Công an xã - những thách thức và hiểm nguy

08:19 02/01/2018
Chúng tôi đến xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình vào một ngày đông gió rét, mưa phùn giăng khắp con đường của xóm Đông Yên. Hỏi thăm đến nhà liệt sỹ Phạm Ngọc Thuận, người trong xóm ái ngại cho biết, khổ thân chị Phương, sốc vì chồng mất đã điên loạn mấy năm trời, nhà cửa dột nát, con cái nhỏ bơ vơ, đến nay 2 con vẫn chưa có công việc ổn định...

Câu chuyện về hoàn cảnh gia đình một liệt sỹ đã ám ảnh chúng tôi trong suốt cuộc hành trình tìm hiểu về những khó khăn, hiểm nguy của lực lượng Công an xã tại cơ sở.

Căn nhà liệt sỹ hôm nay ấm áp hơn bởi sự có mặt của rất đông lãnh đạo, cán bộ của Đoàn công tác Công an tỉnh Hòa Bình, Công an huyện Lạc Thủy, Chủ tịch UBND xã, Công an xã Yên Bồng cùng người thân, bà con chòm xóm. Mọi người cùng thắp nén hương tưởng nhớ liệt sỹ Phạm Ngọc Thuận và bàn chuyện lo đám giỗ bởi chỉ còn vài ngày nữa là tròn 18 năm hy sinh của anh Thuận.

Ký ức buồn đau tái hiện qua lời của người góa phụ, chị Đinh Thị Phương, vợ liệt sỹ Phạm Ngọc Thuận. Đêm 13-12-2000, như thường lệ, anh Thuận nói với vợ là đi làm nhiệm vụ nên chị cũng không hỏi đi đâu, làm gì bởi hiểu tính chất công việc của anh. Rạng sáng, khi 4 mẹ con chị đang ngon giấc bỗng nghe tiếng gọi cửa gấp gáp.

Linh cảm có chuyện chẳng lành, chị Phương vội vã mở cửa thì đã thấy rất đông người trước sân nhà. Ra đến Trạm Y tế xã, chân chị khụy xuống khi thấy chồng nằm trên chiếc giường phủ ga trắng. Chị ngất đi rồi tỉnh lại trong vòng tay bà con chòm xóm mà không tin nổi rằng chồng mình đã hy sinh.

Chị Phương kể, khi anh Thuận mất, tài sản trong nhà không có gì đáng giá ngoài chiếc giường và bộ bàn ghế cũ. Nhà cấp 4 dột nát, mỗi khi có mưa thì tứ bề đều dột, chị phải lấy áo mưa mắc lên cao mới có được 1 góc khô cho 4 mẹ con trú tạm, nước mưa còn đổ xuống tường nhà cảm tưởng như căn nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Ba con gái, đứa lớn lớp 10, đứa thứ 2 lớp 8 và đứa út mới tròn 6 tuổi dường như chưa cảm nhận hết những tai ương đã ập xuống nhà mình khi mọi người đến nhà chuẩn bị tang lễ cho bố. Nhà nghèo đến mức không đủ tiền đong gạo ăn hằng ngày. Đám tang anh Thuận khi ấy đều do Công an tỉnh, Công an huyện, xã, họ hàng, người thân và bà con chòm xóm lo lắng hộ.

Trong khi làm nhiệm vụ ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép trên sông Bôi thuộc khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Hòa Bình-Ninh Bình-Hà Nam, đồng chí Phạm Ngọc Thuận đã bị đối tượng Trần Văn Tuyến, trú tại thôn Hồng Phong 3, xã Yên Bồng chống trả quyết liệt làm anh bị thương nặng, lợi dụng đêm tối, đối tượng còn đục thuyền cho chìm xuống lòng sông.

"Một nách 3 con nhỏ, không có nghề gì làm thêm chỉ trông chờ vào mấy xào ruộng, nhà cửa dột nát, chồng mất không một lời trăng trối với vợ con... cú sốc ấy đã làm tôi phát điên", chị Phương cho biết. "Hơn 2 năm trời hóa điên, người cho ít gạo, người cho bó rau, rồi hỗ trợ vật chất từ đồng đội, họ hàng, chòm xóm đã nuôi 3 con tôi lớn, thấy các cháu bỏ học đã đến vận động các cháu đi học lại, rồi đưa tôi đi chữa bệnh, ân tình này thật khó quên...", chị Phương bày tỏ.

Sau 3 năm thì chồng chị Phương được công nhận là liệt sỹ. Năm 2007, được sự hỗ trợ của Bộ Công an, Công an tỉnh và những tấm lòng hảo tâm, mẹ con chị đã có một căn nhà tình nghĩa mới. Năm 2013, Công an tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ 30 triệu đồng để chị sửa lại nhà. Tuy nhiên, với chị Phương, sự ra đi của chồng thực sự vẫn là một cú sốc lớn, mất đi trụ cột gia đình và cuộc sống gần 20 năm qua vẫn còn nhiều khó khăn.

