Chuyện đời, chuyện nghề của những nữ sĩ quan công an

Bài 1: Ngày thường của những nữ sỹ quan xuất nhập cảnh

10:19 07/03/2016
Họ mỗi người một phần việc, đó có thể là những nữ Cảnh sát can trường đang hằng ngày, hằng giờ đối mặt với tội phạm hình sự, ma túy; cũng có khi là một nữ trinh sát, an ninh hay những chị em đảm trách công tác hồ sơ nghiệp vụ, quản lý xuất nhập cảnh (XNC)… 


Sau những bộn bề của công việc họ lại tất tả trở về với bao lo toan của cuộc sống thường ngày như bao người phụ nữ khác. Công việc ấy đối với một người đàn ông “sức dài vai rộng” vốn không dễ dàng, với người phụ nữ cùng lúc vừa phải làm tròn thiên chức của người vợ, người mẹ thì cần phải nỗ lực hơn rất nhiều.

1.Đã thành thông lệ khoảng 3 năm trở lại đây, sau Tết Nguyên đán lượng người đến làm thủ tục XNC tại Phòng Quản lý XNC Công an Hà Nội lại tăng cao. Không chỉ xuất cảnh đi lao động, thăm thân… khi điều kiện kinh tế ngày càng khấm khá, nhu cầu đi du học, du lịch vào thời điểm này cũng tăng lên một cách đáng kể, trung bình mỗi ngày, một cán bộ như Đại úy Chu Phương Hoa tiếp nhận từ 150 đến 170 hồ sơ.

Một ngày làm việc của các cán bộ Phòng Quản lý XNC Công an Hà Nội.

Để đáp ứng yêu cầu công việc, đảm bảo cho người dân đến làm thủ tục đều được tiếp nhận đầy đủ, đầu giờ Hoa phải đến sớm trước 15 phút rồi có khi phải làm thông trưa. Dù lượng hồ sơ lớn như vậy nhưng đều được giải quyết các thủ tục một cách thấu tình, đạt lý để nếu người dân có phải trở về hoàn thiện giấy tờ cũng cảm thấy hài lòng.

Bên chồng hồ sơ cao ngang mặt, Đại úy Tô Thị Thu Trang cũng tất bật với việc hướng dẫn người dân làm thủ tục. Ngồi đối diện với Trang là người phụ nữ tuổi ngoài lục tuần, lần đầu làm thủ tục xin cấp hộ chiếu nên lóng ngóng với các bản tự khai theo quy định. Kiên trì và nhẫn nại, Đại úy Trang tỷ mỷ hướng dẫn cho người phụ nữ…

Không chỉ làm công tác chuyên môn thuần túy, hằng ngày hằng giờ, các chị còn phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện ra các hành vi sai phạm như tráo người, sử dụng chứng minh nhân dân giả làm thủ tục xuất cảnh…

Trung tá Nguyễn Thị Linh Chi, Đội trưởng Đội Quản lý XNC kể, vào khoảng giữa tháng 10-2015, trong lúc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu của công dân,  đơn vị tiếp nhận hồ sơ của anh Nguyễn Văn Phương (SN 1972, trú tại thôn 8, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội).

Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, người nữ cán bộ nhận thấy có những biểu hiện nghi vấn của đương sự. Người này có thái độ lúng túng, khi kiểm tra CMND 12 số, cán bộ của Đội phát hiện nền ảnh gợn lên không bình thường, đáng chú ý hơn cả chính là vân tay không giống với thực tế.

Khi được hỏi, Phương lúng túng xin ra ngoài nhưng đã bị giữ lại. Từ đây, vụ việc đã được làm rõ. Người dùng CMND Nguyễn Văn Phương có tên thật là Đỗ Văn Dũng (SN 1971, ở Thượng Mỗ). Năm 2006, Dũng đã được cấp hộ chiếu. Sau đó, đối tượng này xuất cảnh sang Nga lao động bất hợp pháp nên bị trục xuất về nước. Vì muốn sang Nga lao động, Dũng đã thông qua những người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn ở Nga, liên hệ với một đối tượng người Nghệ An nhờ làm giả CMND. Để tránh bị phát hiện, Dũng mượn CMND của người anh vợ đưa cho các đối tượng trên…     

