Chuyện chưa kể về 5 chiến sĩ tình báo Cuba

09:00 03/01/2015
Trong phiên họp toàn thể lần thứ tư tại thủ đô La Habana diễn ra ngày 19/12 trong bối cảnh Cuba vừa đạt được thỏa thuận lịch sử với Mỹ về việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao sau hơn nửa thế kỷ gián đoạn, Quốc hội Cuba bày tỏ lòng biết ơn đối với tình đoàn kết của cộng đồng quốc tế trong chiến dịch kéo dài suốt 16 năm qua vì sự tự do của 5 chiến sĩ anh hùng chịu án tù giam ở Mỹ. Cả 5 người đều đã được trả tự do, trong đó có 3 người được phóng thích cùng ngày hai nhà lãnh đạo Cuba và Mỹ thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ song phương.

Nằm trong mạng lưới tình báo mang tên Avispa (Ong vò vẽ), 5 chiến sĩ có nhiệm vụ theo dõi và ngăn chặn các hành động khủng bố nhằm vào Cuba của các nhóm phản động gốc Cuba ở miền Nam bang Florida. Ngày 12/9/1998, họ bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ khi mạng lưới bị bại lộ.

Đến năm 2001, họ bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa bất công ở chính nơi vẫn được coi là thành trì của các nhóm phản cách mạng Cuba, thành phố Miami, và phải nhận những bản án tù dài hạn vì tội làm gián điệp trên lãnh thổ nước Mỹ. Trong suốt hơn một thập kỷ qua, nhân dân Cuba và bạn bè quốc tế đã phát động một chiến dịch đấu tranh rộng rãi yêu cầu Chính phủ Mỹ phải trả tự do cho 5 chiến sĩ yêu nước, những người đã được Nhà nước Cuba công nhận danh hiệu Anh hùng.

Chủ tịch Raul Castro trò chuyện cùng Gerardo Hernnández, Antonio Guerrero và Ramón Labaino. Ảnh: Reuters.

Người đầu tiên được trả tự do là René González Sehwerert. René sinh ngày 13/8/1956 tại Chicago (Mỹ) trong một gia đình Cuba định cư tại Mỹ. Cha ông, ông Cándido René González Castillo là công nhân thép ở Indiana và mẹ ông, bà Teodora Sehwerert Milejan chỉ làm nội trợ.

Ngày 2/10/1961, cha mẹ của René từ Mỹ đã quyết định tham gia Phong trào Cách mạng 26-7 trong cuộc chiến chống lại nhà độc tài Fulgencio Batista và quyết định cùng hai con trở về  Cuba sống để thực hiện các nhiệm vụ Cách mạng. René theo học tiểu học tại Trường José Martí ở Santa María del Mar. Năm 1970, Rene được kết nạp làm hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Cộng sản Cuba (UJC) vì sự tham gia tích cực trong các hoạt động quân sự, thể thao và chính trị.

Hai năm sau đó, Rene theo học trung học cơ sở tại trường Combatientes de América (Những chiến sĩ châu Mỹ) ở huyện Cerro. Từ năm 1973 đến 1974, Rene được tham gia một khóa học đặc biệt và bắt đầu giảng tại Trường cấp II ở nông thôn (ESBEC) mang tên CHXHCN Rumani ở Alquízar. Ông thực hiện nghĩa vụ quân sự vào năm 1974. Ba năm sau, ông được cử sang Cộng hòa Angola trong vai trò người đứng đầu đội ngũ giảng viên, chịu trách nhiệm gia tăng sự sẵn sàng cho các sĩ quan và binh lính.

Từ năm 1979 đến 1982, Rene theo học tại Trường Hàng không Carlos Ulloa. Sau khi tốt nghiệp, ông làm tổ trưởng tổ bay tại căn cứ San Nicolás de Bari. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu làm việc tại Cơ quan Tình báo Cuba. Năm 1990, Rene được kết nạp vào Đảng Cộng sản Cuba (PCC) và được phân công làm nhiệm vụ tại Miami. Tại đây, Rene nghiên cứu và điều tra nhiều tổ chức chống Chủ tịch Fidel Castro, sau ngày bị giam giữ. Tuy nhiên, ông phải tiếp tục chịu án quản thúc trong hơn một năm cho tới khi một thẩm phán Mỹ đồng ý cho ông trở về Cuba sau khi đã từ bỏ quốc tịch Mỹ.

