Gần 30 năm gắn bó với công việc giữ gìn an ninh trật tự phố phường

09:54 08/12/2019
Ông Lê Kim Anh (SN 1965) Trưởng Ban bảo vệ dân phố (BVDP) phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên) – người đã gắn bó với hoạt động này gần 30 năm qua.

Hiền lành, từ tốn trong giao tiếp nhưng rất năng động trong bảo vệ ANTT, dũng cảm truy bắt tội phạm, phối hợp chính quyền, Công an cùng đoàn thể ở địa phương cảm hóa giáo dục đối tượng lầm lỗi hoàn lương hướng thiện - đó là những nét khái quát về ông Lê Kim Anh (SN 1965) Trưởng Ban bảo vệ dân phố (BVDP) phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên) – người đã gắn bó với hoạt động này gần 30 năm qua.

Tiếp chúng tôi bằng nụ cười thân thiện, ông Lê Kim Anh chia sẻ, ông tự cảm nhận bản thân mình rất "có duyên" với hoạt động bảo vệ ANTT. “Thời trai trẻ, tôi làm cảnh vệ hơn 3 năm ở Tiểu đoàn 452 – Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân. Rời quân ngũ cuối năm 1988, tôi về nghỉ ngơi gần một năm thì vào dân quân địa phương. Mưu sinh bằng nghề bốc xếp ở Cảng cá phường 6 với nguồn thu nhập bấp bênh nhưng đến ca trực ngày hay đêm tôi đều thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công… Vài tháng sau tôi vào đội dân phòng khi mô hình này hình thành”, ông Lê Kim Anh chia sẻ.

Đức tính khiêm tốn khiến ông Lê Kim Anh vắn tắt về “duyên nghiệp” dân phòng chứ theo nhiều người cho biết, khi thấy ông năng động, tích cực trong mọi công việc, đặc biệt là phối hợp với lực lượng Công an cơ sở ngăn chặn nhiều nhóm thanh thiếu niên tụ tập rượu bia, mưu toan đánh nhau, gây rối trật tự, đồng thời tham gia cùng đoàn thể hòa giải ổn thỏa nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp dân sự, nên năm 1990 ông được phân công làm Đội trưởng Đội dân phòng phường 6.

Tố chất người lính và những kiến thức pháp luật, kỹ năng phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm do Công an phường 6 trao đổi, kết hợp với kinh nghiệm thực tế khi tuần tra và xử lý vụ việc liên quan ANTT đã rèn luyện bản lĩnh, năng lực công tác, nên ông được chính quyền, Công an địa phương tín nhiệm phân công làm Trưởng Ban BVDP phường 6 từ năm 2006.

Ông Lê Kim Anh trao đổi công tác tuần tra bảo vệ an ninh trật tự với Trưởng Công an phường 6.

Trung tá Bùi Lê Khiêm, Trưởng Công an phường 6 cho biết, với hơn 2.400 hộ gia đình, gần 8.700 người dân, địa bàn này nằm bên cửa biển Đà Diễn và ven sông Đà Rằng nên có hơn 60% gia đình hành nghề khai thác, kinh doanh và chế biến hải sản. 

Do bám biển mưu sinh từ thời niên thiếu nên đa phần dân trí thấp, nhận thức pháp luật hạn chế, tình trạng tụ tập rượu bia dẫn đến đánh nhau, gây rối trật tự, cờ bạc, mê tín dị đoan, tranh chấp dân sự… phát sinh trong đời sống. Trong khi đó, quân số Công an rất mỏng, nên nhiều năm qua lực lượng BVDP đã phối hợp, hỗ trợ tích cực và hiệu quả trong hoạt động bảo vệ ANTT. Trong đó, Trưởng Ban BVDP Lê Kim Anh là một nhân tố điển hình nổi bật.

Nhờ gắn bó với nghề bốc xếp ở Cảng cá phường 6 gần 30 năm, thấu hiểu cá tính nhiều tiểu thương, nắm rõ số hiệu tàu cá, chủ nhân, thuyền trưởng, nên với chức trách Đội trưởng Đội dân phòng trước đây và sau này là Trưởng Ban BVDP, ông Lê Kim Anh chủ động can thiệp, hòa giải mỗi năm trên dưới 10 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp; phối hợp Công an phường 6 và Đồn Biên phòng Tuy Hòa tuyên truyền phổ biến Luật thủy sản cùng các văn bản có liên quan, vận động chủ tàu cá, thuyền trưởng cùng ngư dân chấm dứt tình trạng khai thác hải sản xâm lấn vùng biển nước bạn, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo và ANTT trên cảng, dưới tàu. 

