Hàng trăm cán bộ chiến sĩ Công an bám địa bàn, giúp dân trong mưa to, gió lớn

13:45 05/11/2017
Mặc dù trời mưa rất to, cộng với gió lớn, nước lũ lên nhanh song lực lượng Công an tỉnh Quảng Nam vẫn nỗ lực giúp đỡ di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, Công an địa phương khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với hoàn lưu bão số 12

Chiều 5-11, Trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN) Bộ Công an đã ký Công điện số 16, gửi Ban Chỉ huy ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; Công an, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum yêu cầu thực hiện nghiêm túc Công điện 1680/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Ban Chỉ đạo ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN Bộ Công an yêu cầu Ban Chỉ huy ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 1680/CĐ-TTg ngày 4-11-2017 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của chính quyền địa phương về công tác ứng phó với mưa, lũ do hoàn lưu bão gây ra. 

Huy động tối đa lực lượng, phương tiện phối hợp với chính quyền địa phương tìm kiếm người còn mất tích; làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn và giúp nhân dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Tiếp tục bố trí lực lượng để tổ chức hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc, nơi sạt lở nguy hiểm. 

Cấm người và phương tiện di chuyển khi không đảm bảo an toàn. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, thực hiện chế độ thông tin báo cáo hàng ngày về Ban Chỉ đạo ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN Bộ Công an...

(Anh Hiếu)

* Đi khảo sát các tuyến đường phục vụ APEC, Thiếu tướng CSGT xuống đường phân luồng đảm bảo TTATGT vùng lũ

Ngày 5-11, đoàn công tác của Cục CSGT do Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế các tuyến dẫn từ Đà Nẵng đi Quảng Nam nơi diễn ra các hoạt động tham quan của đoàn Phu nhân, phu quân; thủ tướng Nhật bản thăm quan tại Hội An.

Thiếu tướng Trần Sơn Hà tại hiện trường.

Tại chuyến đi khảo sát thực tế nhiều tuyến đường bị ngập, khi đi qua Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam đoàn công tác đã cùng các lực lượng chức năng dùng xuồng máy để cứu giúp dân, bị cô lập do ảnh hưởng của hoàng lưu cơn bão số 12 kết hợp với chiều cường.

Đoàn công tác Cục CSGT đã xuống đường phân luồng, giải tỏa giao thông hỗ trợ các lực lượng chức năng nhanh chóng đưa xuống máy đi cứu giúp nhân dân. 

* Hàng trăm cán bộ Công an tăng cường giúp dân tại Khánh Hòa, Phú Yên

Ngay sau khi cơn bão số 12 đi qua, hiện trường thiệt hại ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa vẫn còn ngổn ngang thảm cảnh tan hoang xơ xác từ những đường phố cho đến hương lộ miền quê và trong nhiều khu dân cư. Cùng với các lực lượng quân đội, biên phòng, điện lực, môi trường đô thị…Công an các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa khẩn trương triển khai phương án giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Sáng ngày 5-11, Thượng tá Nguyễn Hồng Kỳ – Trưởng Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa, Công an TP Nha Trang đã điều động, phân công hơn 100 lượt CBCS đến các xã Phước Đồng, Vĩnh Phương, Vĩnh Lương để giúp dân khắc phục hậu quả”.

CSGT thu dọn cây đổ đảm bảo TTATGT

Theo hướng dẫn của Thượng tá Kỳ, chúng tôi đến xã Vĩnh Phương giữa buổi sáng ngày 5-11 chứng kiến hình ảnh Trung tá Lê Đình Tiến – Phó đội trưởng Đội Cảnh sát trật tự – cơ động Công an TP Nha Trang cùng 35 CBCS đang phối hợp người dân tất bật giúp dân khắc phục hậu quả trận bão.

Tại xã Phước Đồng – một vùng quê bên chân dãy núi Cù Hin và xã Vĩnh Lương nằm bên chân đèo Rù Rì ở cửa ngõ phía Bắc TP Nha Trang, hơn 40 CSBS chia thành hai tổ công tác tất bật giúp dân thu dọn vật liệu, cây xanh bị bão cuốn phá, đổ ngã trên những con đường.