Fernando González, tên đầy đủ Fernando González Llort, là người thứ hai trong nhóm 5 chiến sĩ tình báo Cuba được trả tự do sau khi hoàn tất bản án tù giam. Sinh ngày 18/8/1963 ở thủ đô La Habana, Bốn năm đầu cấp I Fernando học tại Trường tiểu học Mártires latinoamericanos (Những liệt sĩ Mỹ Latinh) và hai năm cuối tại Trường Võ Thị Thắng ở quận Playa, thủ đô La Habana.  Năm 1981, ông gia nhập UJC. Từ năm 1981 - 1987, ông theo học và tốt nghiệp tại Học viện Quan hệ Quốc tế Raúl Roa García, nơi ông giữ nhiều chức vụ của UJC và của Liên đoàn Sinh viên Đại học (FEU). Cũng trong năm 1987, ông được cử tới Cộng hòa Angola để thực hiện một nhiệm vụ quốc tế cộng sản. Ông được trao Huy chương danh dự - Chiến sĩ quốc tế cộng sản của Cuba vào năm 1989 khi hoàn thành nhiệm vụ và vì chiến thắng của Cuba - Angola trong chiến dịch Cuito-Cuanavale.

Cũng trong thời gian này, vì những kết quả trong sự nghiệp cách mạng của mình, ông được kết nạp vào PCC và bắt đầu làm việc tại DGI (Tổng cục Tình báo) thuộc Bộ Nội vụ Cuba (MININT). Tại đây, ông được đào tạo các kỹ thuật thu thập thông tin và hoạt động tình báo. Những năm giữa thập niên 90, ông hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực kiểm soát và thu thập thông tin về hoạt động của những phần tử chủ chốt thuộc các tổ chức lưu vong tại Florida.

Ba chiến sĩ tình báo Cuba mới được trả tự do ngày 17/12 vừa qua là Antonio Guerrero Rodríguez, Gerardo Hernández Nordelo và Ramón Labaino Salazar. Antonio sinh ngày 16/10/1958 tại Miami, bang Florida. Cũng giống như René, gia đình Antonio định cư tại Mỹ và trở về Cuba chỉ vài ngày sau khi cuộc Cách mạng năm 1959 giành chiến thắng.  Năm 1973, ông học tại Trường dạy nghề IPVCE Vladimir Ilich Lênin. Ông là Chủ tịch Liên đoàn Học sinh Trung học (FEEM) khu vực Boyeros (La Habana). Năm 1974, ông gia nhập UJC và giữ chức Thư ký phụ trách mảng tổ chức. Sau khi tốt nghiệp PTTH, Antonio giành học bổng ngành Kỹ sư xây dựng phi trường tại Liên Xô và tốt nghiệp năm 1963. Trong thời gian này, ông thu hút được sự chú ý của KGB nên được đào tạo hoạt động tình báo và phản gián với sự đồng ý của Chính phủ Cuba. Sau khi trở về nước, ông làm việc tại DGI, sau đó ông được cử đi làm nhiệm vụ bên ngoài lãnh thổ Cuba.

Gerardo Hernández Nordelo, cũng là thủ lĩnh của Avispa, sinh ngày 4-6-1965, Gerardo được miêu tả là một người năng động, ham học và vâng lời. Năm 1980, Gerardo gia nhập UJC. Năm 1983, Gerardo theo học tại Học viện Quan hệ Quốc tế Raúl García Roa và tốt nghiệp năm 1988. Một năm sau, ông được cử sang Cộng hòa Angola làm nhiệm vụ tại một lữ đoàn xe tăng. Tại đây, ông được ghi nhận vì lòng can đảm và tính quyết đoán của mình sau khi thực hiện 54 nhiệm vụ chiến đấu. Năm 1990, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cũng giống như người đồng đội Fernando, Gerardo được trao Huy chương danh dự - Chiến sĩ quốc tế cộng sản của Cuba. Năm 1993, ông được kết nạp vào PCC. Giữa thập niên 90, Gerardo được cử tới Mỹ để thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn việc lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động chống phá Cuba của các tổ chức Cuba lưu vong  tại Miami.

