Công an Quảng Trị tiếp tục căng mình giữa trời mưa lụt, cứu nạn người dân

15:24 10/10/2020
Công an tỉnh Quảng Trị đã phải điều động lại lực lượng khi các cán bộ chiến sĩ nghỉ ngơi chưa được vài giờ, tăng cường phối hợp Công an các đơn vị huyện, xã và các lực lượng khác, ngay trong đêm căng mình giữa trời mưa gió, xung quanh chỉ một màu trắng đục của nước lũ, để kịp thời ứng cứu, di dời, sơ tán người dân bị ngập lụt đến nơi an toàn.


Sáng 9/10, nước lũ ở Quảng Trị bắt đầu rút nhưng rất chậm. Đến chiều, tối cùng ngày và suốt đêm qua mưa lớn lại đổ xuống nhiều nơi trên địa bàn, khiến người dân nơi đây gặp phải tình cảnh cũ, lũ chồng lũ như những trận lụt lịch sử kinh hoàng năm 1983, 1999 và 2009. 

Trước tình hình trên, Công an tỉnh Quảng Trị đã phải điều động lại lực lượng khi các cán bộ chiến sĩ nghỉ ngơi chưa được vài giờ, tăng cường phối hợp Công an các đơn vị huyện, xã và các lực lượng khác, ngay trong đêm căng mình giữa trời mưa gió, xung quanh chỉ một màu trắng đục của nước lũ, để kịp thời ứng cứu, di dời, sơ tán người dân bị ngập lụt đến nơi an toàn. 

Công an tỉnh Quảng Trị tiếp tục cứu nạn, di dời người dân xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ bị ngập lụt. 

Thượng tá Trần Hữu Sơn, Trưởng Công an huyện Hải Lăng kể lại, chúng tôi không chủ quan, song sáng 9/10 thấy nước lũ bắt đầu rút nên cho số anh em làm công tác ứng cứu, di dời, sơ tán người dân ngập lụt liền 2 ngày trước đó được về nhà nghỉ ngơi đôi chút. 

Tại các địa điểm, khu vực xung yếu, lực lượng vẫn ứng trực 24/24h, vừa đảm bảo ANTT, bảo vệ tài sản của bà con chạy lũ, vừa đề phòng những tình huống đột xuất, bất ngờ do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, khi số anh em vừa trở về nhà được vài tiếng đồng hồ, chúng tôi đã phải điều động họ trở lại vì xảy ra tình trạng lũ chồng lũ kinh hoàng như năm 1983, 1999 và 2009. 

Cụ thể, lúc 1h sáng 10/10, mực nước sông Ô Lâu tại xã Hải Tân là 3,93 m, vượt báo động 3 là 0,43 m, vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2009 là 0,35m. Sau suốt nhiều giờ đồng hồ vật lộn với nước lũ, các lực lượng đã tiếp tục ứng cứu, di dời, sơ tán thêm được 150 hộ dân bị ngập sâu trong nước mà trước đó chỉ vài giờ đồng hồ những hộ này vẫn còn ở trên cao. 

Thượng tá Hoàng Văn Trung, Trưởng Công an huyện Đakrông cho hay, cùng thời điểm trên, mực nước sông Thạch Hãn tại Đakrông tiếp tục vượt mức báo động 2 trở lại, khiến 7 xóm, thôn của các xã gồm Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc, Đakrông, Ba Nang vốn không phải di dời, sơ tán đi trú tránh lũ do ở trên cao, song lúc này nhận thấy những khu vực này cũng đang đối mặt với nguy cơ bị ngập lụt do mưa lớn ở các khu vực thượng nguồn tiếp tục đổ về, nước sông dâng lên cao trở lại rất nhanh, đơn vị đã quyết định điều động, huy động, chỉ đạo ngay lực lượng di dời toàn bộ với trên 130 hộ đến các địa điểm, khu vực cao hơn để trú tránh lũ; đảm bảo nơi ăn, chỗ ở cho bà con ngay trong đêm qua và sáng nay 10/10. 

Đại tá Lê Phương Nam, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ huyện đảo Cồn Cỏ, còn lại tất cả 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Trị đều có ngập lụt. Nhiều khu dân cư hiện đang trong tình trạng lũ chồng lũ khiến các lực lượng cứu nạn, cứu hộ không một chút nghỉ ngơi. 

Tính từ chiều, tối 9/10, suốt đêm qua và đến 12h trưa nay 10/10, Công an Quảng Trị, Công an các đơn vị trong tỉnh phối hợp các lực lượng khác đã tham gia ứng cứu, di dời, sơ tán thêm 1100 hộ dân, đưa tổng số hộ dân di dời từ ngày 7/10 đến nay lên đến 6.751 hộ. Mưa lũ đã làm 2 người chết và 7 người mất tích, 38 ngôi nhà bị sập và hư hỏng từ 50-70%. 

Hiện tại, các lực lượng cứu nạn, cứu hộ của tỉnh Quảng Trị vẫn đang tiếp tục nổ lực tìm kiếm những người mất tích. Bên cạnh, các lực lượng cũng đang chờ nước lũ xuống để nhanh chóng sửa chữa, sớm ổn định cuộc sống cho các hộ dân có nhà cửa bị sập, hư hỏng do mưa lũ gây ra. 

Thanh Bình

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文