Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong CAND

09:16 17/06/2016
Đại tá, TS Nguyễn Văn Ly, Cục trưởng Cục Đào tạo - Tổng cục Chính trị CAND khẳng định, cùng với quá trình hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của lực lượng CAND, công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng trong lực lượng CAND đã có những bước phát triển vượt bậc, tích cực hòa nhập với tiến trình đổi mới chung của nền giáo dục quốc dân.

Chất lượng giáo dục không ngừng nâng cao, không chỉ đáp ứng yêu cầu bổ sung nguồn nhân lực “vừa hồng vừa chuyên” của lực lượng Công an mà còn mở rộng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, chính quyền non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối phó với thù trong, giặc ngoài nhưng Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo cả nước nói chung và giáo dục, đào tạo trong CAND nói riêng. 

Ngày 25-6-1946, Bộ Nội vụ đã ban hành Nghị định số 215/NV-P2 về việc thiết lập tại Nha Công an Trung ương những lớp huấn luyện Công an sơ cấp và trung cấp. Đây là Nghị định đầu tiên của Chính phủ (Bộ Nội vụ) về công tác đào tạo của lực lượng CAND, đánh dấu bước phát triển của công tác đào tạo, xây dựng lực lượng sau khi Việt Nam Công an vụ được thành lập. 

Ngày 31-12-1949, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 385/NV-P2 về việc mở những lớp huấn luyện chuyên nghiệp trong ngành Công an, từ đây, trường Công an Trung cấp được thành lập. Đặc biệt, ngày 16-2-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 141-SL đổi tên Nha Công an thành Thứ Bộ Công an trực thuộc Hội đồng Chính phủ. 

Trong Tổ chức Thứ Bộ Công an, Phòng nhân sự với nhiệm vụ nghiên cứu chương trình giáo dục chính trị và nghiệp vụ; nghiên cứu phương pháp học tập, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm giáo dục, từ đây trường Công an Trung cấp được đổi tên thành trường Công an Trung ương. 

Cục Đào tạo triển khai công tác.

Thực hiện các Sắc lệnh, Nghị định của Chính phủ về công tác giáo dục, đào tạo, đến năm 1953 đã bước đầu hình thành hệ thống các trường Công an, trong đó có Trường Công an Trung ương và trường Công an sơ cấp ở các liên khu.

Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam (1954-1975), Đảng đoàn và lãnh đạo Bộ Công an đã có những chủ trương quyết sách đúng đắn, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục, đào tạo trong CAND phát triển cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Các trường đã đào tạo, bồi dưỡng hàng chục vạn cán bộ Công an vững về chính trị, sắc bén về nghiệp vụ, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; dũng cảm, mưu trí và sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó...

Trong 30 năm đổi mới (1986-2016), công tác giáo dục, đào tạo trong CAND đã có bước phát triển mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ cấu hệ thống các học viện, trường CAND có sự thay đổi mạnh mẽ, chuyển từ tập trung đào tạo trung cấp và sơ cấp sang tập trung đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học; hệ thống các trường đại học được mở rộng, các trường cao đẳng được tái thành lập, các trường trung cấp được sáp nhập và nâng cấp; thành lập và kiện toàn hệ thống các trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ. 

Kế hoạch chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo hướng tăng dần và bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chỉ tiêu đào tạo chính quy và không chính quy. Nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy tiếp tục được đổi mới, bảo đảm tính khoa học và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường về số lượng và chất lượng. Chế độ, chính sách đối với giảng viên, giáo viên từng bước được quan tâm hoàn thiện. 

Mối quan hệ hợp tác ngoài ngành và hợp tác quốc tế về đào tạo được mở rộng, góp phần nâng cao vị thế của các trường CAND và lực lượng CAND Việt Nam trong nước và quốc tế. Hầu hết các học viện, trường đều ổn định về địa điểm và được xác định quy mô đào tạo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và được phê duyệt quy hoạch tổng thể, từng bước đầu tư cơ sở vật chất theo quy mô, nhiệm vụ đào tạo được giao.

Anh Hiếu

Từ một cơ sở massage nằm trong tầng hầm khách sạn sang trọng giữa trung tâm Hà Nội, một đường dây tổ chức mua bán dâm tinh vi đã được dựng lên, hoạt động có tổ chức và thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Với sự vào cuộc quyết liệt, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội đã bóc gỡ toàn bộ đường dây tội phạm này.

Tháng 5/2016, ông Phạm Thế Hùng (SN 1971) được Chủ tịch HĐQT Công ty CP DV vận tải biển Hải Vân (Công ty Hải Vân, trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm, mức lương 56 triệu đồng/tháng, tương đương với 672 triệu đồng/năm. Một ngày sau khi được ký hợp đồng lao động, công ty mở tài khoản trả lương cho ông Hùng tại ngân hàng…

Để tăng cường công tác bảo đảm TTATGT, Cục CSGT thông báo số điện thoại tiếp nhận thông tin của các Trưởng phòng CSGT toàn quốc để tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến tình hình TTATGT, hoạt động của lực lượng CSGT. Các số điện thoại này đều được thiết lập Zalo, Viber…

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, thời tiết mưa nắng thất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tháo dỡ công trình cũng như xây dựng nhà ở. Thế nhưng, tính đến ngày 26/7, CBCS Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Đông Bắc đã tổ chức tháo dỡ thành công 3 nhà cũ nát; vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, sửa chữa xong 3 nhà và đang tiếp tục xây 2 nhà tại bản Chằng, xã Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Chưa kịp lắng xuống sau vụ xe tải bel dừng ngay giữa đường sắt tại Đà Nẵng gây bức xúc dư luận, lực lượng chức năng lại tiếp tục nhận được phản ánh về hàng loạt xe tải nối đuôi vượt rào, tông gãy cần chắn tại địa bàn giáp ranh – tỉnh Quảng Ngãi. Đáng lo ngại, nhiều phương tiện bất chấp tín hiệu cảnh báo vẫn dừng trên đường ray tại đường ngang km898+450, đẩy nguy cơ tai nạn đường sắt lên mức báo động đỏ…

Ngay sau khi nhận được thông tin phối hợp truy bắt đối tượng bỏ trốn, Phòng CSHS Công an tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhanh lực lượng cùng phối hợp với các đơn vị liên quan đã tiến hành bắt giữ đối tượng Trần Hải Quỳnh và thu giữ 2 súng quân dụng, nhiều tang vật liên quan đang bỏ trốn tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị.

Ngày 26/7, Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng với Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cục Cảnh sát Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, Hãng hàng không VietNam Airlines và các đơn vị có liên quan đã chính thức triển khai giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học trên ứng dụng VNeID phục vụ hành khách làm thủ tục lên tàu bay tại Nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.