Đưa Luật Giao thông đến với bà con vùng cao

08:58 16/01/2017
Từ nhận thức hạn chế, thiếu thông tin dẫn đến vi phạm Luật Giao thông, số vụ tai nạn giao thông tại địa bàn vùng cao có chiều hướng gia tăng. Để thay đổi quan niệm, nhận thức về an toàn giao thông, đưa Luật Giao thông đến gần với bà con nhân dân là nhiệm vụ của các chiến sỹ Cảnh sát giao thông (CSGT).


Từ thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), chúng tôi ngược dốc Cun, xuôi theo quốc lộ 6A, rồi vượt đỉnh Thung Khe “bốn mùa mây phủ” đến xã vùng cao Hang Kia, Pà Cò thuộc huyện Mai Châu. Mới 6h sáng, khi các ngả đường xuống chợ vẫn còn phủ mờ sương thì tại chợ phiên ở xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình), bà con người Mông từ các ngả đường kéo về khu vực trung tâm, nghe các chiến sỹ CSGT truyền đạt Luật Giao thông.

Khi các chiến sỹ CSGT vừa căng tấm biển chỉ dẫn báo hiệu đường bộ lên, nhiều bà con đã “vây” đến xem. Trung úy Nguyễn Thùy Linh liền hỏi: “Thanh niên này, chắc không biết đi xe máy đâu nhỉ. Còn anh đứng bên cạnh chắc là biết đi, giỏi hơn thanh niên này rồi”. Thế là Sùng A Lự (30 tuổi), người dân tộc Mông giơ tay, chỉ biển báo hiệu đường bộ và nói: “Cán bộ à, em biết đi xe máy chứ, biển kia là biển báo nguy hiểm, biển Stop là không được đi, biển báo đường đèo dốc là phải đi chậm và cẩn thận mới không ngã...”.

Phát tờ rơi tuyên truyền Luật Giao thông cho bà con dân tộc.

Một phụ nữ người Mông, lưng địu một em bé, trên tay vẫn cầm chiếc mũ bảo hiểm, chăm chú nghe các chiến sỹ CSGT tuyên truyền an toàn giao thông. Chị Mùa Y Sía nói: “Mình đã có 3 con rồi. Chồng mình hay say rượu, lần trước gia đình mình xuống chợ, chồng uống rượu say, khi lái xe máy trên đường về nhà mấy lần ngã, giờ chưa khỏi, vẫn phải nằm ở nhà. Giờ mình tự đi xe máy cùng mọi người đến chợ”. 

Tôi hỏi, Sùng A Nhà đã có bằng lái xe chưa, lái xe trên đường từ bản xuống chợ có đội mũ bảo hiểm không? Nhà đáp: “Chưa có mà, nhưng đi xe máy trên đường mình phải đội mũ bảo hiểm, và nếu có ngã, đầu không bị chảy máu...”.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng CSGT, Công an Hòa Bình: Hòa Bình là tỉnh miền núi, có đến trên 70% xã trong tỉnh ở mức nghèo hoặc cận nghèo. Nhận thức của bà con vùng sâu, vùng xa về an toàn giao thông khá mơ hồ, nhất là những quy định cơ bản là người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, không được chở quá 2 người, không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông... 

Hằng tuần, trong 2 ngày thứ 7 và chủ nhật, Phòng CSGT đều cử cán bộ, chiến sỹ tới các huyện, địa bàn vùng sâu, vùng xa, ngoài việc bố trí các cán bộ tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho bà con dân tộc thiểu số tại các khu dân cư, các chợ phiên tới bà con, đồng bào dân tộc. 

Với nội dung tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông như: phát tờ rơi tới người tham gia giao thông ở vùng sâu, vùng xa, giải thích biển báo, hướng dẫn những thao tác, kỹ năng lái xe trên các địa hình đèo dốc, trơn trượt, vận động người đồng bào dân tộc khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông không uống rượu, không phóng nhanh, vượt ẩu...

Như Hùng

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文