Vụ để lộ tài liệu quân sự lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc

09:10 26/01/2006

Hơn 250 tài liệu mật liên quan đến các chương trình mua sắm vũ khí của quân đội Hàn Quốc đã bị đưa lên mạng.

Tại buổi họp báo bất thường ngày 12/1/2006, ông Cheong Sun-mok, người phát ngôn của Cơ quan mua sắm trang thiết bị quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã thừa nhận, việc để rò rỉ thông tin mật xảy ra khi các nhân viên của họ sao chép lại bản kế hoạch quốc phòng theo định kỳ để kiểm tra và do bất cẩn nên những tài liệu này đã bị đưa lên website và tồn tại trên mạng trong suốt 4 ngày liền (từ 1 - 4/1/2006).

Đây là một kế hoạch tuyệt mật khá tổng thể về mua sắm, nâng cấp, phát triển kho vũ khí nhằm đưa Hàn Quốc trở thành một cường quốc quân sự trong khu vực vào năm 2020. Theo đó, từ năm 2007 - 2018, lực lượng không quân sẽ đầu tư 12 tỉ USD để sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu đời KFX và A-50; từ năm 2014 - 2018, lực lượng hải quân sẽ có thêm 6 tàu chiến đời KDX-III và từ năm 2010 - 2022 họ sẽ trang bị 3 tàu ngầm hạt nhân loại 3.000 tấn, đời SSX...

Vì đây là kế hoạch tăng cường tiềm lực quân sự lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc nên vụ tiết lộ thông tin kể trên cũng được coi là lớn nhất trong lịch sử nước này. Hiện, nhiều quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang hết sức lo lắng.

Một trong những quan chức cấp cao được nhắc tới là Bộ trưởng Quốc phòng Yoon Kwang-ung bởi ông này từng thoát khỏi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội sau khi một binh sĩ xả súng bắn chết đồng đội (tháng 6/2005). Trước đó (28/7/2004), Tổng thống Roh Moo-hyun đã quyết định sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Cho Young-kil sau khi thông tin xung quanh vụ đụng độ trên biển giữa tàu hải quân Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên hôm 14/7/2004 bị tiết lộ.

Theo tờ Đông Á nhật báo của Hàn Quốc, đã có hơn 250 tài liệu mật liên quan đến các chương trình mua sắm vũ khí bị đưa lên mạng. Giới chuyên môn đã đưa ra 3 nguyên nhân chính dẫn tới vụ tiết lộ kể trên.

Thứ nhất, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang có một cuộc điều chỉnh lớn, hơn nữa Cơ quan mua sắm trang thiết bị quốc phòng lại vừa mới được thành lập với 807 nhân viên nên khó tránh khỏi sai sót bởi không có ai quản lý. Thứ hai, giới hạn giữa quyền được biết thông tin với tài liệu bí mật quốc gia không rõ ràng nên đã dẫn tới những hiểu lầm đáng tiếc.

Thứ ba, Hàn Quốc đang muốn chứng tỏ khả năng “tự cường” sau khi Mỹ có những điều chỉnh chiến lược tại nước này nên không loại trừ khả năng “sơ ý tiết lộ bí mật quốc gia theo chỉ đạo”. Cục Tình báo quốc gia Hàn Quốc đã tiến hành điều tra vụ rò rỉ thông tin mật tại Cơ quan mua sắm trang thiết bị quốc phòng.

Ngày 22/8/2005, trên mạng cũng xuất hiện một số trang tài liệu mật mã (thời gian rất ngắn, 13 phút) của lục quân Hàn quốc nhưng vụ việc đã được ém nhẹm. Ngay sau khi thông tin này được loan tải, Bộ Quốc phòng đã ra lệnh đình chỉ việc sử dụng mật mã này. Mặc dù chỉ xuất hiện có 13 phút trên mạng (từ 12h2 - 12h15) nhưng đã khiến Bộ Quốc phòng phải tiêu tốn ít nhất 300 triệu won (tiền Hàn Quốc) để thay đổi một bộ luật mật mã mới.

Có thể nói, 2005 là một năm “mất mùa” của cả Bộ Quốc phòng và Cục Tình báo quốc gia Hàn Quốc bởi lần đầu tiên (20/8/2005), trụ sở chính của Cục Tình báo quốc gia Hàn Quốc bị khám xét sau khi có tin cơ quan này đã ghi âm bí mật các cuộc điện đàm của nhiều nhân vật có tên tuổi trên chính trường, thương trường cũng như truyền thông của nước này

Nguyễn Diệu Hương Ly (tổng hợp)

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文