Vụ án tình báo lớn nhất Rumani thời chiến tranh lạnh

17:15 20/02/2009
Năm 1956, tại thủ đô Bucarest của Rumani, đã diễn ra một phiên tòa đặc biệt xét xử tội hoạt động nội gián của đường dây điệp báo do điệp viên nằm vùng người Anh John Milton cầm đầu. Trong số các điệp viên nội gián bị bắt giữ và xét xử có Emil Calmanovici, người phụ trách việc tái xây dựng Rumani sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Theo cáo trạng được công bố tại phiên tòa mở ra từ ngày 5/3/1956 để xét xử tội trạng của điệp viên nằm vùng John Milton cùng một số điệp viên nội gián người Rumani thì Milton là một điệp viên của Cơ quan Tình báo hải ngoại Anh (MI-6) được điều động đến Rumani vào năm 1952 dưới lốt tham tán thương mại tại Sứ quán Anh ở thủ đô Bucarest.

Nhiệm vụ của Milton là móc nối, điều phối hoạt động đường dây điệp báo của Calmanovici được hình thành từ trước tại Rumani. Milton sẽ chu cấp tiền bạc và trang thiết bị để nhóm của Calmanovici tiến hành các hoạt động nội gián trên lãnh thổ Rumani.

Emil Calmanovici sinh năm 1896 tại thành phố Pietra Neamt trong một gia đình doanh nhân gốc Do Thái. Calmanovici từng tốt nghiệp Đại học Munich và Berlin của Đức, và khởi đầu sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Năm 1937, Calmanovici gia nhập Đảng Cộng sản Rumani (PCR) và được giao nhiệm vụ hoạt động kinh tài.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Calmanovici tham gia các hoạt động kháng chiến chống lại chính quyền Rumani thân Đức Quốc xã. Khi chiến tranh chấm dứt và Rumani sau đó trở thành một quốc gia XHCN, Calmanovici được giao nhiệm vụ tái thiết cơ sở hạ tầng cho Rumani. Đến năm 1949, Calmanovici được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Xây dựng Bucarest.

Do đặc thù của công việc, Calmanovici được phép đến nhiều quốc gia, trong đó có một số quốc gia phương Tây, để đàm phán mua sắm thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng non trẻ của Rumani. Có thể, trong những lần đến Anh, Calmanovici đã được MI-6 tiếp cận và tuyển dụng làm điệp viên nội gián.

Nhiệm vụ của Calmanovici là tuyển dụng thêm các điệp viên nội gián người Rumani để hình thành một đường dây điệp báo hoạt động nằm vùng tại thủ đô Bucarest và một số thành phố lớn khác. Để tạo điều kiện cho Calmanovici hoàn thành nhiệm vụ, MI-6 đã chi cho điệp viên nội gián này gần 30 triệu lei (tiền Rumani).

Theo cáo trạng, chỉ trong vòng hai năm (1950, 1951), Calmanovici đã tuyển dụng thêm các điệp viên nội gián là đảng viên PCR. Trong số đó đáng kể nhất là Patrascanu. Patrascanu sinh năm 1900 tại thủ đô Bucarest, vốn là luật sư, chính trị gia và một kinh tế gia được biết tiếng ở Rumani, tham gia Ban lãnh đạo PCR từ năm 1939. Khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai chấm dứt, Patrascanu là người đề xướng việc yêu cầu Hồng quân Liên Xô rút quân khỏi lãnh thổ Rumani. Tuy nhiên yêu cầu này đã gặp sự phản đối của chính quyền Rumani và PCR. Bất mãn, Patrascanu quyết định làm việc cho MI-6 khi được Calmanovici đặt vấn đề tuyển dụng làm điệp viên nội gián.

Năm 1952, khi đường dây điệp báo của Calmanovici đã lớn mạnh, MI-6 quyết định điều động John Milton, dưới lốt tham tán thương mại của Sứ quán Anh, đến Bucarest để điều phối hoạt động của đường dây điệp báo này với kinh nghiệm của người từng có thời gian hoạt động tại một số quốc gia Trung Âu như Bulgari, Hungari và Tiệp Khắc từ năm 1939 đến năm 1946, đường dây điệp báo của Calmanovici đã thu thập được nhiều thông tin quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh của Rumani, trong đó có việc bố trí các căn cứ quân sự của Liên Xô trên lãnh thổ Rumani. Calmanovici còn lấy danh nghĩa Viện trưởng Viện Xây dựng Bucarest tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế làm bình phong cho việc chuyển giao tài liệu, thông tin cho MI-6.

Năm 1954, Cơ quan An ninh nhà nước Rumani (Securitate) bắt đầu nghi vấn về hoạt động của Calmanovici, Patrascanu cùng một số điệp viên nội gián khác nên quyết định bí mật điều tra. Một điệp viên của Cơ quan An ninh tên Corneliu Bratianu sau nhiều cố gắng đã thâm nhập vào được đường dây điệp báo của Calmanovici và đến năm 1955 trở thành người đưa tin của Calmanovici cho các thành viên khác của đường dây điệp báo và ngược lại. Bratianu đã thu thập được nhiều chứng cứ quan trọng liên quan đến đường dây điệp báo của Calmanovici và bí mật chuyển giao cho Securitate.

Tháng 11/1955, sau khi có được đầy đủ chứng cứ về hành vi hoạt động nội gián của Calmanovici, Patrascanu, Milton cùng đồng bọn, Securitate triển khai hàng loạt các vụ bắt giữ. Đầu tiên là Calmanovici bị bắt vào ngày 11/11/1955, sau đó đến lượt Patrascanu và các điệp viên nội gián khác. Riêng Milton không bị bắt giữ do được hưởng quy chế ngoại giao nhưng bị trục xuất về hành vi hoạt động điệp báo nằm vùng và có quan hệ với đường dây điệp báo của Calmanovici.

Trong phiên tòa đặc biệt mở ra tại thủ đô Bucarest vào ngày 5/3/1956 để xét xử Calmanovici và đồng bọn về tội hoạt động nội gián, Calmanovici và Patrascanu bị tuyên phạt án tử hình về hai tội hoạt động nội gián cho tình báo nước ngoài và phản bội Tổ quốc. 7 điệp viên nội gián còn lại phải lãnh mức án 20 năm tù giam cho đến tù chung thân cho mỗi người.

Ngày 12/3/1956, chỉ 5 ngày trước khi bị hành hình, Calmanovici được phát hiện chết do tự tử (do dùng dao cạo râu cắt mạch máu ở cổ tay) trong buồng giam tại nhà tù Aiud ở thủ đô Bucarest. Riêng Patrascanu bị hành hình vào ngày 11/3/1956. Đây được xem là vụ án tình báo lớn nhất Rumani thời kỳ Chiến tranh lạnh

Hoàng Phú (theo Spy Museum)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文