Người cuối cùng trong số 5 chiến sĩ tình báo anh hùng là Ramón Labanino Salazar, sinh ngày 9/6/1963 tại Marianao, thủ đô La Habana. Sau khi tốt nghiệp PTTH, Ramon theo học khoa Kinh tế tại Trường đại học La Habana và tốt nghiệp với Chứng chỉ Vàng. Ramon là người nổi bật trong các hoạt động thể thao. Năm 1987, ông gia nhập UJC và 4 năm sau được kết nạp vào PCC.  Đầu thập niên 90, ông được cử sang Mỹ thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin về hoạt động của các tổ chức Cuba lưu vong ở Miami như Quỹ Quốc gia người Mỹ gốc Cuba (CANF) hay Hermanos al Rescate (HR) luôn có ý đồ chống phá Cuba và Chủ tịch Fidel Castro.

Khổng Hà (tổng hợp)

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

VKSND TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm. Đáng lưu ý, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã làm rõ sự “tiếp tay” của nhóm đối tượng nguyên lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng kiểm định xe cơ giới (VAR) cho các đối tượng khác trong quá trình gây án.

Hai thập kỉ từ sau đợt mở rộng lớn nhất lịch sử, Liên minh châu Âu (EU) đã gặt hái những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện đang đối mặt không ít thách thức từ bối cảnh địa chính trị thay đổi, cũng như sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Vẫn chiêu trò cũ rích, thế nhưng thời gian gần đây một số người dân ở Phú Yên tiếp tục nhận được những cuộc điện thoại di động (ĐTDĐ) mạo danh cán bộ các cơ quan tư pháp, đưa ra nhiều thông tin liên quan đến số phận pháp lý của người nghe điện thoại, rồi yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đánh giá tác động môi trường cũng như hồ sơ phê duyệt, quy mô trang trại này chỉ được phép nuôi 150 con lợn nái, nhưng khi kiểm đếm để đền bù, GPMB cao tốc Bắc - Nam, trang trại này nuôi đến 668 con. Ngoài ra, trước thời điểm cao tốc được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 5 tháng, dự án này cũng được điều chỉnh tăng thêm về diện tích, quy mô chuồng trại dù số lượng vật nuôi không biến động.

Vào ngày 15/3, Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) nhận tin báo từ người dân về việc, trên địa bàn xã Cẩm Giang (huyện Gò Dầu) xảy ra vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. Nạn nhân tử vong là bà Đ.T.N (SN 1960), còn chồng bà N. là ông L.V.P (SN 1964) bị thương tích nặng. Gây án xong, đối tượng nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường.

Sau hơn 10 năm để “đắp chiếu” giữa trung tâm thành phố, ngày 2/5, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh đã phát đi thông báo kết luận của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố đối với Dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Nhà thi đấu Phan Đình Phùng). Đây là công trình thể dục thể thao quy mô lớn với 4 mặt tiền ở quận 3.

Cảnh sát phải dùng biện pháp mạnh để giải tán hàng loạt người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học ở Mỹ ngày 2/5, bao gồm cả việc dỡ bỏ một khu cắm trại tại Đại học California tại Los Angeles, trong bối cảnh hỗn loạn bùng phát và ngày càng gia tăng tại hàng loạt trường đại học trong tuần này.

Trong những ngày cuối tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu, Nghệ An đến QL 46B). Đây là hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc 2.000km.

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm học tập, làm việc ở Pháp, Malaysia và từ những chuyến chu du tiếp cận các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, anh Đặng Dương Minh Hoàng đã mang kiến thức đó trở về mảnh đất mình sinh ra ở tỉnh Bình Phước bắt tay vào làm nông nghiệp thông minh (hay còn gọi là nông nghiệp số) và đã gặt hái nhiều thành quả.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文