Các địa phương sẵn sàng ứng phó với bão Sơn Tinh

19:58 18/07/2018
Để chủ động ứng phó với mọi diễn biến của cơn bão số 3 (bão Sơn Tinh), lực lượng Công an các địa phương đã sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phối hợp với các lực lượng chức năng khác chuẩn bị nhiều phương án ứng phó với bão

* Tại Hà Nam: Do ảnh hưởng của bão từ ngày 18-7 đến hết ngày 21-7, dự báo trên địa bàn tỉnh Hà Nam có mưa vừa, mưa to, mưa rất to; lượng mưa phổ biến từ 80-150mm và gió mạnh giật cấp 6, cấp 7.

Để chủ động ứng phó với mọi diễn biến của cơn bão, tại Hà Nam, Đại tá Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố chuẩn bị các phương án ứng phó với bão, sẵn sàng lực lượng, phương tiện phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai phương án sơ tán nhân dân tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ, sạt lở đất, sạt lở bờ sông và cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; 

Chỉ đạo Phòng CSGT, Công an các huyện, thành phố tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường thủy, kịp thời phát hiện những địa điểm sạt lở, ngập úng, tổ chức phân luồng và cảnh báo đảm bảo an toàn cho người, tài sản và các phương tiện tham gia giao thông.

CBCS phòng Hậu Cần và lực lượng CSGT đường thủy Công an tỉnh Hà Nam kiểm tra phương tiện, sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3

Nghiêm cấm người và phương tiện di chuyển khi không đảm bảo an toàn. Đảm bảo tuyệt đối an toàn trụ sở cơ quan, doanh trại, nơi giam giữ; các mục tiêu kinh tế, chính trị trọng điểm trên địa bàn tỉnh; đảm bảo an toàn hồ sơ, tài liệu, phương tiện, trang thiết bị làm việc của các đơn vị Công an trong tỉnh để tránh thiệt hại do mưa, bão gây ra. 

Các đơn vị công an trong tỉnh Hà Nam tổ chức trực ban, trực chiến 100% quân số, đảm bảo sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn để ứng phó khi có yêu cầu.

CBCS Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Hà Nam kiểm tra, chuẩn bị phương tiện sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3 .

* Tại Hải Phòng, Quảng Ninh:  Để chủ động đối phó với bão, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng và Quảng Ninh đã có Công điện khẩn yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương, Thủ trưởng các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng chống bão. 

Theo đó: Kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển khẩn trương di chuyển về nơi trú tránh an toàn; quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền thuỷ sản, tàu du lịch, tàu vận tải; tổ chức neo đậu tàu thuyền; gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản; không để người trên các tàu thuyền, lồng bè trước khi bão đổ bộ...

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn căn cứ diễn biến của bão chủ động xác định thời điểm thông báo cấm biển và tạm dừng các hoạt động vận tải đường thủy nội địa, vui chơi giải trí tại các khu du lịch biển...

Chủ động thực hiện các phương án sơ tán nhân dân ở các khu vực trũng thấp, ven sông, ven biển, các khu nhà cũ yếu, các khu du lịch biển, khu vực có nguy cơ sạt lở và trên các phương tiện đã về nơi neo đậu. Tổ chức kiểm tra và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, cầu tàu, bến cảng, hệ thống truyền tải điện...

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn về người và tài sản...Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu...

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu chủ tịch UBND các địa phương khẩn trương chỉ đạo cụ thể Chủ tịch UBND các xã, phường kiểm tra cụ thể từng thôn, bản, khu phố, tổ dân; đặc biệt lưu ý các khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất đá, khu vực ven sông, suối có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, khu vực bãi thải; rà soát lại các nhà yếu để chằng chống, gia cố tại địa phương hoặc có phương án di chuyển dân về nơi an toàn…

Cử người trực, canh gác 24/24h thường xuyên và có biển cảnh báo tại các vị trí ngầm, tràn, đường giao thông bị ngập, đò ngang, kiên quyết không cho phương tiện và người qua lại khi có mưa, lũ xuất hiện...chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ với phương châm 4 tại chỗ khi có yêu cầu; huy động các phương tiện, thiết bị và lực lượng kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông…

Để đảm bảo an toàn, Cảng vụ Đường thủy nội địa tại cụm cảng Cẩm Phả - Vân Đồn cũng đã có thông báo gửi các cơ quan, đơn vị và chủ phương tiện về việc: Ngừng cấp giấy phép rời cảng, bến cho các phương tiện hoạt động trên tuyến Vân Đồn - Cô Tô, Vân Đồn - Thanh Lân và ngược lại cho đến khi thời tiết ổn định trở lại.

