Ghi nhận ở một đơn vị hai lần được phong Anh hùng

10:30 02/05/2017
“Xác định công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Làm sao để những phạm nhân chấp hành án phạt tù ở trại giam tiến bộ, hoàn lương khi trở về cộng đồng sống thực sự có ích cho gia đình và xã hội là tôn chỉ của mỗi thế hệ cán bộ, chiến sỹ của chúng tôi nơi đây…”. Đó là tâm sự của Đại tá Nguyễn Đình Ba, Giám thị Trại giam Gia Trung (Tổng cục VIII - Bộ Công an, đóng chân trên địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), đơn vị 2 lần được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Ôn lại thành tựu trong những năm đổi mới và đặc biệt là mười năm trở lại đây, Đại tá Nguyễn Đình Ba không giấu được niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của trại.

Nói về khó khăn những ngày đầu mới thành lập, Đại tá Nguyễn Đình Ba nhớ lại, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cơ sở vật chất của Trại chưa có gì ngoài những dãy nhà tranh tre, nứa lá nhưng lại có nhiệm vụ quản lý, giam giữ, giáo dục và cải tạo các đối tượng là ngụy quân, ngụy quyền, các loại đảng phái phản động, cùng các đối tượng cầm đầu trong các băng cướp dưới thời Mỹ - ngụy sau giải phóng gây án bị bắt giữ… Bên cạnh đó, Trại còn tiếp nhận, cải tạo hàng trăm đối tượng bị bắt giữ từ hàng trăm vụ án cướp giật, trộm cắp, tổ chức vượt biên trốn ra nước ngoài. 

Đại tá Nguyễn Đình Ba-Giám thị Trại giam Gia Trung trao quyết định đặc xá cho các phạm nhân.

Lãnh đạo Trại giam Gia Trung cho biết: “Những ngày đầu mới được thành lập, dù cơ sở vật chất còn khiêm tốn, số lượng phạm nhân đông, song nhờ làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, Trại đã phục vụ tốt cho công tác bảo vệ an toàn trại và hỗ trợ đắc lực cho cơ quan điều tra mở rộng các chuyên án và truy bắt nhiều đối tượng trong các tổ chức nhen nhóm phản động, tổ chức vượt biên trái phép… góp phần cùng lực lượng vũ trang khác giữ vững sự ổn định về chính trị, đảm bảo tốt TTATXH trên địa bàn Tây Nguyên”.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, Trại được giao quản lý, giáo dục, cải tạo cả ngàn phạm nhân. Nhưng với tinh thần không ngại gian khổ, hy sinh, cán bộ chiến sỹ của Trại luôn nêu cao tinh thần tận tụy với công việc, sử dụng nhiều biện pháp, vừa giáo dục, cảm hóa, động viên phạm nhân. 

Trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân, Trại luôn chú trọng giáo dục về chính trị tư tưởng, tuyên truyền về chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quán triệt cho phạm nhân chấp hành nghiêm túc nội quy trại giam, hướng nghiệp dạy nghề, nhằm tạo điều kiện cho họ phấn đấu học tập, lao động cải tạo tốt để sớm trở thành công dân có ích cho xã hội. Mỗi cán bộ, chiến sỹ Trại giam luôn quan tâm, sâu sát kịp thời, lấy tình người khơi gợi bản ngã hướng thiện trong mỗi phạm nhân, giúp họ bước qua lầm lỗi, về với cuộc đời.

Trong các hoạt động tình nghĩa, tính từ năm 2008 đến nay, từ sự đóng góp của cán bộ, chiến sỹ, Trại đã xây tặng 13 ngôi nhà Đại đoàn kết, một trường mầm non trị giá hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, vào những ngày lễ lớn của đất nước và Tết cổ truyền của dân tộc, đơn vị cũng đã ủng hộ hàng chục triệu đồng giúp đỡ các gia đình chính sách, thương binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình nghèo, gia đình có công với cách mạng, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, hướng dẫn bà con trong công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai… Qua đó thể hiện nghĩa cử cao đẹp của người chiến sĩ CAND gắn bó mật thiết với nhân dân, để lại tình cảm và niềm tin của nhân dân với lực lượng CAND. 

Với những thành tích đã đạt được trong chiến đấu và công tác, Trại giam Gia Trung đã 2 lần được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân; 1 Huân chương Chiến công, 2 Huân chương bảo vệ Tổ quốc, 1 Huân chương Quân công cùng hàng chục Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và hàng trăm Bằng khen, Giấy khen của UBND tỉnh Gia Lai cùng các cấp, các ngành. Ngoài ra, từ năm 2005 đến nay, trong phong trào thi đua, Trại được 6 lần nhận đơn vị quyết thắng, 3 lần nhận Cờ thi đua của Bộ Công an.

Văn Thành

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文