Giải mật tình báo về hoạt động của IS ở Lybia hiện nay

22:04 01/02/2023

Nhà nước Hồi giáo (IS) đã mất quyền kiểm soát thành phố chiến lược Sirte của Libya trong năm 2016 và đến năm 2022 thì duy trì sự hiện diện tương đối yếu trên đất nước này. Tuy nhiên, IS vẫn tiếp tục là một hiểm họa tiềm tàng ngày càng lớn đối với sự phát triển và ổn định trong khu vực.

Tầm quan trọng địa chiến lược của Lybia đối với IS

Bối cảnh chính trị bất ổn của đất nước Libya, nơi đã tạo ra khoảng trống an ninh thách thức khả năng chống lại những phần tử cực đoan, có thể tạo ra điều kiện lý tưởng cho sự trỗi dậy của những nhóm vũ trang kiểu như IS trong tương lai. Ông Khalifa Haftar, viên tướng Libya gần đây đã đưa ra một tuyên bố trong đó ông đe dọa cuộc nội chiến mới có thể chống lại chính quyền Tripoli nếu vẫn tiếp diễn bế tắc chính trị. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ những chủ thể phi nhà nước tìm thấy chỗ đứng tại Lybia. Các phiến quân IS đã nhắm vào Lybia và đanh thép tuyên bố “nước này là một trong những trục chính của các chiến dịch tương lai của IS”. Tổ chức này coi đó là cơ hội để bù đắp lại phần đất đã mất ở Syria. Vì lẽ đó và ngay cả sau khi bị đẩy đuổi khỏi Sirte, IS vẫn tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến việc duy trì sự hiện diện của mình tại Lybia. Chính tầm quan trọng địa chiến lược của Lybia mà có thể giải thích lý do tiềm năng đó.

Chỉ huy quân đội quốc gia Libya, Nguyên soái Khalifa Haftar. Ảnh: REUTERS/Esam Omran Al-Fetori.

Một số thành viên IS ở Libya như Abu Irhim al-Libi đã nêu bật khía cạnh thứ hai này. Thật vậy, trong tác phẩm của mình mang tên “Cửa ngõ chiến lược cho Nhà nước Hồi giáo”, Abu Irhim al-Libi đã mô tả Libya là một đất nước “trông ra biển cả, hoang mạc, cùng 6 quốc gia Ai Cập, Sudan, Chad, Niger, Algeria và Tunisia. Nó là cái mỏ neo mà từ đó có thể đi đến Phi Châu và Maghreb Hồi giáo.

Về cái tên Maghreb có thể được giải thích như sau: nó thật ra gồm 2 cái tên Maghred Arab và Tây Bắc Phi, là phần phía Tây của Bắc Phi và thế giới Arab. Khu vực này bao gồm các nước Algeria, Lybia, Mauritania (cũng còn được coi là phần của Bắc Phi), Morocco và Tunisia.  Maghreb cũng bao gồm lãnh thổ bị tranh chấp Tây Sahara (được kiểm soát chủ yếu bởi Morocco và một phần Cộng hòa dân chủ Sahrawi Arab) và các thành phố Tây Ban Nha gồm Ceuta và Melilla. Năm 2018, Maghreb Hồi giáo có dân số hơn 100 triệu người.

Đôi khi Maghred Hồi giáo còn được gọi bằng cái tên “Lãnh thổ Atlas” ý ám chỉ đến rặng núi Atlas – nằm ngay trong Maghreb Hồi giáo. Trong suốt thời kỳ Al-Andalus (khu vực do người Hồi giáo cai trị trên bán đảo Iberia, 711-1492), dân cư Maghreb (người Berber Hồi giáo hay người Maghrebi) còn được người Châu Âu gọi là người Moor (người Bắc Phi). Bên cạnh đó, vị trí địa lý lý tưởng của Libya cũng tạo cơ sở cho việc chiêu mộ tân binh đến từ các nước vùng phụ cận hoang mạc Sahara. Về sự hiện diện của IS tại Libya, trái ngược với những gì đã xảy ra ở Syria và Iraq, IS chưa biến mất khỏi Libya.

Bản đồ cho thấy vị trí địa chiến lược của Libya.