Rời đất Hòa Bình, ngược lên Sơn La, vượt quãng đường gần 30km từ thị trấn, chúng tôi đến bản Hin Phá, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu). Đi bộ gần 1km men theo rặng cây ven đồi dẫn vào gần chân núi mới tới nhà anh Đào Duy Đước, nguyên Công an viên bản Ta Niết. Trời trở lạnh nên anh Đước đi lại rất khó khăn bởi vết thương trên mình đang nhức nhối.

Anh ngậm ngùi nói: "Trong khi làm nhiệm vụ thì tôi bị thương nặng nhưng đến nay vẫn chưa được hưởng chế độ thương binh. Cuộc sống bây giờ rất khó khăn, là đàn ông nhưng tôi không còn mang vác nặng được nữa, việc nặng vợ, con phải làm...".

Đêm 23-9-2011, nhận được tin báo đối tượng Vì Văn Xuân, SN 1984, trú tại bản Hin Phá có mặt tại nhà, tổ công tác Ban Công an xã Chiềng Hắc lập tức lên đường, đến thực hiện lệnh cưỡng chế người đi cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh. Thấy tổ công tác, Vì Văn Xuân chống trả quyết liệt và bỏ chạy.

Chị Đinh Thị Phương, vợ liệt sỹ Phạm Ngọc Thuận chia sẻ về cuộc sống khó khăn của gia đình từ khi chồng hy sinh.

Trong lúc rượt đuổi, đến mép vực, sát lòng suối cạn, đối tượng Xuân chống trả, đồng chí Đước rượt đuổi bắt trượt liền rơi xuống vực, bị thương nặng, gẫy 2 xương sườn, chùn đốt sống. Sức khỏe giảm sút, sau đó anh Đước không còn đủ sức làm Công an viên nên đã xin thôi việc. Trường hợp của anh, sau này Công an huyện Mộc Châu đã nhiều lần làm văn bản đề nghị các cấp nhưng không được công nhận chế độ thương binh.

Lý do mà Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La đưa ra là, việc cưỡng chế đối tượng nghiện ma túy để đưa vào Trung tâm Giáo dục lao động không phải là hành động "trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự".

Là lực lượng bán chuyên trách, trong công việc hằng ngày Công an xã thường xuyên phải đối mặt với mặt trái của xã hội và đủ loại tội phạm với tính chất ngày càng côn đồ, sẵn sàng dùng vũ khí chống trả khi bị xử lý, vây bắt. Thế nhưng, Công an xã lại ít được đào tạo bài bản về trình độ, nghiệp vụ, thiếu kỹ năng trong xử lý tình huống ban đầu; nhiều vụ việc khi giải quyết còn lạm quyền, vi phạm luật.

Tính từ năm 2010 đến năm 2015, Công an các địa phương phối hợp với các trường và đơn vị liên quan tổ chức 139 lớp đào tạo trung cấp nghiệp vụ Công an cho 14.202 Trưởng Công an xã, cán bộ kế cận, cán bộ dự nguồn chức danh Trưởng Công an xã. Hằng năm, Công an các địa phương cũng mở các lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho Trưởng, Phó trưởng Công an xã và Công an viên, qua đó giúp lực lượng Công an xã nắm vững kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống, thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở.

Tuy nhiên, với những chiếc gậy nhựa, dùi cui cao su trong tay, trong thực tế, Công an xã sẽ rất khó có thể trấn áp mạnh được tội phạm, thậm chí bị đối tượng tấn công, dẫn tới trường hợp hy sinh như liệt sỹ Phạm Ngọc Thuận. Và thực tế hiện nay, việc công nhận thương binh, liệt sĩ đối với Công an xã vẫn rất khó khăn và chậm trễ, nhiều đồng chí chưa được công nhận là thương binh, liệt sĩ.

Từ khi triển khai thực hiện Pháp lệnh Công an xã năm 2009 đến nay, có 44 đồng chí Công an xã hy sinh, 487 đồng chí bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, trong đó chỉ có 27 đồng chí được công nhận liệt sĩ, 128 đồng chí được công nhận thương binh.

Theo Cục Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn hiện nay chủ yếu do lực lượng Công an xã đảm nhiệm. Đây là địa bàn rộng lớn, chiếm 80% diện tích cả nước.

Từ năm 2011 đến hết năm 2015, trên toàn quốc xảy ra 247.359 vụ phạm pháp hình sự; trong đó, ở địa bàn nông thôn xảy ra 131.734 vụ phạm pháp hình sự. Công việc áp lực và đầy hiểm nguy chực chờ như vậy nhưng việc đầu tư kinh phí và con người cho lực lượng Công an xã quả thực chưa tương xứng.

Ngay cả việc đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở làm việc riêng cho các đơn vị Công an xã cũng chưa được các địa phương quan tâm đúng mức, một số nơi, Công an xã vẫn chung phòng làm việc với các ban, ngành khác tại trụ sở UBND xã, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công an xã.

Đến nay, chỉ có 1.411/9.327 Ban Công an xã có trụ sở làm việc riêng (chiếm 15,1%).

Anh Hiếu

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文