lâu sau mốc thời điểm 8/3/1968 (ngày cuối cùng mà Liên Xô còn liên lạc được với K-129), chiếc tàu ngầm hạt nhân “Suordfiz” của Mỹ đã cập cảng Yokoshuka của Nhật với những hư hại nghiêm trọng.

Theo các thông tin tình báo, việc sửa chữa con tàu này (do hậu quả của một vụ va chạm mạnh) đã được triển khai trong tình trạng bí mật hết sức nghiêm ngặt. Con tàu được sửa chữa trong suốt nửa năm, trong khi không có một kỹ sư hay nhân viên người Nhật nào được tham gia.

Cuốn sách "Scorpion down" của tác giả  Offley.

Nếu chiếc “Suordfiz” này va chạm với một chiếc tàu thông thường trên mặt biển, thì chắc chắn cả thế giới phải được biết đến. Như vậy, rất có khả năng là “Suordfiz” đã có một vụ va chạm mạnh dưới nước.

Ngay sau khi mất liên lạc với K-129, Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đã triển khai một chiến dịch tìm kiếm - cứu hộ suốt hai tháng liền nhưng không có kết quả.

Trong khi việc người Mỹ chỉ phát hiện được 6 thi thể các thủy thủ ở hai khoang đầu tiên rõ ràng đã cho thấy, toàn bộ thủy thủ đoàn của thuyền trưởng Kobzar đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

Còn dựa trên những tấm ảnh chụp xác con tàu K-129 dưới đáy biển được phía Mỹ cung cấp, người ta dễ dàng nhận thấy giữa các khoang 2 và 3 có những lỗ thủng sâu và hẹp tương tự như bị một chiếc rìu khổng lồ bổ vào. Những tác động từ bên trong, kể cả các vụ nổ lớn trong thân tàu không thể gây ra những “vết thương” như vậy.

Chính vì vậy mà giả thuyết hàng đầu mà phía Nga đưa ra vẫn là, chiếc tàu ngầm “Suordfiz” của Mỹ trong lúc theo dõi chiếc K-129 đã va phần trên của nó vào thân con tàu của Liên Xô.

Những bí ẩn cuối cùng về vụ tai nạn của con tàu K-129 đang được phía Nga hy vọng sẽ tìm được lời giải đáp từ chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Vào tháng 10 tới, Nga và Mỹ sẽ có cuộc hội đàm cấp cao về hệ thống phòng thủ chống tên lửa theo công thức “2+2” (Ngoại trưởng Condolezza Rice, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cùng các đồng nghiệp từ Nga).

Phía Nga đã dự tính một số phương án để “chất vấn” ông Gates về vụ K-129, mà câu hỏi đầu tiên là tại sao Mỹ có thể phát hiện ra nhanh chóng tai nạn của con tàu này. Đáng chú ý là hồi tháng 5-1968, tại Đại Tây Dương cũng có một tàu ngầm hạt nhân "Scorpion": của Mỹ bị đắm.

Nhưng phải đến tận tháng 10, chiếc tàu ngầm tìm kiếm Halibut mới phát hiện ra xác con tàu này ở độ sâu 3.000 mét, còn khoảng cách từ nơi tai nạn đến Trạm định hướng âm tầm xa “Cesar” chỉ có 20 dặm.

Ngoài quyết định bất ngờ trao lại một số tài liệu về tàu K-129 chứng tỏ “sự vô can” của mình, dư luận còn chú ý tới một cuốn sách có tên “Scorpion down” của nhà báo Ed Offley mới được xuất bản vào dịp hè qua tại Mỹ. Nội dung cuốn sách khẳng định, chiếc “Scorpion” đã bị đánh đắm bằng một quả thủy lôi phóng ra từ một tàu ngầm hạt nhân khác của Liên Xô.

Tác giả còn quả quyết: “Vụ Scorpion chính là hành động trả đũa của phía Liên Xô, vì họ cho rằng Hải quân Mỹ phải chịu trách nhiệm trước tai nạn của chiếc K-129”. Ed Offley không biết vô tình hay hữu ý đã tập trung nhấn mạnh rất nhiều vào những chi tiết có thể nhận định: Mỹ không dính dáng vào bi kịch của tàu K-129

Linh Nga (tổng hợp)

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文