Thế trận lòng dân ở huyện cực Nam Tổ quốc

05:32 17/08/2017
Lần gặp Trung tá Hồ Việt Triều, Trưởng Công an huyện Ngọc Hiển, tôi nghe anh kể chuyện tranh chấp bãi nghêu Khai Long (xã Đất Mũi) cứ lập đi, lập lại mỗi khi đến mùa nghêu giống, biến khu bãi bồi nơi đây thành “điểm nóng” về an ninh trật tự (ANTT) của tỉnh Cà Mau.

Giờ về Ngọc Hiển mới biết bãi nghêu Khai Long giờ đã yên bình nhờ công tác phối hợp của lực lượng Công an huyện với ngành chức năng. Nhưng ở cực Nam Tổ quốc không phải chỉ có chuyện nghêu…

1. Trung tá Hồ Việt Triều kể, trước đây địa hình sông nước, Ngọc Hiển nằm ở thế “bốn bề sông rạch”, muốn tới phải qua đò. Giờ, cụ thể từ năm 2016, khi tuyến đường Hồ Chí Minh thông xe kỹ thuật, cầu Năm Căn hoàn thành nên du khách đến huyện ngày càng đông, trọng trách càng thêm nặng đối với Công an huyện trong việc đảm bảo ANTT và TTATGT trên địa bàn.

Ngọc Hiển có 6 xã, 1 thị trấn và 8 đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ, gồm: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển, Nông trường 414, Lâm ngư trường Trảng Sáo, Sư đoàn 8, Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng, Nhưng Miên và Đất Mũi. Đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, một số người dân vẫn vào rừng khai thác lâm sản phụ và các sản phẩm dưới tán rừng để cải thiện đời sống cho gia đình.

Đặc biệt, rừng phòng hộ ven biển và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là hai nơi tập trung khá nhiều dân cư từ những địa phương khác trong tỉnh, từ các vùng miền khác đổ về hình thành “điểm nóng” chặt phá cây rừng, vận chuyển lâm sản trái phép. Công an huyện chủ động phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện, lực lượng Kiểm lâm và các Đồn Biên phòng đóng trên địa bàn cũng như các đơn vị quản lý rừng, chính quyền cơ sở thống nhất công tác kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm, đồng thời tạo thành một hệ thống tuần tra, chốt chặn vững chắc trong công tác bảo vệ rừng.

Trong 7 tháng năm 2017, trên toàn huyện chỉ xảy ra 3 vụ chặt phá cây rừng liên quan đến 5 đối tượng, giảm rất nhiều so với những năm trước đây. “Với chúng tôi, công tác phối hợp tuần tra, xử lý là việc phải làm, nhưng quan trọng nhất vẫn là công tác phòng ngừa. Vì vậy Công an huyện phối hợp với chính quyền cơ sở và các cơ quan hữu quan tiến hành công tác tuyên truyền, vận động đến từng khu dân cư để nhân dân chung tay cùng lực lượng chức năng bảo vệ rừng”, Trung tá Hồ Việt Triều nhấn mạnh.

Công an huyện, phối hợp với Bộ đội Biên phòng và dân quân tự vệ tuần tra bảo vệ khu vực bờ biển huyện Ngọc Hiển.

2. Công tác phòng chống phá rừng chỉ là một trong hàng loạt công tác trọng tâm mà Công an huyện Ngọc Hiển triển khai có hiệu quả nhằm đảm bảo vững chắc tình hình ANCT và TTATXH trên địa bàn. Những điểm sáng mà tập thể CBCS Công an huyện Ngọc Hiển đã thực hiện tốt như phát huy tính hiệu quả công tác dân vận trong đảm bảo ANTT tại bãi nghêu Khai Long; thực hiện tốt đề án bố trí sĩ quan và hạ sĩ quan CAND đảm nhiệm các chức danh Công an xã ở các xã trọng điểm, phức tạp về ANTT trên địa bàn; mô hình “Tiếng loa an ninh” phòng ngừa tội phạm có hiệu quả…

Theo Thượng tá Võ Trung Kiên, Phó Trưởng Công an huyện Ngọc Hiển, mô hình “Tiếng loa an ninh” xuất phát từ kế hoạch liên tịch giữa Công an huyện với Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Ngọc Hiển để phối hợp tuyên truyền phòng chống tội phạm với địa bàn thí điểm đầu tiên là thị trấn Rạch Gốc. Những thông tin về phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm; những cảnh báo về quản lý tài sản cho người dân; cách phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm trộm cắp tài sản; thông tin pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và địa phương… được lồng ghép vào các cuộc tuyên truyền của “Tiếng loa an ninh” được người dân đồng tình ủng hộ.