Đại úy Nguyễn Thành Chung – cán bộ Đội CSGT Công an TP Nha Trang cho biết: “Bão vừa tan, tôi cùng nhiều đồng đội của mình được lệnh xuống địa bàn cơ sơ khi tiết trời đang có mưa, một số nơi vẫn còn những cơn gió mạnh lùa qua khu dân cư. Nhìn cây cối, tôn kẽm đổ ngã trên đường làng khi nhiều người dân còn đang thu dọn vệ sinh bên trong những căn nhà ẩm ướt, tốc mái, tôi cùng đồng đội lao vào giúp dân bưng bê, thu dọn bằng tấm lòng và trách nhiệm của người chiến sĩ công an đã và đang thực hiện cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa – vì nhân dân phục vụ”.

Khi chứng kiến hình ảnh CBCS Công an TP Nha Trang giúp dân sau cơn bão dữ, bà Lê Thị Thủy – trú ở thôn Văn Đăng, xã Vĩnh Lương bày tỏ sự cảm phục của mình rất mộc mạc, chân tình: “Cứ tưởng các chú công an chỉ dành thời gian cho công tác nghiệp vụ điều tra, truy bắt tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông, không ngờ sau bão lũ họ xuống thôn, xã tích cực giúp dân khắc phục hậu quả. Bất kỳ người dân nào cũng cảm nhận ấn tượng tốt đẹp về người chiến sĩ công an khi nhìn thấy những hình ảnh đó”.

Trong hai ngày qua, ước tính gần 200 tấn cây xanh đổ ngã trên nhiều cung đoạn với tổng chiều dài hơn 5km ở ba xã Vĩnh Phương, Phước Đồng, Vĩnh Lương đã được các tổ công tác của Công an TP Nha Trang thu dọn.

Rời TP Nha Trang trong nắng trưa lấp loáng sau bão, chúng tôi tiếp tục hành trình gần 200 km ngược đường quốc lộ 1A về hướng Bắc khi biết tin Công an thị xã Sông Cầu (Phú Yên).

Đại tá Trần Trọng Hiền – Trưởng Công an thị xã Sông Cầu cho biết: “Dù không phải là địa bàn tâm bão đi qua nhưng địa phương này cũng chịu ảnh hưởng từ trận cuồng phong có cấp độ cao. 8 người dân bị thương do sập nhà, cây xanh đổ ngã, 27 căn nhà sập đổ, 195 căn nhà tốc mái; hệ thống giao thông nội thị sạt lở, hư hỏng hơn 92 km…ước tính tổng thiệt hại gần 7 tỷ đồng.

Cán bộ Công an giúp dân khắc phục hậu quả cơn bão

Sông Cầu là địa phương ven biển, có cả đầm, vịnh rộng lớn, nên trước cơn bão Công an thị xã Sông Cầu tăng cường 52 CBCS cùng 3 ca nô đến địa bàn xung yếu sẵn sàng triển khai phương án cứu nạn cứu hộ; nhiều tổ công tác của công an phối hợp hai Đồn biên phòng Xuân Đài, Xuân Thịnh kêu gọi hơn 500 tàu đánh cá về nơi an toàn, vận động 67 người rời khỏi 30.300 lồng bè thả nuôi tôm, cá ở vịnh Xuân Đài.

Bão vừa đi qua, 45 CBCS Công an thị xã phối hợp người dân và chính quyền hai phường Xuân Thành, Xuân Phú đào đắp, gia cố ta tuy hạ lưu sông Tam Giang không để tái diễn sạt lở nghiêm trọng. Công an các xã, phường đã và đang bám sát địa bàn cơ sở, phối hợp người dân tu sửa lại những căn nhà bị gió cuốn bóc ngói, tốc mái tôn”.

