Triển khai ghi âm, ghi hình việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật TTHS

16:20 29/09/2016
Sáng 29-9 tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức cuộc họp triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng Đề án tổng thể về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự...


Sáng 29-9 tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức cuộc họp triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng Đề án tổng thể về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (gọi tắt là Đề án).

Thượng tướng Lê Quý Vương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp. Tham dự còn có đại diện TANDTC, VKSNDTC, Bộ quốc phòng, Bộ Tài chính và các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an.

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an và các đại biểu tham dự cuộc họp.

Tại cuộc họp, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an nêu các căn cứ để triển khai Đề án như: Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27-11-2015 của Quốc hội khóa XIII về việc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự; Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 9-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự; 

Quyết định số 986/QĐ-BCA ngày 24-3-2016 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự trong CAND; Công văn cử người của các Bộ, ngành có liên quan, Quyết định số 3203/QĐ-BCA ngày 2-8-2016 của Bộ Công an thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc xây dựng Đề án và lộ trình cụ thể việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Kế hoạch số 263/KH-BCA –V19 ngày 14-9-2016 xây dựng Đề án... 

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp phát biểu

Để triển khai xây dựng Đề án theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an dự kiến phân công nhiệm vụ cho các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo, tổ giúp việc. 

Cụ thể, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo; Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó ban chỉ đạo. Ngoài ra, còn có các đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, TANDTC, VKSNDTC, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần… là thành viên Ban chỉ đạo.

Các vấn đề về quy trình, cơ sở vật chất, cơ sở pháp lý thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Những vấn đề như quy chuẩn phòng hỏi cung, thiết bị kỹ thuật cũng như công tác lưu trữ cũng được đặt ra.

Để  việc ghi âm, hình có âm thanh khi hỏi cung bị can có hiệu quả cao nhất, công tác nghiên cứu để làm rõ tính cấp thiết của việc xây dựng Đề án và cơ sở pháp lý rất phải được thực hiện nghiêm túc. Việc tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài, tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng cũng được thực hiện…

Cùng với đó, Bộ Công an đã tiến hành xây dựng và thực hiện thí điểm phòng hỏi cung có ghi âm, ghi hình có âm thanh tại một số đơn vị, địa phương như: Hà Nội, Bắc Giang, Tổng cục An ninh… 

Các đại biểu tham dự cuộc cuộc

Thứ trưởng Lê Quý Vương đánh giá, căn cứ vào kết quả thí điểm có thể thấy, việc thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can rất khả quan, đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý, tuân thủ pháp luật. Để triển khai đồng bộ, hiệu quả cao, các vấn đề như:  giải pháp kỹ thuật tốt nhất; nguồn kinh phí; biên chế cần phải được giải quyết. 

Từ đó sẽ xây các quy chuẩn về phòng hỏi cung, xây dựng Thông tư liên tịch về trình tự thủ tục ghi âm, ghi hình và sử dụng kết quả, lưu trữ ghi âm, ghi hình. Bên cạnh đó, việc tổ chức biên chế, bộ máy phục vụ công tác này cũng như chế độ chính sách cũng được đặt ra.

Cuộc họp đã thống nhất phân công cụ thể việc xây dựng Đề án để việc triển khai thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can theo Bộ luật Tố tụng hình sự nhanh chóng, hiệu quả cao trên tinh thần tuân thủ quy định của pháp luật.

Cao Hồng

Bộ Tài chính mới đây đã có Văn bản số 10038/BTC-QLĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị nhiều nội dung nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, đúng quy định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (cũ) nay là tỉnh Đồng Nai.

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

Từ mẫu ADN của các thân nhân, bước đầu cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 16 liệt sĩ chưa biết tên, trong đó có 2 liệt sĩ quê ở xã Nga An và xã Đông Thành, tỉnh Thanh Hoá. Đây là kết quả bước đầu, minh chứng hiệu quả  của Đề án thu nhận mẫu ADN các thân nhân liệt sĩ chưa tìm được hài cốt do Bộ Công an triển khai thực hiện trên toàn quốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.