“Công an huyện đã sơ kết mô hình này và đây là mô hình có hiệu quả thiết thực, phù hợp với tình hình địa phương. Qua đó phát huy tính chủ động của nhân dân, huy động tổng hợp sức mạnh các cấp, các ngành tham gia giữ gìn ANTT. Sắp tới chúng tôi sẽ thực hiện mô hình này rộng khắp ra địa bàn các xã, thị trấn còn lại trên địa bàn huyện”, Thượng tá Võ Trung Kiên cho biết. 

Chúng tôi đến xã Tam Giang Tây. Từ là một xã phức tạp về ANTT, đến nay địa phương này luôn dẫn đầu trong các mặt phong trào của huyện. Theo Thượng tá Võ Trung Kiên, trước đây trên địa bàn xã Tam Giang Tây chưa có nhiều lộ nông thôn, nhưng gần đây với đầu tư của Nhà nước địa bàn xã có hàng loạt tuyến đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã về tận các ấp và kéo theo là tình hình TTATGT, ANTT phức tạp.

Từ đó Công an huyện chỉ đạo xây dựng “Cổng rào an ninh trật tự” chốt chặn ở các điểm đầu và cuối con đường. Nhà nào gần nơi đặt cổng sẽ chịu trách nhiệm trông coi, đóng mở cổng thường xuyên hơn. Không có bất cứ quy định nào nhưng tất cả đều ngầm hiểu với nhau rằng đây sẽ là một chốt ANTT trong nhân dân. Bà con cùng cán bộ phụ trách ấp là những “chiến sĩ” trên mặt trận giữ gìn ANTT.

“Khi có trộm, cướp người dân tụi tui phối hợp đóng cổng vây bắt”, anh Nguyễn Chí Tâm (ngụ ấp Chợ Thủ) cho biết.

Do địa hình chủ yếu sông rạch nên phương tiện đi lại và mưu sinh của người dân chủ yếu là vỏ lãi, xuồng máy. Những phương tiện này của người dân không có người trông coi, trong chốc lát sẽ trở thành miếng mồi cho bọn trộm. Có ngày lực lượng Công an tiếp nhận và xử lý gần chục vụ việc. Người dân bị trộm mất vỏ lãi, xuồng máy coi như mất “chân đi lại”, thậm chí với nhiều hộ là mất luôn phương tiện mưu sinh…

Từ thực tế đó, ở Tam Giang Tây, lực lượng Công an xã triển khai mô hình tổ tuần tra trên sông và đến nay 14 ấp của xã, ấp nào cũng thành lập Tổ nhân dân tuần tra trên sông. Xuồng máy, vỏ lãi là những phương tiện quen thuộc của người dân nơi đây và không chỉ là phương tiện để người dân lao động, kiếm sống mà còn được sử dụng vào việc giữ gìn ANTT.

Thượng úy Trần Hoài Linh, Trưởng Công an xã Tam Giang Tây cho biết lực lượng tổ tuần tra gồm cán bộ phụ trách địa bàn và đông đảo quần chúng tham gia. Các tổ cứ luân phiên hoặc tùy theo kế hoạch có đêm ấp này đi tuần, mai đến ấp khác, hoặc phối hợp giữa các ấp dưới sự hỗ trợ của tổ công tác thuộc Công an xã cùng tham gia tuần tra.

Anh Nguyễn Phi Hùng (thành viên kỳ cựu của tổ tuần tra), chia sẻ: “Anh em không có phương tiện, mình có thì mình tiếp với anh em đi tuần để kéo giảm số vụ trộm cắp. Đêm nay, mấy anh Công an xã với tổ ấp mình tuần tra tuyến sông Cửa Lớn, tới 5h sáng”.

Anh Trần Thanh Phương (thành viên tổ tuần tra) kể thêm: “Trước đây tui không biết. Thấy anh Hùng nhà kế bên tham gia vào tổ tuần tra, giúp ích cho địa phương, bảo vệ cho gia đình, bà con mình nên tui tham gia. Tới đây tui cũng rủ mấy anh em gần nhà đi tuần tra để góp phần cho địa phương cho gia đình mình, cho xóm giềng ổn định”…

Chia tay Ngọc Hiển, tôi nhớ câu nói của ông Nguyễn Văn Cần (ngụ ấp Đường Đào): “Canh con nước xổ vuông đêm hôm khuya khoắt, nghe tiếng vỏ máy của anh em đi tuần mừng lắm. Cứ cách ngày là mấy ảnh lại đi tuần, bởi vậy giờ trộm nó cũng không dám”.

Và tôi biết, ở miệt “cuối đất, cùng trời”, mỗi khi mặt trời khuất mặt biển Tây, em CBCS Công an cùng người dân trong các Tổ tuần tra lại cùng nhau xuôi ngược trên khắp các tuyến sông, con rạch để đem lại cuộc sống yên bình, hạnh phúc vẹn tròn cho quê hương mình.

Văn Đức

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文