Trao đổi với phóng viên, Đại tá Phạm Hồng Sương – Trưởng Công an huyện Tuy An cho biết : “30 CBCS dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại úy Phạm Ngọc Anh – Bí thư Đoàn thanh niên Công an huyện Tuy An chia thành hai tổ công tác vận chuyển công cụ lao động xuống thôn Phong Hậu, xã An Định và thôn Bình Hòa, xã An Dân là hai địa bàn nằm ven sông Cái, có nhiều nhà dân bị bão cuốn tốc mái, xiêu vẹo và ngập lụt. Với phương châm “Nước rút đến đâu, thu dọn cây cối, vật liệu và giúp dân tu sửa nhà ở đến đó”, các tổ công tác đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, triển khai nhiệm vụ giúp dân khắc phục thiên tai".

* Công an Quảng Nam sơ tán hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn

Trong ngày 5-11, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn xuất hiện mưa to, gió lớn kết hợp với việc các hồ thủy điện xả lũ khiến mực nước trên các sông Thu Bồn, Vu Gia đã vượt mức báo động 3, đe dọa an toàn đến hàng ngàn người dân vùng trũng thấp.

Trước thực tế đó, Công an tỉnh Quảng Nam đã huy động hàng chục lượt cán bộ chiến sĩ cùng nhiều phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ di dời người dân đến nơi an toàn.

Lực lượng CSGT Quảng Nam giúp di dời người dân đến nơi an toàn.

Trong đó, riêng tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, dự kiến sẽ có khoảng 1.100 người dân thuộc 2 xã Tam An và Tam Đàn được di dời .

Có mặt tại điểm di dời người dân ở xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, Thượng tá Phan Thanh Hồng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh, đơn vị đã huy động hàng chục lượt cán bộ chiến sĩ cùng nhiều phương tiện kỹ thuật nhằm phối hợp với các lực lượng khác như Cảnh sát cơ động, PCCC&CNCH khẩn trương di dời người dân đến nơi an toàn, đưa người bệnh đến các cơ sở y tế.

2 chuyến cano di dời người dân vùng trũng thấp ở huyện Phú Ninh.
Di dời người dân Hội An đến nơi an toàn.

QL14E đoạn qua địa bàn xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn bị nước lũ chia cắt hoàn toàn.
Người dân huyện Phú Ninh dắt trâu chạy lũ.
Ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Quảng Nam, cùng Thượng tá Phan Thanh Hồng trao đổi về công tác di dời người dân.

Trưa ngày 5-11, Ban chỉ huy PCLB và TKCN huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đang tiến hành di dời 200 hộ dân thôn Vạn Long (xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) ra khỏi vùng cô lập do lũ.

Ông Nguyễn Phi Thạnh - Trưởng ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Phú Ninh có mặt tại thôn Vạn Long (Tam Đàn) chỉ đạo di dời. Theo ông Thạnh, thôn Vạn Long có hơn 200 hộ dân với hơn 900 khẩu, trong đó có 35 cụ già yếu. Thôn Vạn Long lại có địa hình thấp trũng, mưa lũ đã làm cô lập hoàn toàn thôn. Địa phương đang dùng thuyền máy, ca nô tiếp cận đưa toàn bộ người dân rong thôn đi tránh lũ.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiên nay có hơn 40 chiến sĩ công an cùng lực lượng PCTT – TKCN huyện Phú Ninh đã dùng thuyền máy tiếp cận đưa người dân từ trong thôn ra quốc lộ 1 (Tam Đàn). Sau đó bố trí nhân dân tránh lũ tại nhà văn hóa xã Tam Đàn, và Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu. 

* CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế giúp người đi đường vượt lũ trên tuyến QL1A

Chiều 5-11, Đại tá Lê Văn Vũ, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, trước tình hình mưa lũ diễn biến bất thường nên Công an tỉnh đã huy động Công an các đơn vị địa phương tăng cường lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn về nhiều địa bàn, tuyến đường trọng yếu, vùng ngập lũ giúp dân di dời đồ đạc, sơ tán các hộ dân vùng thấp trũng đến nơi an toàn. 

