Đi từng buồng giam để tuyên truyền về bầu cử

09:17 21/04/2021
Dù có những khó khăn riêng nhưng công tác tổ chức bầu cử tại các trại tạm giam vẫn được thực hiện đầy đủ các bước, trong đó, các cử tri là những người đang bị tạm giam đều được bỏ phiếu ngay tại buồng giam.


Theo điểm b, khoản 1, Điều 9 của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016, người bị tạm giữ, tạm giam “được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân”. 

Trại tạm giam Công an tỉnh Gia Lai

Vì vậy, trong những ngày này, cũng như các nơi trên khắp đất nước, công tác vận động tuyên truyền về bầu cử đang được tiến hành khẩn trương tại các trại tạm giam. Như ở Trại tạm giam công an tỉnh Gia Lai, gần 2 tháng nay, các cán bộ quản giáo, giám thị bận rộn hơn vì ngoài công việc hàng ngày, họ còn phải chuẩn bị tài liệu, nội dung tuyên truyền về bầu cử cho những người bị tạm giữ, tạm giam, người đã có bản án của các cấp sơ thẩm tuyên nhưng đang kháng cáo, kháng nghị được thực hiện quyền công dân của mình. 

Thượng tá Trần Văn Thanh, Giám thị trại tạm giam Công an tỉnh Gia Lai cho biết: “Qua rà soát sơ bộ, tính đến ngày 8/4/2021, số “cử tri đặc biệt” tại Trại tạm giam Công an tỉnh là 351 người, tham gia bầu cử tại tổ bầu cử thuộc phường Diên Hồng (TP. Pleiku). Tuy nhiên, đến ngày bầu cử chính thức, con số này sẽ có biến động. Vì thế, hàng ngày, cán bộ quản giáo thường xuyên rà soát, cập nhật để bổ sung kịp thời số cử tri là can phạm mới nhập trại hoặc xóa tên khỏi danh sách cử tri tại tổ bầu cử đối với những trường hợp đã bị tòa án tuyên phạt tước mất quyền bầu cử. Đến thời điểm trước 24 giờ diễn ra bầu cử (23/5/2021), Trại tạm giam Công an tỉnh sẽ chốt danh sách cử tri với Ủy ban bầu cử phường Diên Hồng để nhận và phát thẻ cử tri cho người bị tạm giam, tạm giữ, người đã có bản án của các cấp sơ thẩm tuyên nhưng đang kháng cáo, kháng nghị”.

Thượng tá Trần Văn Thanh, Giám thị trại tạm giam Công an tỉnh Gia Lai 

Trung tá Chu Ngọc Điến, Phó đội trưởng phụ trách đội quản giáo của trại nói: "Sau khi nhận được kế hoạch bầu cử của Công an tỉnh, các cán bộ quản giáo đã trực tiếp xuống từng buồng giam để phổ biến cho người tạm giữ, tạm giam biết quyền được bầu cử của họ. Qua tuyên truyền nhiều lần thì thấy rằng, người bị tạm giam tạm giữ cơ bản nắm được quyền của mình và thể hiện thái độ hợp tác, chấp hành. Dù việc tuyên truyền gặp khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng khắc phục”.  

Cũng theo Trung tá Chu Ngọc Điến, đến ngày bầu cử, cùng với hòm phiếu chính đặt tại trụ sở công an tỉnh Gia Lai, một hòm phiếu phụ sẽ được đưa đến trại tạm giam, di chuyển qua từng buồng giam để các “cử tri đặc biệt” này bầu cử. 

Trại tạm giam Công an tỉnh Gia Lai là nơi quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, người đã có bản án của các cấp sơ thẩm tuyên nhưng đang kháng cáo, kháng nghị.

“Khi việc bỏ phiếu ở trại được hoàn tất, thùng phiếu sẽ được bàn giao cho Ban bầu cử phường Diên Hồng, thành phố Pleiku cùng với thùng phiếu chính của Công an tỉnh để tiến hành kiểm phiếu. Nghĩa là lá phiếu của “cử tri đặc biệt” và các lá phiếu của cán bộ chiến sĩ công an đều có giá trị như nhau. Trong nhiều quyền mà người tạm giam, tạm giữ được hưởng thì tôi cho rằng, quyền bầu cử là quyền lớn nhất. Đây là những bằng chứng sinh động về việc bảo đảm quyền con người và thể hiện tính nhân văn của Đảng, Nhà nước cũng như pháp luật Việt Nam”, Thượng tá Trần Văn Thanh nhấn mạnh.

Trung tá Chu Ngọc Điến, Phó đội trưởng phụ trách đội quản giáo của Trại tạm giam Công an tỉnh Gia Lai

Được biết, trên toàn quốc, 63 địa phương đều có trại tạm giam, riêng TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có 2 trại tạm giam, gần 800 đơn vị cấp huyện có nhà tạm giữ. 

“Dù còn hơn 1 tháng nữa, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo và chấp hành nghiêm quy định của Luật Bầu cử, 100% số người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đã có bản án của các cấp sơ thẩm tuyên nhưng đang kháng cáo, kháng nghị tại trại tạm giam, nhà tạm giữ sẽ được thực hiện đầy đủ quyền lợi về bầu cử, góp phần vào thành công chung của cuộc bầu cử trên địa bàn tỉnh”, Thượng tá Trần Văn Thanh khẳng định.

 


H.Chi

Được thành lập từ năm 1972, Lữ đoàn Đặc công bộ 113, Binh chủng Đặc công đã tham gia chiến đấu giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ biên giới Tổ quốc cũng như làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn. Lữ đoàn Đặc công bộ 113 đã vinh dự 3 lần được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Do Công ty TNHH Tây Đô không tự nguyện thi hành án, UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo cơ quan chức năng lập phương án cưỡng chế, bàn giao tài sản cho đơn vị trúng đấu giá, đảm bảo theo quy định của pháp luật. Kinh phí thực hiện cưỡng chế dự tính là 1,7 tỷ đồng, phần kinh phí này Công ty TNHH Tây Đô phải chịu trách nhiệm chi trả.

Theo con số của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh trên toàn quốc khoảng 67.110 tấn/ngày. Nếu chỉ lấy con số khiêm tốn là 50 USD cho chi phí để thu gom, vận chuyển và xử lý 1 tấn CTRSH thì 1 ngày trung bình cả nước chi khoảng 3,35 triệu USD (tương đương khoảng 1.222,75 triệu USD/năm).

Lee Won Jae, HLV thủ môn của ĐT Việt Nam quyết định chọn Nguyễn Đình Triệu làm người gác đền số 1. Đó không phải là niềm tin nhất thời từ phía cựu thủ môn nổi tiếng châu Á.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, hành nghề luật sư, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo quy định tại Điều 331, khoản 2 - Bộ luật Hình sự.

Trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại tỉnh An Giang, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận, bị can Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trung Hậu 68) đã câu kết với nhiều doanh nghiệp để khai thác trái phép và bán cát trái phép với tổng số hơn 5 triệu m3, thu về tổng số tiền gần 300 tỷ đồng. 

Trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại tỉnh An Giang, ngoài các bị can đã bị khởi tố và đề nghị truy tố, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản phải đẩy mạnh kiểm tra, giám sát và tăng cường thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai thác và quản lý khoáng sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文