Thành phần và các hoạt động của IS ở Lybia

Ở Lybia, IS được chia thành 3 bang, gồm bang Tripolitania (tỉnh Tây), bang Fezzan (tỉnh Nam) và bang Barca (tỉnh Đông). Về các thành viên của IS, không có ai là người gốc Lybia. Số lượng thành viên cao nhất đến từ các nước láng giềng chẳng hạn như Tunisia. Tuy vậy các chiến binh cận Sahara cũng đóng một vai trò quan trọng trong hàng ngũ của IS.  

 Ngoài ra, Sudanese, Tunisia, Ai Cập và thậm chí cả Yemen cũng tham gia IS ở Libya. Mặt khác, các tân binh Châu Âu cũng đang tăng gia nhập vào hàng ngũ IS nhằm tránh bị chính phủ của họ phát hiện.

Ngay cả khi bị trục xuất khỏi Sirte, IS vẫn quan tâm đến việc duy trì sự hiện diện của tổ chức này ở Lybia vì vị trí địa chiến lược của nước này. Để làm được điều đó, IS đã dựng lên hàng loạt chốt kiểm soát, tiến hành các vụ bắt cóc và phát tán tuyên truyền liên quan đến các hoạt động của IS ở Lybia thông qua tờ báo Al-Naba của tổ chức này.

Hoạt động cung cấp thông tin còn quan trọng hơn cả “Thánh chiến” quân sự. Đối với IS, tăng cường dấu ấn của mình thông qua phương tiện truyền thông nhằm công khai sức mạnh sau khi mất đi lãnh thổ có tầm quan trọng đối với tính hấp dẫn cùng sự tồn tại của tổ chức này. Kết quả là việc tiến hành các vụ tấn công quy mô nhỏ và giữ sự hiện diện lớn là 2 trong số các nền tảng chiến lược của IS. Đồng thời sau sự hiện diện của al-Qaeda, IS cũng tạo ra mạng lưới ở Lybia, điều này cho phép tổ chức khủng bố dời “sào huyệt” sang một quận huyện khác ngay trong lãnh thổ Libya.

Với những gì đã xảy ra ở Iraq, IS đã thiết lập một liên minh với tàn dư của bộ máy an ninh thuộc chế độ cũ Libya. Thực tế này có thể giúp cho IS xâm nhập vào các cấu trúc nhà nước (Lybia) yếu kém, dẫn đến việc loại bỏ IS là một sứ mạng hết sức khó khăn. Hãy xét về môi trường khu vực và trong nước của Lybia, trước nhất là về mặt lợi ích. Cần nhấn mạnh rằng sự chia rẽ ngay trong chính phủ Lybia đã khiến các tổ chức Hồi giáo tự tung tự tác mà không ngại việc bị trừng phạt.

Chính sự vô pháp đó mà đã khiến Libya trở thành đầu mối của các hoạt động buôn lậu và vũ khí, di dân và ma túy để từ đó có thêm tiền trang trải cho các hoạt động khủng bố. Việc có sẵn vũ khí của Libya cũng làm trầm trọng thêm trong những năm gần đây vì một số vi phạm lệnh cấm vũ khí của Liên hợp quốc (UN). Cũng bởi vì kiểm soát biên giới lỏng lẻo do việc thiếu cơ quan quyền lực cấp quốc gia mà các nhân tố địa phương có thể đàm phán những điều khoản của quản lý biên giới. Liên quan đến môi trường chính trị bị chia rẽ của Libya, đất nước này hiện vẫn còn nhiều khu vực rộng lớn không có người ở, vô tình tạo lợi ích cho hoạt động của các tổ chức khủng bố vũ trang. Ngoài ra cuộc khủng hoảng người tị nạn còn là một nỗ lực tài chính khác của IS. Thông qua nó, họ có thể moi tiền từ người di dân và những người tị nạn chạy trốn chiến tranh, nghèo đói và bị ngược đãi. 

Trong dòng người này cũng vô tình tạo điều kiện cho IS phái các chiến binh trà trộn để đến Châu Âu. Các thành viên IS cũng móc ngoặc với những thành phần buôn lậu ở miền Nam Libya. Ngoài ra IS cũng lợi dụng những khó khăn trong sắp xếp an ninh quân sự của chính quyền Tripoli. Đất nước Libya đang hứng chịu sự tồn tại của những bất bình lan rộng trong những giai tầng khác nhau trong dân cư Libya vì những thất vọng do thiếu cơ hội, nỗi sợ hãi tiềm tàng về các nhóm vũ trang thù địch, cùng cảm xúc bị loại trừ. Thực tế này đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho tuyển dụng những thành viên cực đoan.