Thành ủy Hải Phòng đã gửi văn bản tới Đảng, đoàn HĐND TP, Ban cán sự Đảng UBND TP, các quận ủy, huyện ủy, các sở, ban, ngành, đoàn thể TP và các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, yêu cầu tạm hoãn các cuộc họp chưa cấp thiết, tập trung chỉ đạo phòng chống bão. 

Thành ủy Hải Phòng lưu ý các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất cho công tác phòng chống bão và có phương án sơ tán dân nếu cần thiết, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của nhân dân. 

Thành ủy Hải Phòng cũng yêu cầu các cơ quan báo chí và các quận, huyện thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của bão, tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, khu vực ven sông, ven biển...

Tính đến ngày 18-7, Hải Phòng đã huy động 42.451 người tham gia xung kích hộ đê, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Trong đó, Bộ Chỉ huy Quân sự TP đảm nhiệm và huy động 9.707 người; 97 xe ô tô các loại, 17 tàu và xuồng máy, 4 xe thiết giáp; Bộ đội Biên phòng đảm nhiệm và huy động 225 người; 11 tàu và xuồng máy, 22 xe ô tô các loại chuẩn bị cho công tác đối phó với bão.

Để chủ động ứng phó khi có tình huống phát sinh do bão gây ra, thực điện Công điện khẩn của Chủ tịch UBND TP,  toàn thành phố đã phối hợp kiểm đếm, thông báo cho: 4.211 phương tiện/15.496  lao động; 450 lồng bè/1.239 lao động; 299 chòi canh/294 lao động đang hoạt động và neo đậu để chủ động phòng tránh. Trong đó, có 206 phương tiện/524 lao động đang hoạt động quanh đảo Bạch Long Vỹ, ven bờ, vịnh Cát Bà và cửa sông; 3.851 phương tiện/12.477 lao động đang neo đậu tại bến.

* Tại Hà Tĩnh : Ngay từ sáng sớm, lực lượng Công an Hà Tĩnh đã chuẩn bị đầy đủ về lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, công tác hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ” phục vụ tốt công tác ứng phó với thiên tai xảy ra.

Theo đó, Công an các đơn vị địa phương đã chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời với mọi diễn biến phức tạp của thời tiết, triển khai đồng bộ các giải pháp, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, Ban chỉ huy các đơn vị và cán bộ chiến sỹ từ tỉnh đến huyện, xã trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai; không để các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm lợi dụng thiên tai để hoạt động gây mất an ninh trật tự, hạn chế tối đa ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.

CBCS Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh kiểm tra, chuẩn bị phương tiện sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3

Hiện nay, trên địa bàn huyện Lộc Hà có 473 tàu, thuyền đã về tránh trú bão an toàn, trong đó có 1 tàu đang ở Bạch Long Vĩ. Cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền và từng hộ dân diễn biến của ATNĐ để chủ động các biện pháp ứng phó; phối hợp kiểm tra và triển khai phương án sơ tán dân đảm bảo an toàn cho người đang sinh sống ở ven biển.

Lực lượng Công an Hà Tĩnh xuống cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương giúp dân phòng chống bão.

Tại nhiều huyện khác trên địa bàn như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang… Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các huyện tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương có phương án phòng chống lụt bão như: Phương án ứng cứu sơ tán dân,thành lập tổ cứu hộ, cứu nạn, sơn tán dân cho lực lượng công an viên, đội dân phòng, tổ chức ký cam kết với các hộ có tàu thuyền khi có bão lũ  xẩy ra phải chịu sự điều động  của Ban phòng chống lụt bão, ở đơn vị luôn có đủ quân số ứng trực thường xuyên, kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.

Công an Hà Tĩnh phối hợp với các cơ quan chức năng kêu gọi ngư dân đưa tàu thuyền vào bờ tránh trú bão.

Cùng ngày, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã cắt cử cán bộ lãnh đạo chủ chốt cùng các sở, ban, ngành của tỉnh về các địa phương trực tiếp chỉ đạo, cùng với nhân dân thực hiện phương án phòng chống bão.

