Ấm áp tình người trong khu cách ly tập trung của Công an

09:52 19/06/2021
Từ ngày dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại, Thượng úy Lê Văn Liêm (Công an tỉnh Lâm Đồng) chỉ tranh thủ thời gian nói chuyện với vợ và nhìn mặt người con chưa tròn 7 tháng tuổi qua điện thoại.

Nhà cách đơn vị không xa nhưng hơn một tháng qua, Thượng úy Lê Văn Liêm chưa một lần ghé qua. Anh Liêm chỉ là một trong số CBCS được giao nhiệm vụ hằng ngày phun sát khuẩn trong khu cách ly phòng, chống COVID-19 ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ (TTHL&BDNV) Công an tỉnh Lâm Đồng, nơi đang thực hiện việc cách ly tập trung, phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương.

Từ ngày dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại, Thượng úy Lê Văn Liêm chỉ tranh thủ thời gian nói chuyện với vợ và nhìn mặt người con chưa tròn 7 tháng tuổi qua điện thoại. 

Đó cũng chính là hoàn cảnh chung của các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) được Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng giao nhiệm vụ trông coi, bảo vệ, phục vụ những người trong khu cách ly tập trung, đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan hằng ngày theo dõi sức khỏe, kiểm tra thân nhiệt những người đang thực hiện việc cách ly tại đây. 

Ai cũng đồng lòng tạm gác công việc gia đình, đời tư lúc này để dồn sức cùng cả nước chung tay dập dịch.

Đưa PV Báo CAND xuống thăm khu nhà bếp đang chuẩn bị thực đơn cơm tối cho 87 người trong khu cách ly tập trung, Thượng tá Đinh Văn Sáu, Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, kiêm Giám đốc TTHL&BDNV Công an tỉnh Lâm Đồng, người được giao trọng trách quản lý, điều hành khu cách ly cho biết, hơn một tháng qua, rất nhiều CBCS đã phải “định cư” ngay tại đơn vị, túc trực 24/24h để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, sẵn sàng tiếp nhận người đến cách ly bất kể lúc nào và cũng là để giữ an toàn cho những người xung quanh. 

Tất cả phòng ốc ở đây đều đã dành cho người cách ly, nơi ngủ nghỉ của CBCS ở trông coi, giám sát và phục vụ người cách ly suốt nhiều tuần qua chỉ là những chiếc bàn kê vội lại với nhau trong một hội trường. 

Ngày đêm vất vả và cả phần hiểm nguy vì các anh thuộc đối tượng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nhưng chưa một ai than phiền, lơ là với công việc. 

Các anh luôn ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của người chiến sĩ CAND trong tuyến đầu chống dịch ở giai đoạn dịch bệnh cực kỳ căng thẳng hiện nay.

CBCS Công an tỉnh Lâm Đồng làm thủ tục cho người hết thời gian thực hiện cách ly.

Công tác đảm bảo phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả tại khu cách ly được đặt lên hàng đầu với sự giám sát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo cho người được cách ly, vừa an toàn cho chính CBCS và các lực lượng làm nhiệm vụ. 

Thượng tá Đinh Văn Sáu cho biết, từ đầu tháng 5/2021 tới nay, đơn vị đã tiếp nhận và thực hiện hai đợt cách ly tập trung. Không ít người, do nhận thức về công tác cách ly để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 còn hạn chế, khi vừa được đưa tới khu cách ly đã biểu hiện rõ thái độ bất hợp tác, thậm chí dùng những lời lẽ khiếm nhã, chửi mắng lực lượng chức năng. 

Trước những tình huống như vậy, Thượng tá Đinh Văn Sáu phải trực tiếp làm công tác “dân vận”, vừa mềm dẻo động viên nhưng cũng không kém phần kiên quyết, dứt khoát. Anh phân tích đúng sai, thuyết phục người vào cách ly nghiêm túc chấp hành quy định về cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh và nội quy của đơn vị. 