Bất kể nửa đêm hay mờ sáng, nhận được yêu cầu từ Công an phường 6, ông luôn kịp thời có mặt ở nơi cần đến để phối hợp bảo vệ ANTT. Người dân cảm phục sau nhiều lần chứng kiến ông dũng cảm khống chế côn đồ gây rối, mưu trí bắt giữ kẻ trộm cắp, lừa đảo, cảm hóa giáo dục 6 đối tượng lầm lỗi và mỗi năm cung cấp cho Công an từ 15-25 nguồn tin về ANTT.

Gần đây nhất vào sáng 13-10, khi tình cờ nghe tiếng kêu la bất thường ở bãi giữ xe của Bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên rồi nhìn thấy một gã thanh niên chạy về phía Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, ông đã phối hợp nhiều người khác truy đuổi, bắt giữ Trần Văn Dũng (SN 1993, trú ở xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, Bình Phước) – đối tượng sử dụng xe máy cũ đưa vào bệnh viện để “săn” xe máy mới có giá trị cao, rồi giở chiêu lừa đảo bằng cách ghi lại số ký gửi trên xe phù hợp với số trên tấm thẻ đã có trong tay để lần lượt chiếm đoạt 4 chiếc xe máy. Sau khi bị bắt giữ, Trần Văn Dũng khai nhận đã cùng người tình trộm cắp 3 xe máy khác.

Trước đó mấy ngày, trong lúc đang bốc xếp ở Cảng cá phường 6, ông  nhận được thông tin đối tượng trộm cắp xe máy tẩu thoát trên đường Bạch Đằng. Thế là ông vận động một số người dân truy chặn. Kết quả, ông đã cùng người dân bắt giữ thủ phạm là Mai Văn Ninh (SN 1998, trú ở xã Ea Ly, huyện Ea Sup, Đắk Lắk). Cuối tháng 10-2018, trong lúc Lê Quang Vinh (SN 2002, trú ở thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, Phú Yên) đang bán điện thoại, vi tính trộm cắp được đã bị ông Anh truy bắt.

Dù phụ cấp mỗi tháng 390.000 đồng chưa đủ tiền xăng cho những cuộc tuần tra, giải quyết vụ việc và chi phí điện thoại công việc chung, nhưng ông vẫn bày tỏ: “Hoạt động BVDP như là duyên nghiệp với tôi rồi, mỗi đêm tuần tra bảo vệ bình yên phố phường, ngặn chặn kịp thời những nhóm thanh thiếu niên tụ tập đánh nhau hay truy bắt tội phạm, tôi thật sự hạnh phúc”.

Ngoài hai kỷ niệm chương “Cựu chiến binh Việt Nam”, “Bảo vệ An ninh Tổ quốc”, nhiều năm qua ông Lê Kim Anh được Chủ tịch UBND, Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, UBND TP Tuy Hòa tặng nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích bảo vệ ANTT.

Hữu Toàn

Sáng 15/7, tại Hà Nội, Cục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Ngày 15/7/2025 (giờ địa phương), tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu, Cảnh sát quốc gia Nam Sudan, khóa đào tạo “Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo mật và quản lý cơ sở dữ liệu trong thực thi pháp luật” do sĩ quan công an Việt Nam tổ chức dành cho cán bộ Trung tâm Cơ sở dữ liệu, cảnh sát quốc gia Nam Sudan đã bế mạc sau 1 tuần triển khai. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng quốc khánh nước Cộng hoà Nam Sudan (9/7/2025).

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Sau khi chém vợ nhiều nhát bị người dân phát hiện và điện báo Công an, đối tượng đã khoá trái cửa nhà. Tiếp nhận tin báo, Công an phường Thành Vinh, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, dùng dụng cụ chuyên dụng phá khoá cửa sắt, một mặt khống chế đối tượng, thu giữ tang vật. Đồng thời nhanh chóng gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời...

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.