Vụ tàu ngầm Nga thâm nhập lãnh hải Thụy Điển: Chỉ là màn kịch tạo dựng

11:25 11/11/2014

Sau nhiều ngày săn lùng không có kết quả, trước sự truy vấn gắt gao từ báo giới trong nước, Thiếu tướng Gunnar Karlson - Giám đốc Cục Tình báo quân sự và Dịch vụ an ninh Thụy Điển (MUST) - đã buộc phải thừa nhận sự kiện tàu ngầm Nga xuất hiện trong vùng biển nước này chỉ là ngụy tạo.

Sự việc diễn ra vào ngày 17/10 vừa qua, khi lực lượng tuần duyên của Hải quân Thụy Điển thu được một tín hiệu cấp cứu từ dưới mặt nước, phát đi trong vùng gần quần đảo Stockholm thuộc vùng biển Baltic, cách thủ đô Thụy Điển gần 50km về phía bắc. Tức thì Chuẩn đô đốc Anders Grenstad, Tư lệnh Hạm đội Baltic đã huy động một đội tàu chiến hùng hậu chở theo hơn 200 lính thủy tinh nhuệ, được sự hỗ trợ của lực lượng Không thám Hải quân quần đảo truy lùng con tàu lạ suốt cả tuần lễ sau đó.

Theo một nguồn tin gần gũi với Bộ Quốc phòng Hoàng gia Thụy Điển, thì đây là một chiến dịch quân sự tổng lực trên biển với quy mô chưa từng có kể từ thời Chiến tranh lạnh, bao gồm các khu trục hạm, hộ tống hạm, tàu chống ngầm, tàu quét mìn, tàu tuần tra cao tốc, trực thăng vũ trang chuyên dụng săn tàu ngầm… dò tìm từng dặm vuông mặt biển. Nhưng kết cục lại không thể tìm ra “chiếc tàu lạ".

Còn các chuyên gia quân sự quốc tế am hiểu đều đánh giá, rằng Thụy Điển sở hữu lực lượng hải quân vào loại tốt nhất trong khu vực, dễ bề phát hiện bất kỳ vật thể "ngoại lai" nào xâm phạm vùng biển cần bảo vệ.

Các phương tiện hùng hậu thuộc lực lượng Hải quân Thụy Điển đồng loạt xuất kích truy lùng “con tàu lạ”.

Trước đó, đại diện MUST từng đoan chắc với báo giới, là tàu ngầm Nga đã phát tín hiệu cầu cứu về căn cứ của họ tại Quân cảng Kaliningrad, đại bản doanh của Hạm đội Baltic chịu trách nhiệm phòng thủ sườn phía tây của nước Nga.

Trong khi đó người phát ngôn của Phó Đô đốc Viktor P. Kravchuk, Tư lệnh Hạm đội Baltic cũng là hạm đội lâu đời nhất của Hải quân Nga, khẳng định theo kế hoạch tập luyện đã lên lịch từ trước, hiện thời không có bất cứ con tàu nào thuộc Hạm đội Baltic đang hoạt động tại vùng nước kề cận lãnh hải Thụy Điển.

Cuộc tìm kiếm kéo dài trong… vô vọng.

Trong thực tế, không ai lạ gì việc do thám lẫn nhau giữa Nga và Thụy Điển. Dưới thời Chiến tranh lạnh, tàu ngầm Liên Xô thuộc Hạm đội Baltic thường xuyên hoạt động quanh vùng biển Thụy Điển. Vụ khủng hoảng "tàu lạ" lần này khiến người ta nhớ lại sự việc xảy ra vào đầu thập niên 80 thế kỷ trước, khi cỗ tàu ngầm hạt nhân U137 của Hải quân Xôviết gặp sự cố kỹ thuật sâu bên trong vùng biển Thụy Điển, lúc đang thực hiện nhiệm vụ bí mật gần một căn cứ hải quân trọng yếu của nước này.

Vụ việc đã gây ra mối căng thẳng kéo dài về mặt ngoại giao giữa hai quốc gia, rồi phía Thụy Điển điều tàu kéo đưa chiếc U137 ra khỏi khu vực lâm nạn, tháp tùng chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân ra vùng biển quốc tế để bàn giao lại cho Hải quân Liên Xô.

Đến thập niên kế tiếp, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) phát giác một sĩ quan hải quân Nga tại căn cứ Kaliningrad, từng chụp ảnh các tài liệu tuyệt mật trao cho tình báo Thụy Điển đổi lấy khoản "tiền công" hậu hĩnh. Sau vụ bê bối này, lần đầu tiên Stockholm buộc phải lên tiếng thừa nhận đã tiến hành các hoạt động gián điệp do thám nước Nga.

Chiếc tàu ngầm Liên Xô gặp sự cố kỹ thuật 3 thập niên trước trong vùng biển Thụy Điển.

Phát biểu của người đứng đầu MUST thể hiện nỗi hoảng sợ tiềm ẩn trong giới quân sự chóp bu Thụy Điển, luôn e ngại sự trỗi dậy của "chú gấu Nga" khổng lồ. Đồng thời cũng là động thái chuẩn bị dư luận, với lý do an ninh quốc phòng để đưa nước này gia nhập khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), phá vỡ nguyên tắc trung lập bao đời nay của Vương quốc Thụy Điển

Trần Hồng (theo Secret Services)

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文