Đặc biệt, từ chiều 4 đến sáng 5-11, tuyến QL1A đoạn qua Cầu Hai, thuộc thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc bị ngập sâu từ 0,4 đến 05m, gây ách tắc giao thông kéo dài hàng km. 

CSGT Công an Thừa Thiên - Huế bám đường đảm bảo TTATGT

Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế đã phối hợp với Công an huyện Phú Lộc huy động nhiều CBCS tổ chức điều hoà giao thông trên toàn tuyến đường này. Lực lượng CSGT đã chốt chặn tại những đoạn đường nước ngập sâu và hướng dẫn cho lái xe ôtô, xe máy lưu thông an toàn cũng như giúp các tài xế đẩy phương tiện chết máy đi qua vùng ngập lũ. 

Theo Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Thừa Thiên- Huế, do ảnh hưởng không khí lạnh kết hợp hoàn lưu bão số 12 nên tại Thừa Thiên- Huế đã có mưa rất to trên diện rộng, lượng mưa từ ngày 3 đến sáng ngày 5-11 ở vùng núi phổ biến 500-600mm, có nơi lớn hơn như Khe Tre 626mm, Bạch Mã 1.397mm, vùng đồng bằng phổ biến 150-200mm. Hiện nay, lũ trên các sông đang lên rất nhanh… gây nguy cơ lũ, lụt trên nhiều địa bàn.  

Để tiếp tục ứng phó với các tình huống khẩn cấp đột xuất, Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện phối hợp các cơ quan ban ngành và lực lượng vũ trang trên địa bàn giúp dân ứng phó tình hình mưa lụt, bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân. 

* Cảnh sát PCCC TP Đà Nẵng triển khai lực lượng khắc phục hậu quả bão số 12

Tại Đà Nẵng, do ảnh hưởng của bão số 12, gió lớn đã làm một số cây xanh ngã đổ, một số khu vực trên địa bàn bị mất điện, cổng chào và bảng hiệu bị gió lớn làm hư hỏng tại khu vực quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Đây là hai địa bàn có nhiều cơ sở diễn ra sự kiện của Tuần lễ cấp cao APEC 2017. Trong 2 ngày 4 và 5-11, lực lượng Cảnh sát PCCC TP đã triển khai nhiều biện pháp nhằm khắc phục hậu quả bão số 12 gây ra.

Cảnh sát PCCC TP Đà Nẵng sửa chữa, di dời các biển hiệu bị bão làm gẫy đổ

Theo Đại tá Lê Ngọc Hai- Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Đà Nẵng cho biết: “Lực lượng Cảnh sát PCCC TP đã triển khai quân số ứng trực 24/24 nhằm đảm bảo an toàn PCCC tại các điểm diễn ra sự kiện của Tuần lễ cấp cao APEC 2017, huy động tối đa quân số CBCS tham gia triển khai xe chữa cháy đi dọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp giúp dân nhanh chóng khắc phục thiệt hại do bão số 12 gây ra như gia cố lại các công trình bị tốc mái, chèn chống nhà cửa, dọn dẹp cây cối, di chuyển các trụ điện gãy và tháo bỏ biển quảng cáo bị gió làm hư hỏng…

Thượng sỹ Hồ Văn Hưng- Chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC số 5 chia sẻ: “Do ảnh hưởng của bão số 12, tại khu vực biển Phạm Văn Đồng có mưa lớn và gió rất mạnh nhưng bất chấp thời tiết, ngay từ sáng sớm chúng tôi đã triển khai 2 nhóm dọn dẹp dọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp, sử dụng các phương tiện cứu hộ được trang bị của Cảnh sát PCCC TP có thể cưa, cắt những cây có diện tích lớn để người dân thuận tiện trong việc đi lại, đảm bảo cảnh quan, góp phần chung tay với người dân TP để sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra thành công tốt đẹp”.




Ngọc Thi - Hà Vy - Hữu Toàn - Anh Khoa - Nguyễn Tuân - Việt Thành

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文