Buôn làng biên giới bình yên

09:06 06/03/2016
Tháng 3 Tây Nguyên, vùng biên giới Ngọc Hồi trong sắc xuân đầy biểu cảm của mùa hoa Tây Nguyên nở rộ. Cái nắng, gió Tây Nguyên vẫn không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của những làng hoa cà phê, hoa rừng trắng cả núi đồi...


Theo chân các cán bộ Công an huyện Ngọc Hồi đưa chúng tôi về thôn Đắk Mế, làng đồng bào người dân tộc thiểu số Bờ Râu ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) trong không gian làng văn hóa mới hồi sinh. Đây là làng văn hóa người Bờ Râu duy nhất ở Tây Nguyên, có 135 hộ gia đình với gần 350 người sinh sống. 

Người Bờ Râu là một trong những dân tộc thiểu số có dân số ít nhất nước ta, có nguồn gốc ở vùng Nam Lào và Đông Bắc Campuchia di cư đến Việt Nam từ khoảng 200 năm trước...

Già làng Y Pan, người kiêm luôn công tác mặt trận của thôn đã có công “thắp lửa” cho làng văn hóa Bờ Râu mới hồi sinh trở lại đã chia sẻ: “Được Nhà nước đầu tư nên dân làng mình ai cũng nhà xây để ở, có nhà rông mới để sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có trường học ngay đầu làng để lũ trẻ hằng ngày đến lớp thuận tiện...”.

Già Y Pan say sưa kể về bản sắc văn hóa đồng bào mình còn lưu giữ được. Cùng với cồng chiêng, một loại âm nhạc đặc biệt không thể thiếu trong các lễ hội của người thiểu số Tây Nguyên, người Bờ Râu còn có các loại hình nghệ thuật dân ca, hát ru, các nhạc cụ dân tộc đặc sắc như đàn Đinh Pú, Bông Poong, Ching Goong Ting... 

Già Y Pan cho biết, có những bộ chiêng đồng nổi tiếng với 3 loại có thang âm khác nhau là Coong, Mam và Tha. Trong đó, riêng biệt có bộ Chiêng Tha, gồm 2 lá gọi là chiêng chồng và chiêng vợ tồn tại gắn kết chặt chẽ nhau. Đó cũng là tài sản quý giá đặc biệt của người Bờ Râu ở Tây Nguyên...

Lãnh đạo Công an huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) thăm, tặng quà già làng Y Pan, trao đổi thông tin về an ninh trật tự ở cơ sở.

Già Y Pan đã bước sang tuổi 87 nhưng bà vẫn khỏe mạnh và có trí nhớ minh mẫn, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động ở làng. Năm ngoái, già làng Thao Lâng (75 tuổi) đã mất nên bà Y Pan được dân làng tín nhiệm kiêm luôn vị trí.

Ở đâu có việc bất đồng, mâu thuẫn thì già làng Y Pan có mặt để hòa giải. Bà kể chuyện vợ chồng Thao Sróc mâu thuẫn, đánh đập nhau vì ghen tuông mù quáng nên bà đã phải phân giải tận tường mọi lẽ để cho đôi bạn trẻ được hòa thuận, lo làm ăn. Khi hòa giải xong, già làng phạt một ghè rượu, 1 con gà... đem ra trước nhà rông văn hóa của làng, trước sự chứng kiến của già làng, tổ tự quản... và bà con dân làng. Hai vợ chồng Thao Sróc hứa từ nay không cãi nhau, không đánh nhau mà lo làm ăn nuôi con cái...

Già làng Y Pan cũng cho biết, người Bờ Râu kiêng kỵ khi cúng thần linh trong các nghi lễ không cho phép người lạ từ các nơi khác vào làng. Họ quan niệm nếu có người lạ vào lúc cúng tế sẽ mang lại những điều không may, thần linh sẽ nổi giận, làm cho dân làng ốm đau, mất mùa, thiên tai... nên sẽ phạt nặng những ai vi phạm để cúng tế thần linh hết giận.

Anh Chu Đức Thắng, Công an viên xã Bờ Y, phụ trách thôn Đắk Mế chia sẻ, người Bờ Râu vẫn còn những luật lệ mang tính cộng đồng tín ngưỡng. Nếu biết vận dụng một cách hợp lý sẽ giúp ích tích cực để giám sát, điều chỉnh các thành viên trong cộng đồng làng một cách hữu hiệu.

Thượng tá Lê Phước Hòa, Trưởng Công an huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho biết, vùng biên giới Ngọc Hồi ví như miền đất “cổng trời”, có sự giao thoa văn hóa vùng miền giữa nhiều cư dân gắn kết với nhau trong quá trình sinh sống, giao thương. Ở đó có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống nên sự giao thoa văn hóa, phong tục, tín ngưỡng, kết nối tạo nên các giá trị văn hóa đa dạng, phong phú và đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên...

Để giữ vững ổn định an ninh biên giới, an ninh trật tự trên địa bàn, nhằm thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển, lực lượng Công an phải tăng cường bám làng, nắm và hiểu rõ các phong tục, tập quán, văn hóa của người dân địa phương, từ đó làm tốt công tác vận động quần chúng. Lực lượng Công an đã phối hợp chặt chẽ cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, nhằm giữ vững bình yên vùng biên giới cửa ngõ Bắc Tây Nguyên.

Ngọc Như

Ngày 29/4, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan trong vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương liên quan. Bị can Hoàng Thị Thúy Lan được xác định đã nhận nhận hối lộ 25 tỷ đồng và 1,3 triệu USD, tổng số tiền gần 50 tỷ đồng.

Ngày 29/4, tại TP Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của Bộ Công an do Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Bệnh viện 30-4 về các mặt công tác chính trị, hậu cần, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho CBCS và người dân.

Ngày 29/4, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ triệu tập đối tượng có hành vi hành hung nhân viên y tế tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài 1,5 tỷ đồng đã nộp tại giai đoạn điều tra, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng tự nguyện dùng thêm 749 triệu đồng đang bị thu giữ để khắc phục hậu quả vụ án nên Hội đồng xét xử ghi nhận, tuyên phạt 6 năm tù. 

Trong các buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành tại TP Hồ Chí Minh - hoạt động quan trọng đặc biệt trước đại lễ kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - màn trình diễn hoành tráng của lực lượng CAND không chỉ thu hút sự chú ý của người dân thành phố mang tên Bác mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách quốc tế…

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện tài khoản giả mạo fanpage của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đăng tải thông tin kêu gọi ủng hộ tiền cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo… Tuy nhiên, đằng sau những lời lẽ đầy tính nhân văn đó lại là chiêu trò lừa đảo tinh vi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.