Chiến binh IS trong buổi diễu hành ở thành phố Sirte (Lybia). Ảnh: ABC News .

Những thách thức của IS ở Lybia

Không hề giống với các vùng lãnh thổ Trung Đông và Châu Phi khác, hầu hết người dân Libya đều phản đối chủ nghĩa khủng bố và Hồi giáo cực đoan, và đại đa số nhân dân Lybia cũng ủng hộ một chính quyền trung ương. Do vậy mà tại Lybia, IS sẽ không được hưởng lợi nếu đối đầu với các đối thủ Sunni-Shite như ở Iraq và Syria.

Về mặt chiêu mộ tân binh, IS cũng chạm trán với một số thách thức ngay trong lãnh thổ Libya kể từ khi tổ chức này cần phải cạnh tranh với những phe phái vũ trang khác đang hoạt động tại đây. Kết quả là trong khi phần lớn các tổ chức Thánh chiến khác nhau về mục tiêu và thành phần xã hội thì IS lại cạnh tranh với chính họ để tìm ra những chiến binh tương tự các phe nhóm khác. Mặt khác, bất chấp bản chất rạn nứt của các bang ở Lybia hiện thời cùng cấu trúc yếu kém của nó thì giới chức Lybia vẫn tiếp tục cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. 

Tháng 6/2022, một thành viên cấp cao của IS đã đầu hàng Lữ đoàn 444 (đơn vị vũ trang tinh nhuệ của nhà nước Lybia, đi đầu trong kế hoạch “áp đặt pháp quyền” của chính phủ Lybia. Lữ đoàn 444 đã gặt hái nhiều thành công khi mở rộng một vùng địa lý rộng lớn ở khu vực phía Tây. Họ đã tiến hành nhiều hoạt động chống tội phạm, buôn lậu và thậm chí cả các nhóm, thành viên bất hảo khác của các tổ chức phiến quân được Lybia thừa nhận. Họ nhận lệnh từ văn phòng công tố viên để săn lùng những kẻ bị truy nã).

Quan chức cấp cao của IS có tên là Mustafa Abdel Hamid bin Dallah (kẻ đang bị Bộ tư lệnh Châu Phi của Mỹ (AFRICOM) truy lùng) cũng nằm trong danh sách truy nã của Văn phòng công tố viên Lybia kể từ chiến dịch năm 2016 nhằm giải phóng thành phố duyên hải Sirte do IS nắm quyền kiểm soát. Bin Dallad còn bị cáo buộc đã đưa “Tiểu vương IS” ở Libya (một nhân vật có tên là Abu Muadh Al-Iraqi) và các nhà lãnh đạo khác bao gồm Malik Al-Khazmi, Mahmoud Al-Barasi (và người chị dâu) cũng bị AFRICOM nhắm mục tiêu.

Một vấn đề khác mới được tình báo Mỹ giải mật đó là những mối quan hệ đáng gờm của nguyên soái Khalifa Haftar với các nhóm Salafi. Chỉ huy Khalifa Haftar tại Tobruk (nơi đặt đại bản doanh của LNA) đã đối lập với chính phủ đóng ở Tripoli, ông ta có những mối quan hệ khá tế nhị với một số nhóm Salafi (một nhóm trong phong trào cải cách của Hồi giáo Sunni bắt nguồn từ thế kỷ 19) đang tạo ra một ý thức hệ tương tự cho IS. Ông Haftar có hàng ngàn chiến binh Madkhali-Salafi đặt dưới quyền kiểm soát của mình.

Do bởi sự chồng chéo của ý thức hệ này mà các chiến binh cực đoan sẽ dễ dàng di chuyển giữa các nhóm “Thánh chiến” khiến cho các hoạt động đình chiến tiềm năng sẽ trở nên khó khăn hơn lúc nào hết. Có một thực tế là không chỉ Khalifa Haftar mà các bên khác trong cuộc chiến ở Libya cũng hay sử dụng tù nhân IS nhằm phục vụ cho những mục tiêu và hoạt động chính trị tương ứng của họ. Cuối cùng, lưu ý rằng các chiến binh thường cho thấy khả năng giam giữ những người bị giam một cách không an toàn, “tình huống thoải mái” mà các nhóm Salafi được hưởng có thể làm lợi cho sự phát triển cùng các hoạt động của IS.

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文