Tỉnh giao cho các ngành liên quan thông báo kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào bờ neo đậu an toàn, theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt hoạt động của các tàu thuyền trên biển. Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người dân vùng ven biển, cửa sông, cửa sót, chủ động sơ tán người dân tại các vùng thấp trũng khi xẩy ra bão, lũ; vận hành các hệ thống tiêu thoát lũ để chủ động tiêu úng kịp thời khi có mưa lớn.

Công an cùng với nhân dân neo đầu giằng buộc các thuyền bè để đảm bảo an toàn khi bão vào.

Tại UBND nhân dân thị xã Kỳ Anh, địa phương này đã kêu gọi được hơn 1.400 chiếc tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi tránh trú, neo đậu tránh trú bão, đồng thời hơn 30 lồng bè cá của bà con cũng đã được chằng néo đảm bảo an toàn. Lãnh đạo huyện Kỳ Anh đã trực tiếp về các xã ven biển Kỳ Khang, Kỳ Phú, Kỳ Xuân, Kỳ Hải, Kỳ Thọ chỉ đạo, kêu gọi 613/613 tàu thuyền các loại của ngư dân đã về bờ tránh trú bão.

Được biết, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Kỳ Anh đã giao các đoàn công tác chỉ đạo trực tiếp đến các xã chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra công tác triển khai nhiệm vụ phòng chống bão số 3, nhất là các xã ven biển, các xã thường bị ngập lụt, sạt lở. Ngoài huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh các huyện Can Lộc, Lộc Hà, Cẩm Xuyên cũng đang khẩn trương kêu gọi tàu thuyền của ngư dân vào bờ tránh trú bão.

* Tại Nghệ An: Do mưa lớn trong mấy ngày qua nên mực nước ở các khe suối đột ngột dâng cao làm nhiều cầu tạm ở một số huyện miền núi Nghệ An bị cuốn trôi, chia cắt một số tuyến đường giao thông.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền các địa phương đã huy động lực lượng công an, quân sự dựng barie, tạo rào chắn ngăn người dân không lưu thông khi nước lớn; đồng thời phân công người trực 24/24 cấm không cho người và phương tiện qua lại. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã chủ động thông báo cho bà con nông dân tập trung thu hoạch nông sản để tranh thiệt hại do nước lũ dâng lên cao.  

Các hồ thuỷ điện trên địa bàn cũng đã thông báo vận hành xả lũ theo quy trình  đồng thời  triển khai các công việc cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân.

Toàn cảnh Hội nghị triển khai phương án phòng, chống bão số 3 của Công an Nghệ An

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có hơn 2.000 phương tiện tàu thuyền đã về bến neo đậu an toàn. Sau khi về trú bão, các địa phương chỉ đạo bà con ngư dân chằng chống tàu thuyền tránh va đập khi sóng to, gió lớn; đồng thời yêu cầu bà con ngư dân sống gần biển cần chủ động các phương án di dời người dân, chằng chống nhà cửa trước khi cơn bão đổ bộ vào.

Đại tá Lê Khắc Thuyết, Phó Giám đốc Công an tỉnh cùng các đơn vị nghiệp vụ dự hội nghị.

Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của bão số 3, ngay trong sáng 18-7, Công an tỉnh Nghệ An đã họp triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó với bão. Lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thường trực 100% quân số, chuẩn bị phương án, con người, phương tiện để ứng phó với cơn bão, kịp thời bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.

Đại tá Nguyễn Đình Dung, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thường trực 100% quân số, chuẩn bị phương án, con người, phương tiện để ứng phó với cơn bão

Trước mắt, các đơn vị phải làm tốt công tác phòng chống bão ngay tại trụ sở của mình, tránh các thiệt hại không đáng có nhất là các đơn vị đặc thù như Trại tạm giam Công an tỉnh, các kho tàng, kho hồ sơ lưu trữ....Công an tỉnh cũng thành lập 5 đoàn kiểm tra và huy động gầ 300 cán bộ chiến sỹ tăng cường cho các địa bàn trọng điểm để ứng phó với diễn biến của cơn bão số 3 gồm TX Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và TX Cửa Lò.

Lan Anh – Phương Thảo- Văn Huy- Văn Thịnh- L. Hồng- Cường- Ngà- Minh Tâm- Minh Khôi

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文