Đấu tranh kéo giảm tội phạm, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân

07:07 12/10/2020
Đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội là những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của lực lượng CAND.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, công tác phòng, chống tội phạm đã đạt được những kết quả ấn tượng, rõ nét; các mục tiêu, yêu cầu về phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý các loại tội phạm đều đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra. Qua đó, góp phần quan trọng giữ vững môi trường ổn định, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của đất nước, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, biện pháp phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người… Liên tục mở các cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, triệt xóa các tụ điểm về tệ nạn xã hội.

Một trong những điểm mới của nhiệm kỳ qua là Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ đã đặt ra mục tiêu kéo giảm tội phạm. Đây là vấn đề có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, như đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã nói, chỉ cần giảm 3% số vụ phạm tội là sẽ có hàng nghìn gia đình, dòng họ không có người phạm tội và hàng nghìn gia đình khác không bị tội phạm xâm hại; đồng thời cũng tiết kiệm kinh phí, công sức rất lớn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật. Để thực hiện mục tiêu này, hàng năm Đảng ủy Công an Trung ương đều đề ra các giải pháp cụ thể và xác định các khâu trọng tâm, đột phá để chỉ đạo thực hiện.

Do đó, kết quả đạt được là rất quan trọng, các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt so với chỉ tiêu Quốc hội giao. Trong 5 năm qua, số vụ phạm pháp hình sự liên tục giảm (năm 2016 giảm 4,4%; năm 2017 giảm 3,02%; năm 2018 giảm 0,61%; năm 2019 giảm 7,39%, 9 tháng đầu năm 2020 giảm 5,74%), về cơ bản các loại tội phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đều được kiềm chế; tỷ lệ điều tra khám phá án trung bình đạt trên 80%, các vụ trọng án đều nhanh chóng được điều tra làm rõ. Những vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm đã được nhanh chóng nhận diện và đấu tranh có hiệu quả như tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm có yêu tố nước ngoài...

Lĩnh vực đấu tranh với tội phạm ma túy đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật. Nhiệm kỳ qua, áp lực gia tăng về ma túy trong khu vực Đông Nam Á đã đặt ra thách thức rất lớn đối với nước ta. Lực lượng Công an đã chủ động nhận diện, dự báo tình hình và điều chỉnh các chủ trương, giải pháp phù hợp. Trung bình hàng năm phát hiện, bắt giữ 20.000 vụ với 30.000 đối tượng phạm tội về ma túy. Trong đó, đã chuyển hóa địa bàn, triệt xóa hàng nghìn điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy. Đặc biệt, đã tập trung trấn áp mạnh các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy có vũ trang trên tuyến biên giới Tây Bắc, triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, liên tiếp bắt giữ nhiều vụ ma túy lớn ở TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum..., thu giữ lượng ma túy lớn nhất từ trước đến nay.

Công tác rà soát phối hợp quản lý người nghiện từng bước được thực hiện tốt hơn, chú trọng triển khai các giải pháp phòng ngừa người nghiện phạm tội, nhận diện đối tượng “ngáo đá”. Đồng thời, Bộ Công an đã đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật Phòng, chống ma túy, trong đó quy định rõ về trách nhiệm và biện pháp quản lý người nghiện, qua đó góp phần hạn chế phát sinh các loại tội phạm khác bắt nguồn từ người nghiện ma túy. Ngoài ra, công tác thi hành án hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam và hỗ trợ tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế được các vi phạm, tiêu cực, đảm bảo tuyệt đối an toàn các cơ sở giam giữ…

Đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội là những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của lực lượng CAND.

Lực lượng CAND đã tích cực phòng ngừa, kịp thời phát hiện, điều tra, khám phá nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, quản lý đất đai, xăng dầu, khoáng sản, xây dựng… thu hồi cho Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng. Đã đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, tạo được nhiều dấn ấn tích cực; công tác phát hiện, điều tra, xử lý tham nhũng ở Công an các địa phương có nhiều tiến bộ. Phối hợp kịp thời với ngành tư pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác điều tra và xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Cụ thể, công tác đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao đã được triển khai quyết liệt. Trung bình mỗi năm phát hiện, xử lý 16.000 vụ phạm tội về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu; 19.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường. Điểm nổi bật là việc điều tra các “đại án” do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo được đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban chỉ đạo đánh giá là “điểm sáng” trong công tác phòng, chống tham nhũng, điển hình như các vụ Trịnh Xuân Thanh (Công ty PVC), Hà Văn Thắm (Ngân hàng Đại Dương), Phạm Công Danh (Ngân hàng Xây Dựng), Trầm Bê (Ngân hàng Sacombank), Trần Bắc Hà (Ngân hàng BIDV), Trần Phương Bình (Ngân hàng Đông Á), vụ AVG, vụ Vũ "nhôm", Út "trọc"...

Quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đã được quán triệt xuyên suốt trong quá trình điều tra các "đại án", tháo gỡ được nhiều khó khăn giai đoạn trước chưa giải quyết được, chứng minh được yếu tố tư lợi trong một số vụ việc kê biên và thu hồi hàng trăm nghìn tỷ đồng cho Nhà nước. Bên cạnh các “đại án”, nhiều đường dây buôn lậu, sản xuất hàng giả lớn được phát hiện, xử lý, góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, điển hình như vụ án Nhật Cường tại Hà Nội, vụ buôn lậu đường cát tại An Giang, vụ sản xuất xăng giả tại Đắk Nông... Trước những diễn biến phức tạp của tội phạm sử dụng công nghệ cao, lực lượng Công an đã tăng cường phát hiện, đấu tranh xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là triệt phá hàng trăm đường dây tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá qua mạng Internet với số tiền cá độ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng; phát hiện xử lý nhiều vụ lừa đảo, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, kinh doanh đa cấp trái phép...

Nhiệm kỳ 2015-2020, chất lượng các mặt công tác điều tra, xử lý tội phạm cũng được nâng cao. Trung bình mỗi năm, tiếp nhận xử lý hơn 100.000 tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%; khởi tố mới gần 70.000 vụ phạm tội với hơn 100.000 bị can; bắt, vận động đầu thú trên 5.000 đối tượng truy nã các loại. Công tác bắt, giam, giữ, điều tra, xử lý tội phạm được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, hạn chế được tình trạng oan, sai trong hoạt động điều tra. Trên mặt trận đấu tranh, phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ANTT, để có được những thành tích đó, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ không quản ngày đêm bám sát địa bàn, lĩnh vực, đối tượng, thậm chí phải hy sinh xương máu trong cuộc đấu tranh với tội phạm. Từ năm 2016 đến nay có 48 CBCS Công an đã hy sinh, 1.425 CBCS bị thương vì sự bình yên của đất nước. Đây là những tấm gương sáng, tô thắm thêm truyền thống anh hùng vẻ vang của lực lượng CAND.

Gần đây, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng trong CAND chủ động phát hiện và giải quyết nhiều loại tội phạm liên quan đến dịch bệnh COVID-19. Cùng với phương châm "chống dịch như chống giặc" và "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để truy xét người bị lây nhiễm, nghi lây nhiễm để lên phương án cách ly, phòng chống dịch, lực lượng CAND đã điều tra, xử lý nhiều vụ phạm tội liên quan đến buôn lậu khẩu trang, nâng khống giá máy xét nghiệm COVID-19 và các thiết bị y tế; bắt giữ, xử lý nhiều đối tượng tung tin đồn thất thiệt liên quan đến dịch bệnh..., góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà  nước và nhân dân giao phó.

Anh Hiếu - Quỳnh Vinh

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文