Vào trong khu cách ly, thấy phòng ốc sạch sẽ, rộng rãi, có đầy đủ chăn màn, đệm, tivi, wifi... giống hệt tiêu chuẩn của một cơ sở lưu trú dành cho khách du lịch, nhất là hằng ngày có sự thăm hỏi, động viên và phục vụ tận tình của CBCS Công an, những suy nghĩ tiêu cực của nhiều người về việc phải cách ly tập trung đã nhanh chóng được thay đổi, “cảm hóa”. 

Chỉ sau vài ngày, mọi người đã có được tâm lý thoải mái, yên tâm cách ly, chấp hành đúng nội quy, quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Cũng chính tại khu cách ly TTHL&BDNV Công an tỉnh Lâm Đồng, với cách làm việc nghiêm túc, thận trọng, ngày 4/6, qua công tác kiểm tra, rà soát người cách ly, lực lượng chức năng đã phát hiện ra vụ đánh tráo người đi cách ly tập trung khá hi hữu. 

Đó là trường hợp ông Đặng Ngọc D (SN 1970, ngụ phường 11, TP Đà Lạt) đi cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19 theo quyết định của Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương. 

Tuy nhiên, ông Đặng Ngọc D. đã nhờ ông Trần Ngọc D. (SN 1982, trú phường 11, TP Đà Lạt) đi cách ly thay cho mình. Hành vi này đã không thể qua mắt được Ban điều hành khu cách ly. Ngay sau đó, ông Đặng Ngọc D đã bị lực lượng chức năng đưa đi cách ly theo quy định.

Thực đơn của những người cách ly ở TTHL&BDNV Công an tỉnh Lâm Đồng khá phong phú, liên tục được thay đổi với đầy đủ các món ăn giàu chất dinh dưỡng. 

Thậm chí, những người ăn chay trường cũng được đơn vị phục vụ theo chế độ riêng, không để bất cứ ai phàn nàn về chuyện ăn ở trong thời gian thực hiện cách ly tập trung. 

Chính sự phục vụ tận tình, chu đáo này mà ngày hết thời gian thực hiện việc cách ly, nhiều người đã viết “tâm thư”, để lại những cảm xúc ấn tượng và lòng biết ơn chân thành tới CBCS Công an đang ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch.

Bà Cao Thị Bích Tần viết: “Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, các đồng chí Công an đã hi sinh đời tư, ngày đêm vì cộng đồng mà phục vụ chúng tôi tận tình và chu đáo...”. 

Hết ngày phải thực hiện việc cách ly, được trở về với gia đình, chị Nguyễn Thị Nhật Vân đã để lại lời cảm ơn chứa đựng nhiều cảm xúc, là lời động viên chân thành tới CBCS: “Chân thành cảm ơn các anh/chị cán bộ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng tôi trong thời gian cách ly. Môi trường ở đây hằng ngày được vệ sinh, khử khuẩn rất sạch sẽ, đồ ăn ngon, các anh chị cán bộ Công an rất nhiệt tình, chăm sóc chúng tôi chu đáo như những người thân trong gia đình!...”. 

Và còn rất nhiều những lời chia sẻ, động viên của người hết thời gian cách ly được trở về nhà gửi tới CBCS đang ngày đêm làm nhiệm vụ đặc biệt tại khu cách ly TTHL&BDNV Công an tỉnh Lâm Đồng.

Tất cả những người đang thực hiện việc cách ly đợt này tại đây đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với COVID-19. Mọi người đều tràn trề hy vọng mình là người hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc dịch bệnh. 

Và, nếu mọi chuyện tiếp tục thuận lợi, chỉ ít ngày nữa thôi, đợt cách ly tiếp theo tại TTHL&BDNV Công an tỉnh Lâm Đồng sẽ bắt đầu hết thời gian cách ly. Chính nơi này, rồi đây sẽ trở thành kỷ niệm khó quên trong đời của nhiều người ở một hoàn cảnh hết sức đặc biệt.

Khắc Lịch

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.