Hơn 1h sáng, chuông điện thoại của Thượng úy Nguyễn Thị Ngân Hằng, cán bộ Đội Quản lý cư trú và kiểm tra XNC đổ dồn, chị lại tất tả lên đường. Tính đến thời điểm này, tiếng Hàn Quốc vẫn là "ngôn ngữ hiếm" nên bất kể lúc nào, hễ các đơn vị trong Công an thành phố có yêu cầu là Hằng lại nhận nhiệm vụ. Có khi là một vụ xô xát trong quán karaoke, có lúc lại là một vụ tai nạn giao thông liên quan đến các đối tượng người nước ngoài. Lần này, vụ việc liên quan đến một nhóm đối tượng người Hàn Quốc, có biểu hiện sử dụng công nghệ cao để phạm tội…

Đồng hành với cán bộ Phòng Cảnh sát công nghệ cao ngay từ khi những thông tin ban đầu của vụ án được xác lập, Thượng úy Hằng đã có không ít ngày đêm vất vả. Lợi dụng thân phận là người nước ngoài, một số đối tượng có biểu hiện coi thường pháp luật. Hôm đó, khi Hằng tiến hành lấy lời khai ban đầu, một số đối tượng có thái độ bỡn cợn vừa làm việc vừa trêu đùa…

Trong tình huống ấy, Hằng khéo léo giải thích về pháp luật Việt Nam, vừa thu thập lời khai của đối tượng. Chia sẻ với chúng tôi, Hằng bộc bạch: Trong quá trình làm việc với người nước ngoài, cùng với sự bất đồng về ngôn ngữ còn là sự khác biệt về luật pháp. Nhiệm vụ của Thượng úy Hằng là phải diễn đạt để những người nước ngoài hiểu được pháp luật  Việt Nam. Trong bất cứ tình huống nào, cũng phải giữ được hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an trong lòng bạn bè, quốc tế.

2.Tâm sự của Hằng có lẽ cũng là những sẻ chia của Đại úy Phạm Thu Trang, cán bộ Đội Quản lý nhập cảnh, Phòng Quản lý XNC Công an Hà Nội. Công việc của Đội Quản lý nhập cảnh là giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến người nước ngoài xuất, nhập cảnh gồm thị thực, tạm trú, thường trú… cho người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Chỉ tính riêng giải quyết thủ tục hành chính, trung bình mỗi năm cũng có khoảng 15 nghìn thị thực với hơn 2.000 thẻ tạm trú.

Với số lượng cán bộ phần lớn là nữ, chị em thay phiên nhau làm thêm giờ; làm ngoài giờ và thứ bảy để kịp thời đáp ứng yêu cầu của những người có nhu cầu.  Không ít lần, Trang phải thức qua đêm để hoàn tất các thủ tục, giúp những người nước ngoài sớm  được về nước, giải quyết công việc gia đình. Khi quay trở về Việt Nam, người nước ngoài này đã bày tỏ sự biết ơn đối với những cán bộ Công an tận tụy với công việc.

Và cũng không ít lần, Trang cùng đồng đội vào các vai diễn. Đó là những lần phối hợp với các đơn vị chức năng như Sở Y tế, Sở Công thương… kiểm tra tình hình tạm trú của người nước ngoài. Với một địa bàn rộng lớn, trong quá trình quản lý có nhiều biến động, nhiệm vụ của Trang và đồng đội gian khó hơn nhiều. Đó là việc phát hiện các trường hợp cư trú không đúng mục đích tại các doanh nghiệp để kịp thời báo cáo cấp trên kiểm tra, xác minh; không để xảy ra các hậu quả nghiêm trọng.

Trang kể lại: Thời gian qua không ít đối tượng người Trung Quốc mở phòng khám không phép; một số đối tượng còn lợi dụng các trung tâm Yoga để cư trú lỳ. Rồi kế đó là việc một số trung tâm ngoại ngữ, lợi dụng tâm lý sính ngoại của Việt Nam để thuê các giáo viên Tây ba lô dạy ngoại ngữ… Chỉ tính trong năm 2015, Trang đã trực tiếp có mặt, phối hợp giải quyết rất nhiều trường hợp. Điển hình như vụ việc tại phòng khám thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội). Với sự vào cuộc của chị, bộ mặt thật của bác sỹ đông y chữa bệnh không phép đã bị lật tẩy.

…Phần thưởng quý giá nhất đối với các chị là những tin nhắn, những lá thư cảm ơn của người dân gửi đến. Đó có thể là của một Việt kiều sau nhiều năm xa quê muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn, cũng có khi chỉ là một người dân đến làm hộ chiếu. Đây là nguồn động viên, khích lệ để các chị em hoàn hành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Xuân Mai

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文