Winston Churchill từng muốn tấn công hạt nhân phủ đầu Liên Xô

15:05 27/11/2014

Trong số ra ngày 8/11 vừa qua tờ The Mail on Sunday của Anh đăng tải nguồn tin gây chấn động, rằng Thủ tướng Anh Winston Churchill (1874-1965) từng muốn dùng vũ khí hạch tâm hòng tiêu diệt Nhà nước Liên Xô.

Dựa theo tài liệu mới được giải mật từ kho lưu trữ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), trong đó đề cập đến các biên bản ghi nhớ của một sĩ quan FBI tháp tùng Thượng nghị sĩ Henry Styles Bridges (1898-1961), nhân vật diều hâu khét tiếng của đảng Cộng hòa từng giữ chức quyền Chủ tịch Thượng viện Mỹ, trong chuyến công du London vào đầu năm 1947.

Khi tiếp xúc với vị khách quý, ông Churchill lúc ấy tuy đã thất sủng chức Thủ tướng ngay sau khi Thế chiến II vừa chấm dứt, trở thành thủ lĩnh phe đối lập ở Anh nhưng vẫn không phai nhạt bản chất hiếu chiến cố hữu.

Cụ thể trong buổi hội kiến cùng Thượng nghị sĩ H. Bridges tại Văn phòng Trung ương của đảng Bảo thủ (OOC), tọa lạc trên phố Parker trung tâm London, W. Churchill đã thẳng thừng đề nghị Washington nên dùng bom nguyên tử đánh phủ đầu để tiêu diệt chính thể Xôviết.

Nguyên văn bản ghi nhớ thuật lại rõ ràng lời của W. Churchill như sau: "Tôi đề nghị ngài phải thuyết phục sao cho thật hợp lý, khiến Tổng thống Harry Truman ra quyết định khởi động một cuộc tấn công hạt nhân nhằm xóa sạch Điện Kremlin. Đó là cách duy nhất để ngăn chặn sự lây lan của Chủ nghĩa Cộng sản, cũng như các mối đe dọa tiềm ẩn từ người Nga đối với phương Tây giữa lúc cuộc Chiến tranh lạnh đã mở màn".

Đồng thời để phụ họa cho luận điểm hiếu chiến của mình, W. Churchill đã trình bày chi tiết các dẫn chứng liên quan như Moskva sẽ không có khả năng trả đũa với hành động tương xứng, bởi cho đến lúc ấy Liên Xô vẫn chưa thành công trong việc chế tạo ra thứ vũ khí đáng sợ nhất. "Đó là lý do an toàn để thực hiện đòn tấn công hạt nhân phủ đầu", W. Churchill nhấn mạnh.

Trước khi kết thúc cuộc hội đàm với Thượng nghị sĩ H. Bridges, W. Churchill còn "chua" thêm rằng: "Nếu đòn đánh phủ đầu không được thực hiện, người Nga nhất định sẽ tấn công Hoa Kỳ trong vòng 2-3 năm tới một khi họ đã sở hữu bom nguyên tử, khiến nền văn minh thế giới bị xóa sổ trong khoảnh khắc và phải mất nhiều năm sau đó mới phục hồi lại được".

Các biên bản ghi nhớ nêu trên được trích từ cuốn sách "Lions Roar: The Churchills and the Kennedys" (tạm dịch: Những tiếng gầm rú, hay mối quan hệ giữa Churchill và dòng họ nhà Kennedy) của tác giả Thomas Maier, một nhà báo điều tra kiêm nhà làm phim truyền hình nổi tiếng người Mỹ, sẽ được Nhà xuất bản Crown Publishing Group tại New York ấn hành đồng thời ở Anh và Mỹ vào đầu tháng 12 tới đây. Trong cuốn sách ký giả kỳ cựu T. Maier cũng đi sâu phân tích, cho thấy W. Churchill là một nhân vật hiếu chiến dạng "thâm căn cố đế".

Thủ tướng Anh W. Churchill (phải) diện kiến Đại Nguyên soái Stalin tại Điện Kremlin vào tháng 8/1942, trong vai trò là "đồng minh chủ chốt".

Theo quan điểm của  Churchill thì Vương quốc Anh bất đắc dĩ phải trở thành đồng minh của Liên Xô, để cùng hợp sức chống lại kẻ thù chung là nước Đức phát xít. Nhưng ngay sau khi Thế chiến II kết thúc đã nảy sinh sự đối kháng, dựa trên sự khác biệt về ý thức hệ khiến sự đối đầu leo thang thành Chiến tranh lạnh.

"Bản thân Churchill thường cố tình rêu rao về sự đe dọa của Liên Xô trước các nhà lãnh đạo phương Tây khác - tác giả Thomas Maier cho biết - Chính ông ta là tác giả của thuật ngữ "Bức màn sắt", ám chỉ sự kiểm soát của Điện Kremlin lên khu vực Đông Âu trong một bài phát biểu trước cử tọa tại Trường đại học Westminster, thuộc tiểu bang Missouri của Mỹ năm 1946. Với thuật ngữ cách điệu có phần thổi phồng này, W. Churchill đã khơi mào cuộc Chiến tranh lạnh đối đầu Đông - Tây!".

"Điều đáng hổ thẹn nữa như tài liệu mật đã khẳng định, rằng Churchill đã vay mượn từ ngữ của Hitler, khi đòi xóa sạch Điện Kremlin; trong khi Hitler cũng từng hùng hồn tuyên bố là "quét sạch những người Do Thái khỏi mặt đất", Thomas Maier viết. Đồng thời tác giả  cũng đi sâu phân tích những bằng chứng thể hiện qua biên bản ghi nhớ, cho thấy giới lãnh đạo Âu - Mỹ không cảm thấy hối hận về sự hủy diệt dân thường, qua việc ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki trên đất Nhật Bản, trong khi Thế chiến II đã chấm dứt ở châu Âu từ mấy tháng trước. "Họ cũng sẽ không ngần ngại, nếu phải tiêu diệt người Nga hàng loạt trong nỗ lực nhằm thống trị thế giới", Maier nhấn mạnh.

Ở phần cuối cuốn sách, tác giả đã lưu ý người đọc rằng nên hiểu rõ các từ vựng phát xuất từ cửa miệng các chính khách phương Tây. Ví như thuật ngữ "nền văn minh" chỉ bao gồm các quốc gia công nghiệp ở Tây Âu và Bắc Mỹ; hay thuật ngữ "cứu vãn nền hòa bình thế giới" ám chỉ sự an toàn của phương Tây

Trần Hồng (tổng hợp)

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文